Những khó khăn hiện tại của kinh tế Nam Phi
Tổng giám đốc Kho bạc nhà nước Nam Phi Dondo Mogajane cho rằng Chính phủ Nam Phi đã không thể không hành động khi cơ quan chức năng nước này thông báo nền kinh tế Nam Phi đang ở trong tình trạng suy thoái kỹ thuật.
Nội dung cuộc họp trên lĩnh vực kinh tế cho thấy chương trình nghị sự của Chính phủ Nam Phi sẽ bao gồm nhiệm vụ hoàn thiện các yếu tố cuối cùng của gói kích thích kinh tế.
Sự lạc quan chào đón phong trào “Thuma mina” [Từ bản địa, nghĩa là “Hãy đưa tôi đến những nơi cần tôi”] của Tổng thống Cyril Ramaphosa đã bị lu mờ khi nền kinh tế nước này suy giảm 0,7% trong quý II/2018 (so với cùng kỳ năm trước) và 2,6% trong quý I/2018 - khiến Nam Phi rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật, tức là nền kinh tế tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp. Đây là lần đầu tiên Nam Phi lâm vào tình trạng này trong 9 năm qua kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho biết tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến thể hiện “tín dụng tiêu cực”, cùng với các thách thức tài chính và tiền tệ của Nam Phi. Trong năm 2018, đồng nội tệ rand đã mất giá 20% so với đồng USD.
Moody’s hiện đang xếp hạng tín dụng của Nam Phi ở Baa3 - chỉ một bậc trên mức “không đáng đầu tư (junk)”. Cơ quan này cũng hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế của Nam Phi năm 2018 từ 1,5% trước đó xuống khoảng từ 0,7% đến 1%.
Tổng thống Ramaphosa, Bộ trưởng Tài chính Nhlanhla Nene và các quan chức chính phủ khác đã tham dự Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC 2018) trong tuần này.
Phát biểu trước báo giới bên lề hội nghị, Tổng thống Ramaphosa cho biết ông không tin rằng Nam Phi sẽ rơi vào một cuộc suy thoái toàn diện và gói kích thích kinh tế sẽ thay đổi tình hình và triển vọng đầu tư của nước này.
Gói kích thích kinh tế nêu trên lần đầu tiên được đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) cầm quyền đề xuất vào cuối tháng Bảy vừa qua sau khi Cơ quan Thống kê Nam Phi (StatsSA) thông báo tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 26,7% trong quý I/2018 lên 27,2% quý II/2018.
Tổng giám đốc Kho bạc nhà nước Mogajane nói rằng chính phủ nước này không muốn chỉ vì thông báo suy thoái kinh tế mà hành động vội vã, đưa ra những lời hứa không khả thi bởi trong quá khứ, nhiều chính sách được đưa ra nhưng ít có tính thực tế.
Theo ông Iraj Abedian, Giám đốc điều hành của Cơ quan Nghiên cứu và đầu tư liên Phi (PAIRS), mọi thứ chỉ có thể cải thiện “tùy thuộc vào hành động của chính phủ chứ không phải lời nói”.
Giám đốc điều hành PAIRS đánh giá: “Tổng thống Ramaphosa đã hành động quá chậm. Trừ khi Tổng thống có những bước đi để xóa bỏ những bất ổn về chính sách và chấm dứt mâu thuẫn, nếu không niềm tin vào ông Ramaphosa chắc chắn sẽ dần giảm sút.”
Giảng viên kinh tế Lumkile Mondi của Đại học Witwatersrand cho rằng các nhà đầu tư bị nản lòng bởi nạn tham nhũng và rất thiếu niềm tin đối với nền kinh tế, cũng như sự thiếu rõ ràng trong cải cách ruộng đất và quy định về khai khoáng. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất của tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay ở Nam Phi là “thiếu nhu cầu nội địa do người tiêu dùng đang gánh nợ lớn cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao”.
Theo thông báo ngày 4/9 của Cơ quan Thống kê Nam Phi, chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình, vốn đóng góp khoảng 2/3 vào tăng trưởng kinh tế nước này, đã giảm 1,3% trong thời gian qua.
Ông Abedian, Giám đốc điều hành PAIRS, đánh giá: “Thực tế, chỉ trong điều kiện loại bỏ những bất ổn về chính sách và hồi sinh một cách liên tục, bền vững các khoản đầu tư, nếu không tình trạng hiện nay sẽ chỉ tồi tệ hơn.” Ông cũng chỉ ra rằng áp lực về kinh tế và tài chính hiện tại là hậu quả của tình trạng tham nhũng “trên quy mô lớn” diễn ra tại các thực thể thuộc nhà nước.
Nhà kinh tế trưởng của Alexander Forbes, ông Isaah Mhlanga đồng ý với nhận định trên và cho biết thêm“người dân Nam Phi đã cảm nhận được tác động của nạn tham nhũng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng, thuế VAT tăng lên mức 15% và giá xăng dầu vẫn đang tiếp tục tăng.”
Giảng viên Mondi của Đại học Witwatersrand nhận định người dân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất và nói: “Triển vọng sẽ không tốt đẹp đối với người da màu bởi một bộ phận trong số họ, đặc biệt là giới trẻ, sẽ không bao giờ tìm được việc làm và các hệ thống giáo dục, y tế đang sụp đổ. Hiện thực đó đang ảnh hưởng xấu đối với những người dựa vào phúc lợi xã hội của chính phủ.”
Giám đốc điều hành PAIRS, ông Abedian cho rằng giải pháp cho những vấn đề trên sẽ không hề đơn giản bởi Chính phủ Nam Phi cần tiến hành đồng thời một loạt những giải pháp phức tạp, từ các biện pháp chính trị mang tính quyết định để tái cấu trúc hơn nữa thể chế, cho đến loại bỏ triệt để những bất ổn chính sách.
Nhà kinh tế trưởng Mhlanga đề xuất rằng cần có khung chính sách rõ ràng, có sự đầu tư vào các kỹ năng quan trọng và cung cấp các ưu đãi đối với một số lĩnh vực cụ thể nhằm thu hút đầu tư, cũng như làm trong sạch các doanh nghiệp nhà nước để các thực thể này mang lại lợi nhuận hoạt động./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi muốn gia tăng hơn nữa thương mại hai chiều với Việt Nam
10:19' - 31/08/2018
Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển mối quan hệ truyền thống với Nam Phi trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nam Phi ước mức thấp đáng kể so với kỳ vọng ban đầu
10:19' - 19/08/2018
Tăng trưởng kinh tế của Nam Phi trong năm 2018 được dự đoán sẽ chỉ đạt mức 1,4%, thấp hơn đáng kể so với con số 3% mà Tổng thống Cyril Ramaphosa kỳ vọng khi mới nhậm chức hồi tháng Hai vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức trong kế hoạch quốc hữu hóa đất đai của Nam Phi
07:27' - 14/08/2018
Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền tại Nam Phi ngày 31/7 cho biết sẽ thúc đẩy kế hoạch sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép quốc hữu hóa đất đai mà không phải bồi thường.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam- Nam Phi tăng hơn 5 lần trong vòng 10 năm
10:41' - 27/06/2018
Ngày 26/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, Bộ Công thương Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp thành phố Johannesburg đã phối hợp tổ chức hội thảo “Doing business with Vietnam 2018”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ trước giờ G: Lựa chọn nào cho các đối tác?
16:00' - 07/07/2025
Ông Trump sẽ bắt đầu gửi thư thông báo mức thuế quan và thỏa thuận thương mại tới các quốc gia khác vào 12h trưa 7/7 (tức 23h cùng ngày theo giờ Việt Nam).
-
Kinh tế Thế giới
UAE bác tin cấp thị thực vàng cho nhà đầu tư tiền kỹ thuật số
13:28' - 07/07/2025
UAE vừa ra tuyên bố chung bác bỏ thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc cấp thị thực vàng cho các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26' - 07/07/2025
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12' - 07/07/2025
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump công kích đảng mới của tỷ phú Elon Musk
12:11' - 07/07/2025
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng minh cũ của mình là ông Elon Musk đứng ra thành lập một đảng chính trị mới.