Nguy cơ tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu bị "trật bánh"
Trong bài viết đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald, chuyên gia kinh tế Stephen Bartholomeusz nhận định chi phí năng lượng tăng cao trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn đang đe dọa sẽ làm "trật bánh" tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19.
Hậu quả là tỷ lệ lạm phát vốn đã cao nay sẽ tăng lên một nấc mới. Giá dầu và khí đốt tự nhiên hiện ở mức cao nhất kể từ năm 2014, trong khi giá than đang ở ngưỡng kỷ lục tại Anh, châu Âu và Trung Quốc.Do tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng trải rộng trên nhiều khu vực, các quốc gia đang phải tranh giành nguồn cung khí đốt và than đá để duy trì hoạt động chiếu sáng, hệ thống sưởi, cũng như giữ cho các nhà máy không phải ngừng sản xuất.
Khủng hoảng năng lượng do chi phí tăng cao và dự trữ cạn kiệt trong khi mùa Đông đang tới gần đã xảy ra vào thời điểm các "nút thắt cổ chai" của chuỗi cung ứng toàn cầu dần hiện ra rõ rệt hơn trước dịp lễ Giáng Sinh 2021.Nguyên nhân của khủng hoảng là do tình trạng thiếu container và các tàu chở container khi kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi sau giai đoạn gần như "đóng băng" vì sự xuất hiện của biến thể Delta của virus SAR-CoV-2 tại các bến cảng, đặc biệt là ở Trung Quốc.Bên cạnh đó, sự chậm trễ kéo dài do các yêu cầu về an toàn sức khỏe liên quan tới dịch bệnh, tình trạng thiếu hụt lao động trong các chuỗi cung ứng và tác động của đại dịch đối với vận tải hàng không, cũng là những yếu tố tạo ra thách thức. Ngoài ra, không thể không kể tới tình trạng thiếu chất bán dẫn đang gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất mọi sản phẩm công nghệ, từ đồ chơi đến ô tô…Sự kết hợp giữa chi phí năng lượng gia tăng mạnh mẽ và sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã dẫn đến rủi ro lạm phát, vốn đã ở mức chưa từng có tại một số quốc gia lớn trên toàn cầu, đồng thời làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, khiến các nhà kinh tế lo ngại về nguy cơ lạm phát đình trệ khi tỷ lệ lạm phát cao trong khi tăng trưởng kinh tế thấp.Cuộc khủng hoảng năng lượng và phản ứng của các chính phủ cũng như các nền kinh tế đối với hiện tượng này đang diễn ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) dự kiến diễn ra tại Glasgow vào tháng tới.Đó là hình ảnh châu Âu và Anh đang tranh giành để mua thêm khí đốt và mở lại các mỏ than dự trữ, trong khi Trung Quốc đã yêu cầu các công ty khai thác than nội địa tăng cường sản xuất, tăng mua nhiều hơn than nhập khẩu (thậm chí cả than Australia) và mở rộng sản lượng mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), trở thành tác nhân chính đẩy giá LNG thế giới lên ngưỡng cao mới.
Càng gần đến ngày diễn ra Hội nghị, các quốc gia tham dự sẽ càng chịu áp lực lớn hơn, đặt biệt là Australia. Nước này đang bị coi là tụt hậu trong nỗ lực ứng phó toàn cầu với biến đổi khí hậu. Australia bị xem là thiếu các cam kết mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy mục tiêu giảm phát thải carbon và cố gắng hạn chế sự nóng lên của Trái Đất xuống dưới ngưỡng 1,5 độ C.Tuần trước, Hội đồng Kinh doanh Australia lưu ý rằng để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Australia phải giảm lượng khí phát thải tới 50% vào năm 2030, trong đó ngành điện năng cần phải là yếu tố đi đầu.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng khí thải hiện đang có mức tăng hàng năm lớn thứ hai trong lịch sử, do nhu cầu sử dụng than cao đáng kể. IEA ước tính lượng khí thải CO2 trong năm nay sẽ tăng gần 5% lên mức 33 tỷ tấn, trái ngược với sự giảm sút hồi năm ngoái do hoạt động kinh tế trì trệ vì ảnh hưởng của dịch bệnh.Con số này cao hơn 60% so với mức tăng của tất cả các loại năng lượng tái tạo khác gộp lại và Trung Quốc dự kiến chiếm hơn 50% mức tăng trưởng nhu cầu này.
Tình trạng thiếu hụt năng lượng ở châu Âu và Trung Quốc đang dần mở rộng ra toàn thế giới, giữa bối cảnh nhu cầu tăng cao trong khi khả năng khai thác yếu khiến lượng dự trữ ở ngưỡng thấp. Điều này có thể tác động đến tham vọng giảm cường độ phát thải khí CO2 trong các nền kinh tế lớn.Châu Âu, nơi đóng vai trò tích cực nhất trong việc thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo, hiện vẫn phụ thuộc vào khí đốt, vốn chiếm tới 1/4 tổng nhu cầu về năng lượng. Trong năm nay, sau một mùa Hè nóng nực, lượng tồn kho khí đốt của châu Âu đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ.Trung Quốc, với 2/3 tổng sản lượng điện năng được sản xuất từ than nhiệt, cũng đang đối mặt với vấn đề tương tự. Các nhà máy phát điện của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải chịu lỗ nặng nếu tiếp tục duy trì sản lượng.Hiện nhiều nhà máy đã lựa chọn cắt giảm số ca làm việc hoặc đã ngừng sản xuất hoàn toàn, dẫn đến chính quyền tại một số địa phương phải thiết lập lịch phân phối điện, thậm chí tắt đèn đường để tiết kiệm điện năng.
Trung Quốc đã cam kết giảm 3% cường độ carbon của nền kinh tế trong năm nay, dự tính sẽ công bố đưa mức thải carbon trong nước chạm đỉnh vào năm 2030 và đạt mức độ trung hòa carbon vào năm 2060 tại Hội nghị thượng đỉnh ở Glasgow.Tuy nhiên, Trung Quốc được cho là đã yêu cầu hàng trăm công nhân khai thác than tăng sản lượng và các công ty phải mua thêm nhiều hơn nữa lượng than và khí đốt nhập khẩu. Nhu cầu gia tăng của Trung Quốc đang mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất than của Australia và làm suy yếu lệnh cấm nhập khẩu than mà Trung Quốc đã áp dụng đối với Australia từ một năm trước.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang làm nổi bật một số thách thức cấu trúc ngắn hạn đối với nguồn cung năng lượng và giá. Về dài hạn, khủng hoảng năng lượng có thể cung cấp một tín hiệu về giá đối với việc sản xuất ra nhiều năng lượng tái tạo hơn và mở rộng khả năng lưu trữ năng lượng tái tạo tốt hơn.Tuy nhiên, các chính trị gia ở châu Âu, Trung Quốc, Mỹ (nơi giá xăng đang ở mức cao nhất trong 7 năm gần đây) và một số quốc gia khác sẽ rất nhạy cảm với tác động của việc giá cả tăng vọt và phân bổ năng lượng đối với nền kinh tế quốc gia.
Sự kết hợp giữa một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu ngày càng gia tăng với sự gián đoạn nghiêm trọng của chuỗi cung ứng (ngay trước dịp lễ Giáng Sinh, thời kỳ cao điểm của nhu cầu) và tỷ lệ lạm phát đã tăng cao, cùng với viễn cảnh sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch sẽ bị đình trệ, khiến nhiều nhà kinh tế lo ngại về khả năng lạm phát tiếp tục tăng cao, đẩy suất tăng lên ngay cả khi các nền kinh tế tăng trưởng chậm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giá năng lượng tăng, ngành thép Anh đối mặt nguy cơ đóng cửa nhà máy
08:21' - 12/10/2021
UK Steel, nhóm các nhà vận động ngành công nghiệp thép của Vương quốc Anh, cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng đang hiện hữu do giá năng lượng tăng vọt, điều có thể buộc các nhà máy phải đóng cửa.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ lạm phát ở Mỹ do giá năng lượng tăng cao
05:30' - 12/10/2021
Môi trường giá năng lượng tăng cao có thể đẩy lạm phát lên cao trong những tháng tới, làm giảm chi tiêu tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ khác và cuối cùng làm chậm sự phục hồi của kinh tế Mỹ.
-
Thị trường
Những khó khăn khi thế giới chuyển đổi sang năng lượng sạch
15:20' - 11/10/2021
Quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch đã đạt tiến bộ, nhưng chưa đủ nhanh để thế giới có thể giới hạn tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về khí hậu năm 2015.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng giá năng lượng tác động như thế nào đến Mỹ, châu Âu và châu Á?
06:30' - 11/10/2021
Một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang khiến giá khí đốt tự nhiên ở Anh, châu Âu và châu Á tăng vọt lên các mức cao kỷ lục.
-
Phân tích - Dự báo
Giá cả năng lượng tăng: 5 câu hỏi cho một vấn đề toàn cầu
15:51' - 09/10/2021
Sự phục hồi kinh tế đang diễn ra và lạm phát gia tăng đang khiến cả các chính phủ và hộ gia đình ngày càng lo ngại do ngân sách chi tiêu bị ảnh hưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41'
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau: