Nhật Bản nhập khẩu trang vải, trợ cấp cho nhà sản xuất cồn diệt khuẩn
Ngày 11/3, một ủy ban của Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật cho phép Thủ tướng có thể ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm đối phó hiệu quả hơn với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, dự kiến, dự luật này sẽ được Hạ viện thông qua trong phiên họp toàn thể ngày 12/3 và sẽ có hiệu lực sau khi được Thượng viện thông qua một ngày sau đó.
Trước đó một ngày, nội các Nhật Bản đã nhất trí về dự luật cho phép Thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp trong trường hợp cần thiết do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nước này. Một khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, thống đốc các tỉnh/thành ở Nhật Bản có thể chỉ thị người dân địa phương phải ở trong nhà và yêu cầu đóng cửa các trường học cũng như hủy bỏ các sự kiện lớn.
Ngoài ra, chính quyền các địa phương cũng có thể yêu cầu các nhà sản xuất nhu yếu phẩm thiết yếu như dược phẩm và lương thực bán hàng hóa cho người dân. Chính quyền có thể tạm thời sung công đất đai và các cơ sở của tư nhân để xây dựng cơ sở y tế chữa trị cho các bệnh nhân.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản cũng vừa quyết định trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất cồn diệt khuẩn nhằm tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao trong nước do dịch COVID-19. Cụ thể, chính phủ sẽ hỗ trợ 2/3 chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất cồn diệt khuẩn có quy mô lớn và 3/4 chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Mức trợ cấp tối đa là 30 triệu yen (286.000 USD)/dây chuyền sản xuất.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết sản lượng cồn diệt khuẩn ở nước này trong tháng 2 cao hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nguồn cung này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu đang tăng mạnh của người dân.
Cùng với việc trợ cấp cho các nhà sản xuất cồn diệt khuẩn, Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định nhập khẩu 20 triệu khẩu trang vải có thể sử dụng nhiều lần từ Myanmar để cung cấp cho các trường mẫu giáo, nhà dưỡng lão và cơ sở chăm sóc người khuyết tật.
Lô hàng đầu tiên gồm 90.000 chiếc khẩu trang đã đến sân bay Narita, giáp thủ đô Tokyo, vào đầu tuần này. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng có kế hoạch mua 15 triệu khẩu trang sử dụng một lần để cung cấp cho các bệnh viện và cơ sở y tế nhằm đối phó với tình trạng khan hiếm khẩu trang hiện nay.
Lo ngại dịch bệnh lây lan, cùng ngày Oriental Land, công ty điều hành công viên Disneyland và DisneySea ở thủ đô Tokyo, thông báo hai địa điểm này sẽ tiếp tục đóng cửa cho tới đầu tháng 4 tới. Công ty này cũng cho biết việc khai trương các địa điểm vui chơi mới, dự kiến diễn ra vào ngày 15/4 tới, cũng sẽ được lùi lại tới giữa tháng 5. Chính phủ đã kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài và tránh tới các địa điểm tụ tập đông người nếu không cần thiết.
Theo số liệu mới nhất, tổng số ca nhiễm tại Nhật Ban tới đã lên tới 1.278 trường hợp, trong đó có 696 ca trên du thuyền Diamond Princess và 14 người trở về từ Trung Quốc trong chuyến bay thuê bao của Chính phủ Nhật Bản. Đến nay, Nhật Bản đã có 19 người tử vong do dịch COVID-19, trong đó có 7 người từ du thuyền Diamond Princess./.
>>> Nhật Bản thông qua gói cứu trợ khẩn cấp 9,6 tỷ USD đối phó dịch COVID-19Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Nhật Bản ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới tăng nhiều nhất
07:53' - 11/03/2020
Đài NHK của Nhật Bản ngày 11/3 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 59 ca mắc bệnh COVID-19 và đây là ngày có số ca nhiễm mới tăng nhiều nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Hạn chế nhập cảnh lại thổi bùng căng thẳng Nhật – Hàn
06:00' - 11/03/2020
Đất nước “Mặt Trời mọc” (vốn được coi là địa điểm thu hút khách du lịch Hàn Quốc) đã bất ngờ đơn phương áp đặt lệnh hạn chế nhập cảnh mà không có sự tham vấn trước với chính phủ quốc gia láng giềng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.