Nhiệt điện đốt than: Công nghệ có đảm bảo sản xuất sạch?
Nhiều ý kiến cho rằng, nhiệt điện than gây ảnh hưởng môi trường, tuy nhiên, sẽ rất khó để tìm được nguồn thay thế nhiệt điện than trong ngắn hạn.
Chia sẻ dưới đây của PGS. TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam với phóng viên BNEWS cho thấy đã có những biện pháp để sản xuất điện sạch, bảo vệ môi trường.
Phóng viên: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về vai trò của nhiệt điện đốt than trong sản xuất điện trên thế giới, cũng như của Việt Nam?ÔngTrương Duy Nghĩa: Nguồn nhiệt điện than vẫn là nguồn sản xuất điện năng chủ yếu của thế giới, khi chiếm khoảng 41,2% tổng sản lượng điện, tiếp đó là nhiệt điện khí 21,9% và thuỷ điện, điện hạt nhân...
Các nước có tỷ lệ nhiệt điện than lớn như Trung Quốc 43,3%, Ấn Độ 67,9% và Australia 68,6%.
Hàn Quốc cũng là một nước có tỷ lệ nhiệt điện than cao 43,2% mặc dù trữ lượng than trong nước rất ít, nguồn than chủ yếu từ nhập khẩu.
Ngay tại Việt Nam, vai trò của sản xuất nhiệt điện than cũng được đánh giá là rất quan trọng.Năm 2015, nhiệt điện than chiếm khoảng 30% trong cơ cấu điện, nhưng theo Quy hoạch điện VII đến năm 2020 sẽ là 49,3%, năm 2025 là 55% và 2030 là 53%.
Than có trữ lượng lớn nhất trong các loại nhiên liệu hữu cơ và còn đủ dùng cho nhân loại khoảng 300-400 năm nữa. Giá thành cũng rẻ nhất.Chính vì thế, các nước đã khai thác hết nguồn thuỷ điện thì đều chuyển sang phát triển nhiệt điện than, điển hình như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc) là những nước nhập khẩu than.
BNEWS: Vậy nếu so sánh nhiệt điện than với các nguồn điện khác như thuỷ điện, điện khí, năng lượng tái tạo thì thế nào và tại sao cơ cấu nguồn nhiệt điện than lại có sự tăng mạnh như vậy? Ông Trương Duy Nghĩa: Về nhiệt điện than, sau thuỷ điện, đây là nguồn điện có giá thấp nhất (khoảng 7 cent Mỹ/kWh), vốn đầu tư thấp hơn thuỷ điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân (khoảng 1.500 USD/kWh). Bên cạnh đó, nhiệt điện than có khả năng huy động công suất lớn, thời gian xây dựng không lâu, chỉ khoảng 3 năm và lại không lệ thuộc vào địa điểm như thuỷ điện.Yếu điểm duy nhất của nhiệt điện than đó là dùng khối lượng lớn nhiên liệu (60%) để sản xuất điện, dẫn tới phát thải lớn các chất thải ra môi trường, chi phí xử lý môi trường tốn kém.
Còn với thuỷ điện, mặc dù có giá thành rẻ, là dạng năng lượng tái tạo, nhưng hiện Việt Nam cũng như các nước đã khai thác triệt để, không còn nguồn để phát triển, khiến tỷ lệ thuỷ điện trong tổng sản lượng điện năng ngày càng giảm.Ngoài ra, thuỷ điện cũng tốn diện tích làm hồ chứa, di dân, phụ thuộc vào thời tiết...
Với nhiệt điện khí, mặc dù có thời gian xây dựng nhanh, hiệu suất cao nhất, đạt tới 58% so với 43% của nhiệt điện than.Nhưng nhiên liệu khí, dầu là loại nhiên liệu đắt tiền, vận hành và bảo dưỡng cũng rất tốn kém.
Còn sản xuất điện năng từ năng lượng tái tạo thì vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, giá thành còn cao, ngay tại các nước phát triển, tỷ lệ này cũng thấp.Ở Việt Nam chưa thể coi phương hướng phát triển điện tái tạo là một hướng ưu tiên để có tỷ lệ đóng góp lớn trong sản xuất điện năng.
Chính vì vậy, xu hướng chung, các nước đều dùng nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu điện trong phát triển kinh tế sau khi đã khai thác triệt để các nguồn thuỷ điện.Để đảm bảo nhu cầu điện năng tăng cao, chỉ khi đất nước trở nên giàu mạnh hơn mới nghĩ đến phát triển các dạng năng lượng khác như điện tái tạo và hạn chế dần được nhiệt điện than.
BNEWS: Nhiều ý kiến lo ngại về công nghệ của các nhà máy nhiệt điện đốt than và xử lý phát thải. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này? Ông Trương Duy Nghĩa: Công nghệ mỗi dự án nhiệt điện đốt than được quan tâm 2 phần: công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý phát thải ra môi trường.Hiện nay, có thể khẳng định công nghệ sản xuất điện năng của nhiệt điện than là công nghệ hiện đại, ngang tầm thế giới.
Có thể kể đến như thông số hơi: cận tới hạn và siêu tới hạn; hiệu suất loại cao của thế giới; đảm bảo tính hiện đại, an toàn, đồng bộ, tập trung...
Tuy nhiên, nhiệt điện than sử dụng nhiều than nên khối lượng các chất thải rắn, khí, nước đều lớn, nếu không được xử lý thì sẽ gây tác hại lớn đến môi trường.
BNEWS: Vậy theo ông, Việt Nam cần phải làm gì để phát triển nhiệt điện than, vừa đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế giai đoạn tới, vừa đảm bảo các nhà máy sản xuất sạch, không gây hại ra môi trường? Ông Trương Duy Nghĩa: Sản xuất điện đốt than sẽ tạo ra các chất thải như xỉ, tro bay, khí và nước.Do vậy, trước hết, để đảm bảo môi trường xung quanh các nhà máy nhiệt điện không ô nhiễm bụi, khí, các nhà máy ngoài việc phải che chắn chống rơi vãi, chống gió thổi, có băng tải kín và kho kín.
Bên cạnh đó, cần có bãi chứa tro xỉ để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch không nung, vật liệu san nền.
Với chất thải khí, bụi thì hiện cũng đã có giải pháp khử bụi, khử khí hiện đại để có thể giảm tối đa việc phân tán bụi ra môi trường xung quanh.Phải có biện pháp xử lý nước súc rửa công nghiệp, nước thải..., chống thẩm thấu nước đọng từ bãi tro xỉ ra môi trường xung quanh bằng cách gia cố nền bãi chứa.
Các nhà máy khi xây dựng cần chú ý tới xử lý khí thải độc hại NOx, SO2... và lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện để tạp chất không thoát ra ngoài.Các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam đã áp dụng được các công nghệ mới, tiên tiến nên cũng hạn chế được tình trạng ô nhiễm này.
Trên các ống khói cũng lắp đặt lọc bụi tĩnh điện để tránh bụi bẩn thoát ra môi trường.
Với công nghệ như vậy thì việc xử lý ô nhiễm môi trường ra bên ngoài tại các nhà máy nhiệt điện không đáng lo ngại.
Các nhà máy cần tổ chức quan trắc thường xuyên để đánh giá kết quả xử lý; có ghi chép tự động và nối mạng với hệ thống quan trắc chung để đánh giá chính xác.
Tuy nhiên, về lâu dài, cần có các chính sách khuyến khích sử dụng, tận dụng hết nguồn tro xỉ, phế thải từ các nhà máy nhiệt điện đốt than, bởi đây là biện pháp triệt để và duy nhất để xử lý tro xỉ của các nhà máy này.Đồng thời, cần có sự vào cuộc của cả nước, bao gồm cả chính sách mang tính khuyến khích và cưỡng bức trong việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng từ tro xỉ; ban hành các quy chuẩn, hướng dẫn cho việc tiêu thụ và sử dụng sản phẩm này....
BNEWS: Xin cảm ơn ông!>>Bộ Công Thương tiếp tục rà soát tác động môi trường của các nhà máy nhiệt điện
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo lên kế hoạch cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện
07:00' - 11/01/2017
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện tính toán nhu cầu than cần thiết cho sản xuất để có kế hoạch bảo đảm đủ nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động.
-
Phân tích doanh nghiệp
Bảo vệ môi trường tại Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải
21:05' - 16/11/2016
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải sẽ duy trì phát bản tin cập nhật các thông số về môi trường hàng tuần.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 mở cửa để người dân vào giám sát môi trường
10:34' - 11/11/2016
Từ ngày 10/11, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, xây dựng tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận tổ chức để người dân địa phương vào giám sát các hoạt động xử lý môi trường của nhà máy.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.