Những định hướng cơ bản trong chính sách an ninh kinh tế của Nhật Bản
Theo tờ Thời báo Nhật Bản, đối với tân Thủ tướng Fumio Kishida, việc tăng cường an ninh kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính quyền mới, giữa bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung và đại dịch COVID-19 đang gây gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu mà các doanh nghiệp Nhật Bản dựa vào.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 4/10, Thủ tướng Kishida nói: “Tôi sẽ thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng chúng ta có công nghệ và nguồn cung chiến lược, nhằm ngăn chặn sự thất thoát về công nghệ và xây dựng một nền kinh tế tự cường”.Người được Thủ tướng Kishida tin tưởng giao phụ trách vấn đề an ninh kinh tế trong Nội các là ông Takayuki Kobayashi, năm nay 46 tuổi, một hạ nghị sỹ có ba nhiệm kỳ của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Ông Kobayashi khá am hiểu về vấn đề này và sẽ đảm nhận vai trò Bộ trưởng An ninh Kinh tế - một vị trí mới được thành lập trong Nội các của Thủ tướng Kishida.Phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên với tư cách là Bộ trưởng An ninh Kinh tế hôm 5/10, ông Kobayashi nhấn mạnh: “Nền tảng của chiến lược quốc gia là một nền kinh tế có khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tăng cường an ninh quốc gia…, (và) những yếu tố này (kinh tế và an ninh) ngày càng giao thoa với nhau nhiều hơn”. Theo Bộ trưởng, "chính phủ cần giải quyết đồng thời cả hai yếu tố kinh tế và an ninh và thúc đẩy lĩnh vực chính sách mới này".Một trong những nhiệm vụ chính của Bộ trưởng Kobayashi là thiết lập một khuôn khổ pháp lý mới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách an ninh kinh tế - một cam kết tranh cử của Thủ tướng Kishida trong cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch LDP tháng trước.Bộ trưởng Kobayashi cho biết Chính phủ sẽ đệ trình lên Quốc hội các dự luật cần thiết trong kỳ họp sắp tới, dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 1/2022. Ông cũng cho biết luật mới sẽ được thiết kế để xác định, bảo vệ và thúc đẩy các công nghệ nhạy cảm, đảm bảo tính toàn vẹn của cơ sở hạ tầng cơ bản và củng cố các chuỗi cung ứng.Ở Nhật Bản, một nghị sỹ mới có ba nhiệm kỳ được coi là một nghị sỹ chưa có nhiều thâm niên và việc bổ nhiệm một nghị sỹ như vậy vào ghế Bộ trưởng là một điều tương đối hiếm bởi vì vị trí đó đòi hỏi phải phối hợp với nhiều bộ ngành.Phát biểu trong một chương trình truyền hình hôm 4/10, Tổng Thư ký LDP Akira Amari cho biết Bộ trưởng An ninh Kinh tế "cần là người có khả năng đưa ra chỉ thị cho tất cả các bộ". Bộ trưởng Kobayashi được cho là có phẩm chất đó bởi vì ông đã từng đảm nhiệm vị trí ủy viên của một ủy ban phụ trách chính sách an ninh kinh tế trong LDP.Vào tháng 5/2021, ông Kobayashi và các thành viên khác trong ủy ban này đã đệ trình lên Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Yoshihide Suga văn bản đề nghị chính phủ xây dựng một chiến lược an ninh kinh tế và soạn thảo văn bản luật cần thiết để thực hiện các biện pháp liên quan.
An ninh kinh tế ngày càng trở thành một vấn đề ưu tiên của Nhật Bản. Chính quyền của cựu Thủ tướng Suga đã dành hẳn một chương trong chiến lược tăng trưởng cho vấn đề này. Chiến lược nêu rõ Nhật Bản sẽ tập trung vào việc giảm thiểu nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng của một số sản phẩm quan trọng như chất bán dẫn, các mặt hàng y tế, pin và đất hiếm.Trong chiến lược đó, Chính phủ Nhật Bản cũng cam kết nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất chip và đặt ra kế hoạch xây dựng thêm các trung tâm dữ liệu trong nước để thông tin nhạy cảm có thể được lưu giữ ở trong nước.
Thời gian qua, sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến sản lượng của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, khi các nhà máy ở Malaysia và một số nước phải đóng cửa trong mùa Hè do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.Theo Bộ trưởng Kobayashi, đối với chất bán dẫn, nguồn cung của mặt hàng này vẫn rất hạn chế trong suốt thời kỳ bùng phát dịch COVID-19. Vì vậy, việc xây dựng các chuỗi cung ứng đa dạng và linh hoạt hơn là cực kỳ cần thiết đối với các nhà sản xuất.Các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang muốn bảo mật chip và đang tăng cường đầu tư. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi chi 50 tỷ USD để hỗ trợ cho ngành công nghiệp chip của nước này.Nhật Bản đặt mục tiêu thuyết phục các nhà máy sản xuất chất bán dẫn nước ngoài như công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) thiết lập cơ sở sản xuất tại Nhật Bản thông qua việc hợp tác với các nhà sản xuất chip nước này.Ngoài ra, Bộ trưởng Kobayashi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hồi sinh ngành công nghiệp chip của Nhật Bản, vốn từng thống trị thế giới. Ông nói: “Tôi nghĩ chính phủ cần truyền tải một thông điệp cụ thể để khuyến khích (các công ty) hồi sinh ngành công nghiệp này”.
Bên cạnh vai trò là Bộ trưởng An ninh Kinh tế, ông Kobayashi cũng là Bộ trưởng phụ trách khoa học và công nghệ cũng như các chính sách về không gian.Mặc dù chính phủ có ý định tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và phát triển một số công nghệ quan trọng như công nghệ lượng tử và trí tuệ nhân tạo, nhưng Bộ trưởng Kobayashi cho rằng Nhật Bản cũng cần tìm kiếm những lĩnh vực cạnh tranh riêng để tận dụng các thế mạnh của đất nước thông qua việc hình dung xã hội có thể sẽ phát triển như thế nào trong vòng 5 đến 10 năm tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tân Thủ tướng Nhật Bản ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trước khi tái phân phối của cải
10:17' - 12/10/2021
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết sẽ ưu tiên cho việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trước khi tính tới việc tái phân phối của cải trong xã hội.
-
Chứng khoán
Những lớp "sương mù" che mờ triển vọng thị trường chứng khoán Nhật Bản
16:03' - 10/10/2021
Thị trường chứng khoán Tokyo sẽ khó phục hồi mạnh sau đợt lao dốc gần đây trước chính sách kinh tế của tân Thủ tướng Fumio Kishida.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Thủ tướng Nhật Bản chỉ thị nội các soạn thảo gói kích thích kinh tế mới
11:26' - 08/10/2021
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã chỉ thị cho các bộ trưởng phụ trách kinh tế và tài chính trong nội các soạn thảo gói kích thích kinh tế mà ông đã cam kết thực hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh các nhiệm vụ cấp bách
10:52' - 05/10/2021
Một ngày sau khi được Quốc hội bầu làm Thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản và thành lập một nội các mới, ngày 5/10, ông Fumio Kishida bắt đầu công việc trên cương vị mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida công bố thành phần nội các mới
14:53' - 04/10/2021
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố thành phần Nội các mới, trong đó giữ lại 2 vị trí trong nội các của người tiền nhiệm Yoshihide Suga.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Các Big Tech trước sóng gió pháp lý
05:30' - 22/04/2025
Nền tảng tìm kiếm trực tuyến Google vừa phải hứng chịu một thất bại pháp lý quan trọng tại Mỹ, liên quan tới vụ kiện chống độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.