Những lựa chọn cho Malaysia để chống lạm phát lương thực
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Kinh tế-Xã hội Malaysia (SERC) Lee Heng Guie, lạm phát đang tác động mạnh đến giá thực phẩm. Nhiều người tiêu dùng nhận thấy hóa đơn hàng tạp hóa của họ tăng dần và những người làm công ăn lương phải trả nhiều tiền hơn cho các bữa ăn. Chỉ số giá tiêu dùng cho các loại thực phẩm như rau, ngũ cốc và thịt đã tăng lên.
Lạm phát lương thực gia tăng đã tác động mạnh vào thu nhập khả dụng của các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình để chi tiêu cho các khoản chi tiêu thiết yếu. Đây cũng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và các nước thu nhập thấp đã trải qua tình trạng thiếu ngoại hối và dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc giá lương thực.* Áp lực lạm phát lương thựcGiá lương thực đã tăng trong những năm trước đại dịch COVID-19 do sự thúc đẩy của cả cung và cầu. Nhu cầu tăng bắt nguồn từ tăng trưởng kinh tế tốt hơn, sức mua tăng và áp lực dân số. Trong khi đó, sản xuất lương thực bị hạn chế do sản lượng canh tác không đồng đều, biến đổi khí hậu (thu hoạch kém), chi phí sản xuất tăng, dịch bệnh, chất lượng và sản lượng thay đổi.Nguyên nhân thứ hai là cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra vẫn kéo dài, dẫn đến các biện pháp đóng cửa và hạn chế di chuyển. Gián đoạn nguồn cung khiến giá thực phẩm tăng vọt. Sau khi tái mở cửa nền kinh tế, nhu cầu bị dồn nén được giải phóng đã gây áp lực lớn hơn so với khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, khiến đẩy giá cả lên cao hơn.Chi phí kinh doanh và giá nguyên liệu đầu vào trong sản xuất và chế biến thực phẩm đều tăng lên, và điều này sẽ dần phản ánh trong giá tiêu dùng với thời gian trễ ít nhất là 6 tháng hoặc sớm hơn nếu các nhà sản xuất không thể thích ứng với chi phí ngày càng tăng này. Kể từ cuối năm 2019 đến cuối tháng 4/2022, chỉ số giá lương thực của Ngân hàng Thế giới (WB) đã tăng 54%, với thịt gà tăng 83,4%, ngô tăng 108,5% và đậu nành tăng 88,1%.Bên cạnh đó, đại dịch đã làm tăng chi phí vận chuyển cũng như các dịch vụ giao hàng cho khách hàng. Xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022 tiếp tục làm trầm trọng thêm sự gián đoạn nguồn cung và đẩy giá hàng hóa (ngô và lúa mỳ), giá năng lượng, vật liệu công nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi cao hơn trong thời gian dài. Giá lúa mỳ cao hơn sẽ dẫn đến giá lương thực tăng lên trong khi thức ăn chăn nuôi và phân bón đắt hơn làm tăng chi phí sản xuất lương thực.Mỹ tăng lãi suất và khiến đồng USD mạnh hơn. Do hầu hết các mặt hàng thực phẩm được giao dịch bằng USD, do vậy các quốc gia có đồng tiền yếu hơn đã chứng kiến hóa đơn nhập khẩu thực phẩm tăng lên.Giá cả tăng đã thúc đẩy một số quốc gia thực hiện các biện pháp can thiệp ngắn hạn như trợ cấp, kiểm soát giá và áp dụng giá trần. Bên cạnh đó là các biện pháp tạm thời giảm thuế nhập khẩu và áp đặt các hạn chế xuất khẩu để duy trì hoặc cải thiện nguồn cung trong nước. Tuy nhiên, những diễn biến toàn cầu không thuận lợi gây ra áp lực lớn hơn đến giá thị trường nông sản, khiến các biện pháp này đạt được ít thành công.Về phía Malaysia, việc hội nhập thị trường nội địa của nước này với thị trường toàn cầu có nghĩa là các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng toàn cầu về cung và cầu thực phẩm cũng như tác động do lạm phát lương thực.Tỷ lệ các mặt hàng nông nghiệp mà Malaysia phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước đã tăng lên 13,7% từ 7,3% trong khoảng thời gian 28 năm (1987-2015). Năm 2020, 8 mặt hàng có tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu (IDR) vượt quá 50% bao gồm mực nang (52,2%), sữa tươi (53,5%), bắp cải tròn (63,6%), ớt (72,4%), thịt bò (78,1%), gừng (81,5%), xoài (86,2%) và thịt cừu (90,4%).Đảm bảo an ninh lương thực, khả năng chi trả và ổn định giá cả vẫn là ưu tiên quốc gia và cũng là những nhiệm vụ phức tạp. Cả chính phủ và khu vực tư nhân cần phối hợp cùng nhau để đảm bảo cung cấp lương thực bền vững.* Kế hoạch hành động
Một số biện pháp ngắn hạn như trợ cấp và kiểm soát giá trần đối với các mặt hàng thực phẩm/nguyên liệu (cho người tiêu dùng và nhà sản xuất), và lệnh cấm xuất khẩu thịt gà đã được thực hiện. Tuy nhiên, các khoản trợ cấp của chính phủ và việc áp đặt giá trần để kiểm soát giá thực phẩm sẽ tạo gánh nặng cho thâm hụt ngân sách dai dẳng, và có thể gây ra rủi ro đối với xếp hạng tín nhiệm quốc gia.Do đó, trợ cấp lương thực nên dành cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương thông qua phiếu/tem lương thực hoặc hỗ trợ tiền mặt. Một phần ngân sách khác có thể được sử dụng để thúc đẩy các chương trình sản xuất lương thực. Giá trần và các biện pháp kiểm soát giá khác không thể giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực. Việc cố gắng định giá ở mức thấp hơn sẽ chỉ gây áp lực đối với nhu cầu hiện tại, dẫn đến tình trạng thiếu hụt tồi tệ hơn.Đối với các nhà sản xuất, nếu mức trợ giá và giá trần được đặt ở mức thấp hơn giá thành của họ, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và giảm nguồn cung. Trong bối cảnh nguồn cung bị hạn chế nghiêm trọng do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh và sự gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế, hiện vẫn chưa rõ liệu việc kiểm soát giá có khuyến khích nhà cung cấp và nhà sản xuất tăng sản lượng hay không.Để đảm bảo tính bền vững của ngành nông nghiệp và an ninh lương thực, các chuyên gia của SERC đề xuất các kế hoạch hành động trong ngắn hạn và trung hạn:Thứ nhất, ngăn chặn sự can thiệp của thị trường. Mặc dù các biện pháp can thiệp của chính phủ có mục đích tốt, nhưng chúng thường phản tác dụng. Các biện pháp này có thể bóp méo hoạt động của thị trường và sự phân bổ nguồn lực cũng như không khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Trọng tâm hàng đầu của chính phủ nên là tạo ra sự cạnh tranh (chứ không phải bảo hộ) trong mọi phân khúc của chuỗi cung ứng thực phẩm (nhà sản xuất, thu mua, dự trữ và hệ thống phân phối thực phẩm) để giảm chi phí, hạn chế những kẽ hở trong hệ thống quản lý thực phẩm.Thứ hai, khuyến khích phổ biến công nghệ và canh tác thông minh. Cả chính phủ và khu vực tư nhân cần đẩy nhanh quá trình đồng hóa công nghệ trong thực phẩm và canh tác, đồng thời duy trì tính bền vững của môi trường, năng suất cây trồng và cơ giới hóa. Điều này sẽ giảm sự phụ thuộc vào đầu vào tốn kém, lao động, phân bón và thuốc trừ sâu cũng như giúp kích thích sản xuất lương thực.Thứ ba, tăng diện tích đất canh tác. Chỉ 5,5% tổng diện tích trồng trọt (gần 450.000 ha) được sử dụng để sản xuất trái cây, rau, thảo mộc và các loại cây trồng khác. Bình quân cả nước có chưa đến 200.000 ha đất trồng cây ăn quả và dưới 100.000 ha đất trồng rau màu giai đoạn 2016-2020. Con số này so với 5,9 triệu ha dành cho cọ dầu và 1,1 triệu ha cao su.Thứ tư, thúc đẩy tất cả các yếu tố của chuỗi cung ứng thực phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng (người trồng trọt, công nghiệp chế biến thực phẩm và lĩnh vực phân phối bán buôn và bán lẻ thực phẩm). Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm linh hoạt hơn và hệ thống quản lý có nhiều năng lực hơn để thu thập, chế biến và vận chuyển và lưu trữ ở các khu vực địa lý khác nhau của đất nước sẽ cung cấp ngày càng nhiều lựa chọn thị trường tốt hơn cho người tiêu dùng và nhà sản xuất.Cuối cùng, cung cấp thông tin thị trường theo thời gian thực. Đầu tư vào hệ thống thông tin thị trường để cung cấp dữ liệu đáng tin cậy và kịp thời về sản xuất, cung cầu lương thực, thương mại và giá cả. Điều này sẽ gửi tín hiệu giá phù hợp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng; để tăng cường chuỗi cung ứng, ổn định giá cả và giảm rủi ro kinh doanh./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Malaysia: Chuyến bay chở khách đầu tiên sử dụng nhiên liệu bền vững
14:02' - 06/06/2022
Ngày 5/6, Hãng hàng không Malaysia (MAS) đã khai thác chuyến bay chở khách đầu tiên MH603 sử dụng Nhiên liệu hàng không bền vững Neste MY (SAF) với hành trình từ Kuala Lumpur đến Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương nói gì về giá xăng chỉ 13.000 đồng/lít ở Malaysia?
20:32' - 03/06/2022
Trong ngày 2 và ngày 3/6, một số cơ quan báo chí đăng tải thông tin "Giá chỉ 13.000 đồng/lít, Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam"; trong đó dẫn phát ngôn từ Đại sứ Việt Nam tại Malaysia.
-
Hàng hoá
Lệnh cấm xuất khẩu thịt gà của Malaysia bắt đầu có hiệu lực
08:05' - 02/06/2022
Lệnh cấm xuất khẩu thịt gà của Malaysia có hiệu lực từ ngày 1/6, nhằm ổn định nguồn cung trong nước và giải quyết tình trạng thiếu hụt.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẽ xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt
12:29' - 31/05/2022
Theo Bộ trưởng cấp cao kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia, việc thiết lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt là cần thiết để tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.
-
Phân tích - Dự báo
Malaysia trước bài toán thiếu hụt nguồn cung thịt gà
05:30' - 29/05/2022
Malaysia trở thành quốc gia mới nhất áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực, thực phẩm để đối phó với tình trạng giá cả tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30'
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.