Những mối đe doạ thực sự của một nền kinh tế thiếu hụt
Hơn một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, kinh tế thế giới tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu hụt trong đại dịch COVID-19.
Sự kéo dài của đại dịch đã buộc các hộ gia đình phải tiết kiệm chi tiêu để trả nợ, các chính phủ “thắt lưng buộc bụng” và các công ty thận trọng kiềm chế đầu tư.
Tuy nhiên, giờ đây khi đại dịch đã dần lắng dịu, chi tiêu đã quay trở lại mạnh mẽ giữa bối cảnh các chính phủ tăng cường kích thích kinh tế và người tiêu dùng cũng nới lỏng “hầu bao”, một vấn đề khác lại nảy sinh. Đó là nhu cầu tăng mạnh đến mức nguồn cung khó theo kịp.
* Cung không theo kịp cầu
Các tài xế xe tải đang được mời chào làm việc với lương thưởng hậu hĩnh, nhiều tàu chở container phải neo đậu ngoài khơi California chờ chỗ cập bến và giá năng lượng đang tăng theo hình xoắn ốc. Khi lạm phát gia tăng khiến các nhà đầu tư lo sợ, sự dồi dào của những năm 2010 đã nhường chỗ cho nền kinh tế thiếu hụt.
Theo tạp chí The Economist của Anh, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là đại dịch COVID-19. Khoảng 10.400 tỷ USD tiền hỗ trợ trong gói kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tạo ra một sự phục hồi mạnh mẽ nhưng không ổn định, trong đó người tiêu dùng đang chi tiêu nhiều hơn bình thường vào hàng hóa, gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã thiếu đầu tư.
Nhu cầu về hàng điện tử đã bùng nổ trong thời kỳ đại dịch, nhưng tình trạng thiếu vi mạch đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp ở một số nền kinh tế xuất khẩu, chẳng hạn như Đài Loan (Trung Quốc). Sự lây lan của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến các nhà máy sản xuất quần áo ở khu vực châu Á phải đóng cửa.
Ở các nước giàu có, tỷ lệ người nhập cư giảm xuống, trong khi các khoản hỗ trợ đã làm đầy các tài khoản ngân hàng thì thị trường lao động lại đang phát đi những tín hiệu không mấy tích cực. Từ khắp nơi, các nhà tuyển dụng đang tranh giành nhau để tuyển thêm lao động.
* Nguy cơ xuất hiện những chính sách sai lầm nguy hiểm
Tuy nhiên, nền kinh tế thiếu hụt cũng là hậu quả của hai yếu tố quan trọng khác. Đầu tiên là nỗ lực cắt giảm phát thải khí carbon. Việc chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo đã khiến châu Âu, và đặc biệt là Anh, bị ảnh hưởng bởi sự hoảng loạn về nguồn cung khí đốt tự nhiên. Có thời điểm, giá khí đốt giao ngay tăng đến hơn 60%.
Trong khi đó, chương trình mua bán khí thải của Liên minh châu Âu (EU) đã khiến việc chuyển đổi sang các dạng năng lượng gây ô nhiễm khác trở nên khó khăn. Các vùng miền của Trung Quốc đã phải đối mặt với nguy cơ bị cắt điện do một số tỉnh cố gắng đạt các mục tiêu nghiêm ngặt về môi trường.
Giá vận tải và các linh kiện công nghệ ở mức cao đang làm tăng chi tiêu vốn để mở rộng công suất. Khi thế giới đang cố gắng loại bỏ các loại năng lượng gây ô nhiễm, động lực đầu tư dài hạn vào ngành nhiên liệu hóa thạch yếu đi.
Yếu tố tiếp theo là chủ nghĩa bảo hộ. Chính sách thương mại không còn được xây dựng dựa trên mục tiêu hiệu quả kinh tế, mà theo đuổi một loạt các mục tiêu, từ việc áp đặt các tiêu chuẩn về lao động và môi trường ở nước ngoài cho đến trừng phạt các đối thủ địa chính trị.
Tuần qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận sẽ giữ nguyên mức thuế từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đối với hàng hóa của Trung Quốc, trung bình là 19%. Washington chỉ hứa hẹn rằng các công ty có thể nộp đơn xin miễn trừ.
Trên khắp thế giới, chủ nghĩa dân tộc về kinh tế đang góp phần tạo ra nền kinh tế thiếu hụt. Sự thiếu hụt tài xế xe tải của Anh được cho là do Brexit (chỉ sự kiện Anh rời EU). Ấn Độ thiếu hụt than một phần do nỗ lực sai lầm trong việc cắt giảm nhập khẩu nhiên liệu. Sau nhiều năm căng thẳng thương mại, dòng vốn đầu tư xuyên biên giới của các công ty tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới đã giảm hơn một nửa so với năm 2015.
Tất cả điều này gợi nhớ về những năm 1970, khi nhiều nơi phải đối mặt với tình trạng xếp hàng mua xăng, giá cả tăng ở mức hai con số và tăng trưởng chậm. Nhưng sự so sánh này chưa lột tả được hết vấn đề.
Nửa thế kỷ trước, các chính trị gia đưa ra chính sách kinh tế không tốt, chống lạm phát bằng các biện pháp vô ích như kiểm soát giá cả và chiến dịch “kiểm soát lạm phát ngay” của cựu Tổng thống Gerald Ford, theo đó yêu cầu mọi người tự trồng rau. Ngày nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đang tranh luận về cách kiểm soát lạm phát, nhưng họ có sự đồng thuận rằng các ngân hàng trung ương có quyền và nhiệm vụ kiểm soát lạm phát.
Hiện tại, khả năng lạm phát vượt tầm kiểm soát là khó xảy ra, bởi nhu cầu năng lượng được kỳ vọng sẽ giảm sau mùa Đông. Ngoài ra, trong năm tới, sự phổ biến của vaccine và các phương pháp điều trị COVID-19 mới cũng sẽ giúp giảm bớt sự gián đoạn.
Tuy nhiên, những rủi ro không phải là không có. Trong khi ông Biden đang chật vật để thuyết phục Quốc hội thông qua các dự luật chi tiêu khổng lồ thì Anh lại đang lên kế hoạch tăng thuế. Nguy cơ vỡ bong bóng nhà ở tại Trung Quốc đồng nghĩa với việc nhu cầu thậm chí có thể giảm xuống, trở lại tình trạng ế ẩm những năm 2010.
Các chuyên gia cho rằng, điều đáng lưu ý là các yếu tố sâu xa đằng sau nền kinh tế thiếu hụt sẽ không biến mất và các chính trị gia có thể dễ dàng đưa ra các chính sách sai lầm nguy hiểm.
Một ngày nào đó, các công nghệ, chẳng hạn như hydro, sẽ giúp năng lượng xanh trở nên đáng tin cậy hơn. Nhưng điều đó sẽ không giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt ngay bây giờ. Khi chi phí nhiên liệu và điện tăng, có thể có bước thụt lùi.
Nếu không đảm bảo được rằng thế giới có đầy đủ các thay thế xanh cho nhiên liệu hóa thạch, rủi ro là các chính phủ có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt bằng cách nới lỏng các mục tiêu giảm phát thải và quay trở lại các nguồn năng lượng gây ô nhiễm. Do đó, các chính phủ sẽ phải lập kế hoạch cẩn thận để đối phó với việc chi phí năng lượng cao và tốc độ tăng trưởng chậm lại do việc cắt giảm khí thải.
Kinh tế thiếu hụt cũng có thể làm gia tăng sức hấp dẫn của chủ nghĩa bảo hộ và sự can thiệp của nhà nước. Nhiều cử tri đổ lỗi cho chính phủ về việc các kệ hàng trống rỗng và khủng hoảng năng lượng. Nhưng nguyên nhân một phần cũng vì chuỗi cung ứng quá mỏng manh, cùng những lời hứa suông về việc tăng cường khả năng tự lực.
Anh đã viện trợ cho một nhà máy phân bón để duy trì nguồn cung cấp khí CO2, một loại nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp thực phẩm. Chính phủ Anh cũng đang cố gắng khẳng định rằng tình trạng thiếu hụt lao động là tốt vì giúp làm tăng lương và năng suất. Trên thực tế, việc đặt ra các rào cản đối với di cư và thương mại nói chung sẽ khiến cả hai yếu tố trên giảm.
Sự gián đoạn thường khiến mọi người đặt câu hỏi về tính chính thống về kinh tế. Cú sốc những năm 1970 đã dẫn đến việc không hoan nghênh bộ máy quản lý hành chính lớn.
Nguy cơ hiện nay là sự căng thẳng trong nền kinh tế dẫn đến việc từ bỏ quá trình cắt giảm khí thải carbon và toàn cầu hóa, điều có thể gây ra những hậu quả lâu dài tàn khốc. Đó là mối đe dọa thực sự mà nền kinh tế thiếu hụt có thể gây ra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giá năng lượng tăng, ngành thép Anh đối mặt nguy cơ đóng cửa nhà máy
08:21' - 12/10/2021
UK Steel, nhóm các nhà vận động ngành công nghiệp thép của Vương quốc Anh, cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng đang hiện hữu do giá năng lượng tăng vọt, điều có thể buộc các nhà máy phải đóng cửa.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ lạm phát ở Mỹ do giá năng lượng tăng cao
05:30' - 12/10/2021
Môi trường giá năng lượng tăng cao có thể đẩy lạm phát lên cao trong những tháng tới, làm giảm chi tiêu tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ khác và cuối cùng làm chậm sự phục hồi của kinh tế Mỹ.
-
Thị trường
Những khó khăn khi thế giới chuyển đổi sang năng lượng sạch
15:20' - 11/10/2021
Quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch đã đạt tiến bộ, nhưng chưa đủ nhanh để thế giới có thể giới hạn tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về khí hậu năm 2015.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng giá năng lượng tác động như thế nào đến Mỹ, châu Âu và châu Á?
06:30' - 11/10/2021
Một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang khiến giá khí đốt tự nhiên ở Anh, châu Âu và châu Á tăng vọt lên các mức cao kỷ lục.
-
Phân tích - Dự báo
Giá cả năng lượng tăng: 5 câu hỏi cho một vấn đề toàn cầu
15:51' - 09/10/2021
Sự phục hồi kinh tế đang diễn ra và lạm phát gia tăng đang khiến cả các chính phủ và hộ gia đình ngày càng lo ngại do ngân sách chi tiêu bị ảnh hưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu mới cho khả năng tự cường năng lượng của quốc gia lớn nhất ASEAN
06:30' - 30/11/2024
Một trong những chương trình hành động hàng đầu của Tổng thống Indonesia là đạt được khả năng tự cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với những khó khăn về tiềm lực tài chính.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của khủng hoảng kinh tế Đức đối với tam giác công nghiệp châu Âu
05:30' - 30/11/2024
Nước Đức thời kỳ hậu Thủ tướng Angela Merkel đang gặp nhiều khó khăn và sẽ sớm phải tổ chức cuộc bầu cử mới. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hai quốc gia láng giềng Pháp và Italy.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai thị trường tài chính Mỹ: Lợi ích đi kèm rủi ro
06:30' - 29/11/2024
Do cách tiếp cận chính trị và kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump rất phi truyền thống, thị trường đang cố hấp thụ những khả năng có thể xảy ra từ quá trình chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng.
-
Phân tích - Dự báo
"Trận cuồng phong" đang đến với ngành ô tô Đức
05:30' - 29/11/2024
Chỉ trong vòng một năm, tình hình ngành công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ, từ tâm lý lạc quan với lợi nhuận cao sang tới sự bi quan về triển vọng ảm đạm phía trước.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã việc đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
06:30' - 28/11/2024
Bộ trưởng Tài chính tương lai của Mỹ là cố vấn thân cận nhất của ông Donald Trump, nhờ việc bổ sung chiều sâu cho các đề xuất kinh tế và bảo vệ chính sách thương mại bảo hộ hơn của Tổng thống đắc cử.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng
05:30' - 28/11/2024
Cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông đang khiến ngành hóa dầu Hàn Quốc lâm vào "thế khó", thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hóa dầu lớn và giá cổ phiếu sụt giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30' - 27/11/2024
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.