Những sai lầm trong chính sách năng lượng của châu Âu
Trong nhiều năm, châu Âu đã cố gắng giảm sự phụ thuộc nguồn cung khí đốt vào Nga. Một trong những công cụ quan trọng để thực hiện điều này là tự do hóa thị trường. Kế hoạch này đã phát huy tác dụng khi thế giới có đủ nguồn nhiên liệu xanh ở mức giá vừa phải.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, dường như phương Tây lại đang phải trả giá đắt cho kế hoạch đó.
* Cải cách thị trường
Châu Âu đã có kế hoạch đầy tham vọng nhằm đình chỉ dự án đường ống dẫn khí đốt quốc tế South Stream (từ thành phố Anapa của Nga đến cảng Varna của Bulgaria) và đặt cược vào các nhà cung cấp thay thế, đồng thời mở rộng nhập khẩu khí hóa lỏng LNG.
Khoảng 20 năm trước, EU đã quyết định rằng để giảm sự phụ thuộc vào dầu bằng cách lập các trung tâm khí đốt ở Hà Lan và Vương quốc Anh. Những trung tâm này được vận hành như sàn giao dịch nhiên liệu, nơi mọi thứ phụ thuộc vào cung và cầu.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nguyên vật liệu thô đã giảm mạnh. Và điều này chỉ củng cố hơn nữa mong muốn của EU nhằm liên kết nhập khẩu với giá khí đốt giao ngay hơn là dầu với giá đắt hơn.
Do đó, theo The Wall Street Journal (WSJ), các quan chức và công ty châu Âu trong thập kỷ qua đã “gây áp lực thành công với Gazprom”. Đến năm 2019, hơn một nửa số hợp đồng của “gã khổng lồ” nước Nga với EU dựa trên giá giao ngay hoặc giá kỳ hạn.
* Chiến lược thất bại
Châu Âu đã vui mừng với sự xuất hiện của một “thị trường đa dạng hơn với các nhà cung cấp khác nhau”. Khí đốt luôn rẻ hơn dầu. Các nhà tư vấn năng lượng độc lập ước tính rằng EU đã tiết kiệm được 70 tỷ USD.
Tuy nhiên trong năm nay, mọi thứ đã thay đổi. Giá giao dịch cho nhiên liệu xanh tăng vọt 300-400%. Mặc dù hợp đồng dài hạn cho phép thời gian trì hoãn vài tháng, nhưng số lượng bổ sung thực tế phải được mua với giá hiện tại.
WSJ dẫn lời Jonathan Stern, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết: “Người Nga đã nói rằng đừng làm điều đó. Hãy giữ giá dầu cố định. Và cuối cùng người Nga đã hoàn toàn đúng”.
Châu Âu đã có chiến lược hoạt động khi có đủ khí đốt. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện sự thiếu hụt và giá cả tăng vọt, ngay lập tức chiến lược đã thất bại. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), EU vào năm 2021 sẽ phải trả nhiều hơn khoảng 30 tỷ USD cho nhu cầu năng lượng so với các quy định trước đây.
Các Bộ trưởng châu Âu đang vắt óc tìm cách giải quyết vấn đề. Nhưng như WSJ chỉ ra, họ có thể làm được rất ít. Leonid Khazanov, một chuyên gia công nghiệp độc lập, giải thích: “Cuộc khủng hoảng năng lượng được kích động bởi các nhà chức trách EU. Điều này liên quan đến sự phát triển nhanh chóng của năng lượng thay thế và hạn chế khả năng tiếp cận của Gazprom với đường ống dẫn khí đốt OPAL (đường ống dẫn khí trên bộ tiếp nối tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1). Do đó, việc bơm khí đốt từ Nga giảm xuống và Gazprom hoàn toàn có cơ sở để không vội vàng tăng cung, trong khi ưu tiên bán nguyên liệu thô tại các cuộc đấu giá”.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hồi đầu tháng 10 đã nói rằng cần phải đa dạng hóa các nhà cung cấp, cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn.
Bà nói: “Châu Âu ngày nay quá phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt, điều này khiến chúng ta dễ bị tổn thương”. Tuy nhiên, hy vọng về việc gia tăng nguồn cung cấp từ các nguồn khác - từ Trung Á đến khí đá phiến từ các mỏ đá châu Âu - đã không thành hiện thực. Bản thân sản lượng ở EU cũng giảm do sự cạn kiệt nhanh chóng của mỏ Groningen ở Hà Lan.
Trong khi đó, khí hóa lỏng LNG vẫn đắt hơn 30% so với khí đường ống. Ngoài ra, không có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng. Do đó, 90% lượng khí đốt mà EU tiêu thụ được nhập khẩu, trong đó gần một nửa đến từ Liên bang Nga.
* Hợp đồng dài hạn hay hợp đồng giao ngay?
Như hãng tin Bloomberg khẳng định, Moskva muốn sửa đổi quy tắc. Mặc dù nguồn cung sang châu Âu với giá giao ngay có thể mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng Nga vẫn quan tâm đến các hợp đồng dài hạn. Tổng thống Vladimir Putin cũng đã nói về điều này tại diễn đàn “Tuần lễ Năng lượng Nga”.
Chuyên gia Khazanov xác nhận: “Các hợp đồng dài hạn mang lại nguồn cung ổn định và định giá minh bạch trong nhiều năm, ngay cả khi doanh thu trên thoả thuận thấp hơn. Trong khi đó, các giao dịch giao ngay có thể xảy ra biến động mạnh so với các giao dịch mua tương đối nhỏ với kết quả tài chính không rõ ràng. Theo đó, hợp đồng dài hạn có lợi hơn một hợp đồng giao ngay”.
Các chuyên gia nhìn nhận vấn đề không chỉ ở việc từ bỏ giữ giá dầu, cũng như việc phát triển trong lĩnh vực năng lượng châu Âu trong 10-15 năm qua do các chính sách kinh tế trái ngược nhau.
Aleksei Grivach, Phó Tổng Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia, cho biết: “Các hợp đồng giá dầu cổ điển theo nghĩa nào đó đã lỗi thời. Tuy nhiên, thị trường dầu đã phát triển hơn nhiều và không có sự biến động trong một thời gian dài như điều mà chúng ta đã thấy trong 18 tháng qua về giá khí đốt giao ngay. Lúc đầu, giá giảm 5 đến 6 lần, sau đó nhanh chóng tăng lên 20”.
Trong bối cảnh đó, các hợp đồng dài hạn là rất quan trọng do đặc thù của ngành - chu kỳ đầu tư dài, chi phí vốn cao trong tất cả các giai đoạn, tính thời vụ rõ rệt và khó khăn trong tích trữ bảo quản. Đây chính xác là những gì mà các nhà cải cách châu Âu đã nhận ra, Phó Tổng Giám đốc Grivach nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tốc độ tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc chậm lại
07:16' - 09/11/2021
Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc cho biết nước này đã ghi nhận tốc độ tiêu thụ năng lượng chậm lại trong quý III/2021 trong lúc nỗ lực xây dựng cơ cấu tiêu thụ năng lượng sạch và ít carbon.
-
Thị trường
Nga mong muốn một thị trường năng lượng ổn định
08:13' - 04/11/2021
Tổng Giám đốc Gazprom Export, bà Elena Burmistrova cho biết Tập đoàn không quan tâm đến giá năng lượng cao hay thấp, mà muốn có một thị trường ổn định và dễ dự đoán.
-
Phân tích - Dự báo
Hội nghị COP26: Vai trò của thương mại trong chuyển đổi năng lượng xanh
05:30' - 04/11/2021
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) đang diễn ra ở Glasgow (Vương quốc Anh), giữa bối cảnh khí hậu Trái Đất ở trong tình trạng đáng báo động hơn bao giờ hết.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng năng lượng làm phức tạp thêm bài toán cắt giảm khí thải (Phần 2)
07:00' - 03/11/2021
Thúc đẩy chuyển đổi xanh ít carbon đã dần trở thành nhận thức chung của nhiều nước trên toàn cầu, với xu hướng chuyển sang các loại năng lượng tái tạo như phong điện, quang điện, thủy điện…
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng năng lượng làm phức tạp thêm bài toán cắt giảm khí thải (Phần 1)
06:30' - 03/11/2021
Trong khi nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng mạnh, muốn các nước cắt giảm mạnh lượng phát thải carbon, đẩy nhanh bước đi hướng đến không phát thải carbon sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn.
-
Phân tích - Dự báo
"Cú sốc" năng lượng lớn đầu tiên trong kỷ nguyên xanh
14:52' - 02/11/2021
Trong khi các nhà lãnh đạo thế giới đang chuẩn bị đưa ra những cam kết về nỗ lực kéo dài ba thập kỷ này thì một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn của kỷ nguyên xanh đang diễn ra.
-
Ý kiến và Bình luận
COP26: Chuyển dịch năng lượng - Thách thức nằm ở cơ chế
07:43' - 30/10/2021
Tại Việt Nam, chuyển đổi năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo đang là xu thế và yêu cầu cấp thiết để chống biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30'
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30' - 26/04/2025
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.