Những thay đổi lớn trong khu vực Đông Bắc Á
Thứ nhất, Triều Tiên đã tuyên bố rõ việc chuyển từ chính sách phát triển song song vũ khí hạt nhân và xây dựng kinh tế sang tập trung phát triển kinh tế. Thứ hai, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vài lần đã đề cập tới việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Đặc biệt, ông đã trực tiếp nhất trí với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In về việc tạo ra một Bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân và mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân.
Mối quan hệ “ly thân” giữa Triều Tiên và Trung Quốc do các vấn đề hạt nhân, và sự xấu đi trong quan hệ liên Triều dễ thấy đã được cải thiện và dẫn tới cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều chưa từng có. Bên cạnh đó, các quyết định về chính sách đối với Triều Tiên đã được đưa ra công khai. Điều này báo hiệu những sự thay đổi lớn trong các mối quan hệ ngoại giao, xã hội, kinh tế và chính trị.
Chuyến thăm Nga của Kim Jong-un và cuộc gặp thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản đã được lên kế hoạch cùng với cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai sẽ là một bước ngoặt dẫn tới những sự thay đổi trên Bán đảo Triều Tiên.
Sự thay đổi này bắt đầu từ Triều Tiên và đang có ảnh hưởng rất lớn tới Bán đảo Triều Tiên, thậm chí tới sự năng động của khu vực Đông Bắc Á. Triều Tiên là một miền đất duy nhất chưa phát triển ở Đông Bắc Á.
Mặc dù Triều Tiên đã đưa ra những kế hoạch xây dựng kinh tế tập trung và đang nỗ lực phát triển quốc gia với một "Chiến lược 5 năm", song nước này sẽ khó đạt được những kết quả hữu hình trong một thời gian ngắn nếu không có sự cải thiện lớn môi trường xung quanh.
Tình trạng cơ sở hạ tầng ở Triều Tiên khá tồi tệ. Nếu không có sự cải thiện lớn, nước này sẽ khó thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Với tình hình hiện tại, cần có sự đầu tư và sửa chữa lớn cơ sở hạ tầng của Triều Tiên như đường sắt, đường bộ và mạng lưới điện.
Do vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng là lớn và thời gian hoàn vốn lâu, nên các dự án cơ sở hạ tầng phải được đảm bảo bởi chính phủ các nước có liên quan hay tài trợ bởi các thể chế tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, sự hợp tác của cộng đồng quốc tế là rất cần thiết vì khó có nước nào có thể một mình đảm trách việc đầu tư hay phát triển ở Triều Tiên. Đặc biệt, sự hợp tác và các nỗ lực của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản là rất cần thiết.
Cơ chế hợp tác duy nhất ở Đông Bắc Á là có sự tham gia của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện có nhiều ý tưởng mới về phát triển Triều Tiên, song lý tưởng nhất là một cơ chế hợp tác ba bên. Để Triều Tiên tin tưởng cộng đồng quốc tế, cần có sự hợp tác ba bên này để phát triển Triều Tiên. Đây là vấn đề lớn nhất hiện nay ở Đông Bắc Á.
Thứ nhất, cần phải hỗ trợ cho những sự thay đổi của Triều Tiên. Đối với Triều Tiên, quyết định chuyển sang phi hạt nhân hóa hay xây dựng kinh tế không bao giờ là dễ dàng. Nói cách khác, xây dựng kinh tế thành công là cực kỳ quan trọng đối với Kim Jong-un.
Nếu vô tình Triều Tiên không đạt được các kết quả tích cực về kinh tế thì điều đó có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực không chỉ tới Triều Tiên mà còn cả Bán đảo Triều Tiên. Vì vậy, cần tiếp cận kế hoạch phát triển quốc gia mới của Triều Tiên trên cơ sở tập trung xây dựng kinh tế.
Thứ hai, việc hỗ trợ xây dựng nền kinh tế Triều Tiên không nên do Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản độc lập tiến hành, mà nên cùng nhau thực hiện để về phần mình, Triều Tiên sẽ không lệ thuộc vào một nước đặc biệt nào trong việc nhận nguồn lực phát triển mà sẽ nỗ lực duy trì một mức độ cân bằng nào đó trong quan hệ với ba nước trên.
Việc xây dựng hạ tầng như điện, đường bộ và đường sắt cần cho tái thiết nền kinh tế Triều Tiên cũng sẽ khó thực hiện nếu một nước nào đó làm một mình. Vì vậy, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nên hình thành cơ chế hợp tác kinh tế ba bên này.
Thứ ba, nên có tư duy và cách tiếp cận chiến lược đối với những sự thay đổi mới ở Triều Tiên. Hiện nay, cũng cần mời Triều Tiên hay Mông Cổ tham gia cơ chế hợp tác ba bên này. Nếu điều này là không khả thi, ít nhất Triều Tiên nên được chấp nhận như một quan sát viên để có thể tạo ra một môi trường giúp Triều Tiên khẳng định mình là một phần của khu vực Đông Bắc Á.
Bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt trong hơn 70 năm sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Giờ đây, người dân hai miền và thậm chí cả khu vực Đông Bắc Á đang cầu mong hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và sự thịnh vượng trong khu vực này.
Đây là tâm lý của dân chúng trong khu vực và nó không thể bị cản trở bởi bất kỳ thế lực hay học thuyết chiến tranh nào. Ba nước Hàn - Trung - Nhật nên cùng nhau đóng góp cho sự thịnh vượng và hợp tác ở Đông Bắc Á bằng cách nhận thức đầy đủ các xu thế lịch sử và hỗ trợ sự phát triển kinh tế Triều Tiên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Triều Tiên động thổ dự án kết nối đường sắt, đường bộ
08:20' - 26/12/2018
Trong ngày 26/12, Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức lễ động thổ tượng trưng dự án liên Triều hiện đại hóa và tái kết nối đường bộ và đường sắt qua khu vực biên giới được vũ trang hạng nặng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ hy vọng về cuộc gặp thứ 2 với nhà lãnh đạo Triều Tiên
10:29' - 25/12/2018
Trong một phát biểu đăng trên tài khoản Twitter ngày 24/12, Tổng thống Trump tỏ ý hy vọng về cuộc gặp thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác Mỹ-Hàn và tương lai của bán đảo Triều Tiên
12:52' - 21/12/2018
Hợp tác giữa Hàn Quốc và Mỹ có thể giúp chấm dứt sự thù địch lâu nay trên Bán đảo Triều Tiên và mang lại một "thời kỳ tươi sáng hơn" cho toàn bộ người dân nơi đây.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức Mỹ: Trung Quốc bắt đầu nới lỏng trừng phạt Triều Tiên
09:34' - 15/11/2018
Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên mặc dù vẫn cam kết duy trì sức ép cho đến khi chính quyền Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ duy trì đề nghị trừng phạt Triều Tiên
09:34' - 09/11/2018
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 8/11 đã triệu tập một cuộc họp để thảo luận về khả năng nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Boeing: Nhu cầu mua máy bay của khu vực Đông Bắc Á tăng mạnh
12:21' - 22/10/2018
Nhu cầu gia tăng đối với du lịch giá rẻ sẽ tiếp tục thúc đẩy số đơn đặt mua máy bay ở khu vực Đông Bắc Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.