Nông sản Việt xuất khẩu sang Trung Quốc còn nhiều bấp bênh
Nhằm triển khai hiệu quả các chương trình mở rộng thị trường cho nông sản Việt, ngày 26/8, tại Tp.Hồ Chí Minh, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt”.
Không còn là thị trường dễ tính Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Thành viên Hội đồng tư vấn cải cách, Phó Chủ tịch thường trực DAA Việt Nam, do sự tương đồng văn hóa, ẩm thực và gần gũi địa lý nên nhiều năm nay Trung Quốc là thị trường chiến lược và đầy tiềm năng cho nông sản Việt Nam.Riêng trong năm 2017, trong 3,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau củ quả thì Trung Quốc chiếm đến 76% giá trị. Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu nhiều loại nông sản của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản sang thị trường này còn bấp bênh. Xuất khẩu chủ yếu vẫn còn đi nhiều bằng đường tiểu ngạch nên không chú ý truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu. Nhiều trường hợp hàng hóa ứ đọng, giá giảm sâu, có khi bị đổ bỏ nơi cửa khẩu. Vấn đề minh bạch, uy tín trong hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Đề cập cụ thể hơn cơ hội cho nông sản Việt ở thị trường Trung Quốc, ông Vĩ Tích Thành, Tham tán Kinh tế và Thương mại Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Tp.Hồ Chí Minh chia sẻ, ẩm thực có vai trò lớn trong đời sống người dân Trung Quốc. Họ thích ăn, biết ăn và ăn rất khỏe.Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chủ động mở rộng nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân và đã trở thành quốc gia nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Hiện kim ngạch nhập khẩu nông sản của Trung Quốc chiếm 1/10 kim ngạch thương mại nông sản toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân 8,8%/năm.
Những điều kiện trên là cơ hội to lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào Trung Quốc. Chỉ cần lưu ý hơn một chút về vấn đề thói quen tiêu dùng và sở thích của người dân Trung Quốc thì Việt Nam có thể mở rộng tiêu thụ hơn nữa ở thị trường này. Tuy vậy, vấn đề xuất khẩu nông sản Việt sang Trung Quốc hiện đang gặp một số khó khăn nhất định. Theo ông Thành, nông sản Việt xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch. Tuy đây là một phần quan trọng của thương mại hai bên, nhưng mang tính tuỳ ý, không bền vững, có rủi ro lớn vì chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang làm.Sản xuất nông sản vẫn theo quy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm không đồng đều và sức cạnh tranh không cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt chưa chủ động khai thác thị trường Trung Quốc, phần lớn nông sản xuất khẩu sang là do các thương lái sang tận nơi để tìm nguồn hàng.
Dù là nước xuất khẩu nông sản lớn hiện nay nhưng Việt Nam vẫn thiếu thương hiệu về nông sản. Người tiêu dùng Trung Quốc, nhất là ở các thành phố lớn không có ấn tượng sâu sắc về hàng nông sản Việt Nam. Một thách thức nữa là các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam còn chưa hiểu rõ về thị trường tiêu dùng Trung Quốc.“Nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc là nước đông dân và có sức tiêu thụ lớn, người tiêu dùng Trung Quốc không có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, bất cứ sản phẩm gì cũng có người mua. Thực tế không phải như vậy, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày một tăng, thời kỳ mà chỉ cần ấm no đã là quá khứ”, ông Thành cho biết.
Ông Vũ Tiến Hùng, Trưởng Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu (Trung Quốc) cũng thừa nhận rằng, hầu như các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện nay đều thiếu thông tin về thị trường Trung Quốc. Thế nhưng, rất ít các doanh nghiệp tìm đến các phòng Thương vụ để tìm hiểu, chia sẻ thông tin, trong khi những thông tin này được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Thay đổi cách tiếp cận Để khai thác tốt thị trường Trung Quốc, ông Vĩ Tích Thành cho rằng, về mặt quản lý vĩ mô, cơ quan quản lý Nhà nước phải chủ động nghiên cứu thị trường, nắm bắt tình hình và xu hướng phát triển của thị trường; xây dựng và phổ biến chính sách hướng dẫn sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, phải lưu ý vấn đề sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm đúng với nhu cầu thị trường, chứ không phải tiêu thụ những gì mình có. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước cần tích cực kết nối chính sách với cơ quan như Hải quan, Kiểm dịch thực vật của các nước hữu quan để tạo điều kiện thuận lợi và kênh thông thoáng cho thương mại nông sản. Phát huy vai trò các tổ chức tài chính, tín dụng, cùng chia sẻ rủi ro với nông dân. Tăng cường ứng công nghệ chế biến tiên tiến vào sản xuất, đảm bảo chất lượng, xây dựng thương hiệu. Với sự phát triển vũ bão của thương mại điện tử như hiện nay, ông Thành cũng gợi ý các doanh nghiệp Việt Nam nên hợp tác với các doanh nghiệp thương mại điện tử nổi tiếng của Trung Quốc để mở các cửa hàng trực tuyến và cung cấp nông sản cho các siêu thị mới. “Các kênh lưu thông truyền thống có nhiều vướng mắc, thông tin thị trường không cập nhật đồng đều. Trong khi thương mại điện tử đang thu hẹp khoảng cách sản xuất và tiêu thụ, kết nối mở rộng tốt hơn thị trường tiêu dùng. Tuy vậy, để phát triển thương mại điện tử về nông sản đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống kho vận, đảm bảo chất lượng sản phẩm, vấn đề truy xuất nguồn gốc, nhân lực…”, ông Thành chia sẻ. Ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng cho rằng, Trung Quốc là một thị trường tiềm năng truyền thống lâu nay của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, thị trường này đã có những sự thay đổi về mặt chất lượng thị trường, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi theo và phải có cách tiếp cận mới. Theo ông Toản, để xuất khẩu ổn định ở thị trường Trung Quốc, đầu tiên là khâu sản xuất phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn, yêu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường này; đồng thời, tập trung vào khâu đóng gói, chế biến để gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam. Tại hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, việc thúc đẩy xuất khẩu theo đường chính ngạch là nhu cầu cấp thiết hiện nay. Do vậy, trong thời gian tới, hai nước cần có những cải thiện về cơ chế thương mại để ổn định vấn đề xuất khẩu và vì lợi ích hợp tác giữa hai bên.Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành, Đại sứ quán, tham tán thương mại trong việc cập thông thông tin thị trường, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam… để việc tiếp cận thị trường Trung Quốc được hiệu quả hơn./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá các loại nông sản thế giới đồng loạt tăng trong tuần qua
07:58' - 20/08/2018
Trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT, Mỹ), giá các loại nông sản đều tăng trong tuần giao dịch vừa qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối tiêu thụ nông sản ở các tỉnh biên giới Việt-Trung
13:28' - 18/08/2018
Ngày 18/8, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn đồng tổ chức hội nghị Kết nối tiêu thụ nông sản các tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông sản, thực phẩm Việt vượt rào để xuất khẩu châu Âu
13:23' - 17/08/2018
Việt Nam là một trong những quốc gia định hướng phát triển xuất khẩu và nằm trong nhóm dẫn đầu về xuất khẩu hàng hóa trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
11:37'
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong top 10 của thế giới; quy mô thương mại điện tử 20,5 tỷ USD năm 2023. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.