Nước Nga và 2/3 nhiệm kỳ của Tổng thống Putin
Bốn năm trước, vào ngày 7/5/2012, ông Vladimir Putin nhậm chức là người đứng đầu Chính phủ Nga, trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba của mình.
Lời tuyên thệ nhậm chức của ông Putin khẳng định đất nước đã sẵn sàng "đổi thay để đạt tới những thành tựu mới", và rằng "những năm tới là những năm bản lề, quyết định số phận nước Nga trong những thập kỷ tiếp theo".
Dư âm lời tuyên thệ này được ví gần giống như một lời tiên tri.
Bốn năm đã trôi qua và đó là một khoảng thời gian không hề êm ả đối với nước Nga và cá nhân người đứng đầu đất nước. Hai năm đầu của quãng thời gian này có thể dùng con số "zero" khi đề cập đến sự phục hồi và tăng trưởng của đất nước. Nước Nga chỉ thật sự biến đổi từ năm 2014.
Thậm chí giới quan sát cho rằng cần phải bổ sung vào sách giáo khoa về kỷ nguyên mới này của đất nước, khi Nga đã hồi sinh, đã thay đổi chính từ cuộc chiến trừng phạt và đáp trả trừng phạt với phương Tây, kéo dài suốt hai năm qua.
Áp lực từ bên ngoài, cùng với sự sụt giảm giá dầu đã đặt ra một thách thức hết sức nặng nề với một nền kinh tế mà xương sống chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và tài nguyên như Nga. Điện Kremlin đã chỉ rõ cần phải thay đổi nền kinh tế, để từng bước tháo gỡ những khó khăn.
Hai năm qua, đối mặt với lệnh trừng phạt quy mô chưa từng có từ các nước phương Tây, Nga dường như "dày dạn" hơn, và giờ đây có thể khẳng định Nga có đủ sức mạnh và năng lực để đối phó với những khó khăn.
Hồi cuối năm ngoái, Tổng thống Putin nói rằng nền kinh tế Nga gần như đã thoát khỏi giai đoạn căng thẳng nhất của khủng hoảng. Điều đó đang được minh chứng cùng với thời gian.
Hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của ông Putin, liệu rằng tình hình nội bộ và các điều kiện khách quan bên ngoài có phải trải qua những thay đổi triệt để nào không là điều các chuyên gia lúc này đang quan tâm.
Trong khi đó, rõ ràng, các cuộc tấn công thông tin nhằm vào Nga và nhà lãnh đạo của nước Nga ngày một tăng, và dường như ông Putin cũng không cảm thấy xa lạ với chuyện đó suốt bốn năm qua.
Đúng ngày nhậm chức nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba cách đây bốn năm, ông Putin đã ký thông qua Chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ của mình và tài liệu này được gọi là Sắc lệnh tháng Năm, với 11 văn bản xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong những năm tới, trước hết bao gồm các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, dân số và an ninh.
Tổng thống luôn giám sát chặt chẽ các quá trình nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Đặc biệt, mỗi năm vào ngày 7/5, trong lễ kỷ niệm ngày ký Sắc lệnh tháng Năm, ông đều tổ chức cuộc họp tổng kết, đánh giá việc thực hiện các sắc lệnh này cũng như răn đe, nhắc nhở các thuộc cấp. Nhiều lãnh đạo vì không hoàn thành trọng trách thậm chí đã phải từ chức.
Tuy nhiên, năm nay cuộc họp như thông lệ hàng năm không được ông Putin triệu tập, song điều đó không có nghĩa là Tổng thống đã lơ là giám sát. Thư ký báo chí của Tổng thống, ông Dmitry Peskov cho biết sự kiểm soát của Tổng thống "luôn luôn hiện diện trong các chương trình nghị sự của cả chính phủ cũng như tại phủ Tổng thống (điện Kremlin)".
Ngoài ra, ông Putin cũng hết sức sâu sát công việc của các thống đốc, và các đại diện đặc biệt của ông tại các vùng Liên bang. Ông nắm vững tất cả các thông số cần thiết.
Hãng tin TASS ngày 7/5 vừa qua bình luận: Bốn năm - theo Hiến pháp cũ là vừa tròn một nhiệm kỳ Tổng thống, và đáng lẽ nước Nga đã bước vào một cuộc bầu chọn "gương mặt mới" lãnh đạo đất nước từ cuối năm 2015 vừa qua.
Tuy vậy, những sửa đổi luật pháp cho phép Tổng thống đương nhiệm tiếp tục cương vị này thêm hai năm, và ông sẽ còn hai năm nữa để chèo lái con thuyền nước Nga đi theo quỹ đạo đã vạch ra từ đầu nhiệm kỳ.
Trong lời tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Putin khẳng định kiên quyết bảo vệ chủ quyền và độc lập của đất nước, phục vụ nhân dân. Hai phần ba nhiệm kỳ Tổng thống đã trôi qua cho thấy ông Putin luôn trung thành với lời thề này.
Các cử tri Nga đã luôn đánh giá như vậy về hiệu suất công việc của nhà lãnh đạo của mình. Kết quả một cuộc thăm dò hồi tháng Tư vừa qua do Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga tiến hành cho thấy đa số cử tri Nga tiếp tục đặt niềm tin tưởng vào ông Putin.
Cụ thể 82% số người được hỏi tán thành các hoạt động của Tổng thống; 84% cho biết sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho ông.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Putin: Kinh tế của Nga chưa cải thiện nhưng có khả quan
06:03' - 15/04/2016
Tổng thống Putin nhận định tình hình kinh tế Nga chưa được cải thiện, song phương hướng phát triển thì khả quan.
-
Tài chính
Nga không tăng thuế cho đến năm 2018
21:00' - 29/03/2016
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa cho biết, Chính phủ Nga sẽ không tăng thuế trong tình hình kinh tế hiện nay và tin rằng có thể quản lý được tình hình.
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Tỉ lệ nghèo ở mức cao nhất trong 9 năm do khủng hoảng
14:23' - 22/03/2016
Nền kinh tế đang bị suy thoái của Nga đã đẩy tỉ lệ nghèo của nước này lên mức cao nhất trong 9 năm qua, do nước này đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Kinh tế Nga: Kinh tế Nga đã ra khỏi suy thoái
16:53' - 05/02/2016
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev ngày 4/2 thông báo nền kinh tế nước này đã ra khỏi suy thoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.