OFSI: Thị trường nhà ở là rủi ro hàng đầu đối với kinh tế Canada

09:27' - 21/04/2023
BNEWS Cơ quan quản lý ngân hàng của Canada đang chuẩn bị đối phó với tình trạng căng thẳng trên thị trường nhà ở có khả năng kéo dài suốt cả năm trong bối cảnh rủi ro trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng.
Văn phòng giám sát các định chế Tài chính (OFSI) của Canada hôm 18/4 cho biết, trong triển vọng rủi ro hàng năm mới nhất rằng thị trường nhà ở là mối lo ngại hàng đầu khi lãi suất tăng cao thì xác suất vỡ nợ cao hơn.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Tổng giám đốc OFSI cho biết: “OFSI đang chuẩn bị cho khả năng thị trường nhà ở sẽ trải qua sự suy yếu kéo dài trong suốt năm 2023”.

 
Tuy nhiên, chất lượng tín dụng cho đến nay có vẻ khá tốt và bất động sản nhà ở vẫn ổn định. Nền tảng của nền kinh tế rất mạnh, tỷ lệ thất nghiệp vẫn rất thấp. Do đó, người Canada đang trả chi phí nợ cao hơn một cách khá dễ dàng. Việc đưa ra triển vọng rủi ro nhằm lưu ý mọi người rằng mặc dù tình hình tài chính có vẻ ổn định nhưng rủi ro vẫn còn đó.

Để chuẩn bị tốt hơn cho những rủi ro trong tương lai, OFSI đang xem xét các quy tắc bảo lãnh thế chấp B-20 bao gồm bài kiểm tra sức chịu đựng rủi ro. Các cuộc tham vấn công khai đã kết thúc vào ngày 14/4 trong giai đoạn đầu tiên xem xét các biện pháp trả nợ để kiểm soát rủi ro xung quanh mức nợ tiêu dùng cao, trong khi các cuộc tham vấn tiếp theo được lên kế hoạch như một phần của quy trình dự kiến sẽ diễn ra trong nhiều năm.

Cơ quan quản lý cũng đang xem xét kỹ hơn cách các ngân hàng xử lý các khoản thế chấp thanh toán cố định có lãi suất thay đổi, giúp giữ nguyên các khoản thanh toán hàng tháng ngay cả khi lãi suất tăng bằng cách đặt ngày càng ít các khoản thanh toán theo nguyên tắc.

Theo ông Routledge, sản phẩm thế chấp cụ thể không phải là mối quan tâm ngay lập tức, nhưng nó có thể trở thành vấn đề trong hai hoặc ba năm tới khi các điều khoản ban đầu được thiết lập, định giá lại và người vay cảm thấy bị ảnh hưởng nhiều hơn từ lãi suất cao hơn. Cơ quan quản lý đang tích cực đánh giá rủi ro và xem xét liệu các ngân hàng có dành đủ tài chính cho các vấn đề tiềm ẩn từ những người vay với sản phẩm thế chấp hay không./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục