OPEC đối mặt với những bất ổn mới
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC vừa nhất trí kéo dài việc cắt giảm sản lượng dầu thô cho đến cuối năm 2018 vì chính sách này đã đạt hiệu quả và giúp tăng đáng kể giá dầu thế giới trong năm nay.
Liên minh 24 nước do Saudi Arabia và Nga dẫn đầu cũng nhất trí sẵn sàng điều chỉnh lại chính sách này nếu việc tăng giá dầu khiến các công ty sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, đã tạm ngừng sản xuất khi giá dầu xuống thấp, trở lại thị trường.
Sau quãng thời gian ảm đạm, cuối cùng giá dầu mỏ đã đột ngột hồi phục. Chỉ riêng tháng này, giá trung bình của dầu Tây Texas đã tăng gần 5 USD, chạm mức trên 55 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2015. Dầu Brent ở khu vực châu Âu đã tăng khá nhiều, duy trì mức trên 60 USD/thùng trong tháng 11. Liệu thời kỳ hoàng kim có quay trở lại với các nhà sản xuất dầu mỏ?
Cuộc họp của OPEC tại diễn ra ngay khi thị trường dầu mỏ vừa có biến chuyển tích cực. Giá hợp đồng dầu WTI kỳ hạn giao đầu tháng này đã hoàn toàn đảo ngược. Trước đó, giá dầu mỏ giao sau 6 tháng duy trì ở mức cao hơn giá dầu mỏ giao ngay nhưng hiện tại, giá dầu kỳ hạn đã giảm xuống thấp hơn. Điều này cho thấy nhu cầu dầu mỏ giao ngay tăng cao hơn, do đó giá cũng tăng theo, ít nhất trong thời gian trước mắt.Nguyên nhân đằng sau những biến chuyển gần đây trên thị trường dầu mỏ không chỉ có hiệp định cắt giảm sản lượng của OPEC. Xét về nguồn cung, những căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đã làm gián đoạn thị trường. Cuộc chiến leo thang giữa Saudi Arabia và Iran ở Yemen ngày càng căng thẳng.Ngoài ra, cuộc chiến "chống tham nhũng" của Hoàng tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cũng là một yếu tố gây bất ổn cho khu vực cũng như nước thành viên mạnh nhất OPEC khi ra lệnh bắt giữ các nhà lãnh đạo quân sự, kinh doanh, tôn giáo và các thành viên trong gia đình. Rõ ràng, sự bất ổn ở Trung Đông khiến các quốc gia trong khu vực kỳ vọng giá dầu tăng cao hơn.
Tuy nhiên, mối lo ngại có thể đã bị thổi phồng. Cuộc cải tổ đất nước của Hoàng tử Bin Salman là một biến động lớn, nhưng dường như điều đó không ảnh hưởng nhiều đến ngành sản xuất dầu mỏ. Hơn nữa, căng thẳng Saudi Arabia-Iran đã diễn ra trong nhiều năm mà không hề leo thang thành một cuộc chiến công khai và có nhiều lý do quân sự, chính trị và địa lý để có thể tin rằng trước mắt sẽ không có một cuộc chiến nóng.Vậy nếu sự bất ổn ở Trung Đông không gây ra quá nhiều hậu quả như cả thế giới lo sợ, điều gì sẽ xảy ra với giá dầu mỏ? Nếu không tính đến các yếu tố địa chính trị, việc cắt giảm sản lượng của OPEC có hiệu quả như thế nào? Không dễ dàng để trả lời câu hỏi này. Ít nhất, có thể tạm kết luận rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng có nhiều khả năng sẽ tiếp tục được ký kết. Tuy nhiên, tháng 10 là tháng đầu tiên của năm nay cả OPEC và các nước không thuộc OPEC (do Nga dẫn đầu) đều đạt được mục tiêu sản xuất. Theo Bloomberg, Iraq - nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai sau Mỹ - là quốc gia phá vỡ cam kết OPEC nhiều nhất.Tuy nhiên, OPEC cũng không phải nhà cung cấp độc quyền trên thị trường dầu khí. Các nhà sản xuất khác, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ, lại tăng cường sản lượng trong khi OPEC đã cắt giảm.Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên gần 9,65 triệu thùng/ngày trong tuần đầu tiên của tháng 11. Đó là một con số cao trong nhiều năm liền.
Điều đáng chú ý hơn nữa là sản lượng dầu đá phiến đã tăng gần 15% kể từ mức thấp giữa năm 2016. Còn các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đều có độ bền (trung bình khoảng 5 năm) và sản lượng biến động liên tục. Trong khi đó, trữ lượng của Trung Quốc vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính sức mua của nước này đã đạt mức kỷ lục trong năm nay.Một mối lo ngại khác của OPEC là Liên bang Nga, quốc gia đóng vai trò chủ chốt và tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Nhiều nhà sản xuất của Nga tỏ ra khó chịu với dự định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Họ cho rằng những hành động này là sự trợ giá cho các nhà sản xuất dầu với chi phí cao.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Làn sóng bán ra kiếm lời làm giá dầu giảm hơn 1,5%
08:39' - 05/12/2017
Trong phiên giao dịch ngày 4/12, giá dầu thế giới giảm hơn 1%, trong bối cảnh các nhà đầu tư tiến hành bán chốt lời sau những phiên tăng liên tiếp gần đây.
-
Hàng hoá
Quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC tiếp sức cho giá dầu châu Á
15:56' - 01/12/2017
Phiên chiều 1/12, giá dầu châu Á tăng sau khi OPEC và các nước sản xuất dầu lớn khác nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm chấm dứt tình trạng dư cung “dai dẳng” trên toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC gặp khó trong việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu
19:31' - 29/11/2017
Sáu bộ trưởng từ các nước sản xuất dầu trong và ngoài Tổ chức OPEC đã nhóm họp tại Vienna, Áo trong ngày 29/11.
-
Kinh tế Thế giới
Venezuela tuyên bố sẵn sàng ngừng bán dầu cho Mỹ
11:09' - 29/11/2017
Căng thẳng ngoại giao giữa Venezuela và Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Chính phủ Venezuela ngày 28/11 tuyên bố nước này sẵn sàng ngừng cung cấp dầu cho Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẽ duy trì sản lượng dầu đến năm 2035
15:36' - 28/11/2017
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 27/11 cho biết nước này sẽ duy trì sản lượng dầu mỏ khai thác quanh mức 550 triệu tấn mỗi năm, hay 11 triệu thùng mỗi ngày, đến năm 2035.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.