Phân bổ SDR: Điều hiếm khi xảy ra của kinh tế toàn cầu
Theo Viện nghiên cứu an ninh (ISS) ngày 12/4, một động thái đáng chú ý gần đây là việc Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định xóa bỏ quyền phủ quyết của Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đối với việc cho phép Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) được phân bổ 650 tỷ USD theo điều khoản Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) để giúp các quốc gia chống lại đại dịch COVID-19 và phục hồi sau suy thoái kinh tế.
IMF và Liên hợp quốc (LHQ) vừa qua đều lên tiếng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nợ từ thị trường mới nổi, khi kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi sau đại dịch và tỷ lệ lãi suất tăng lên, cũng như việc rút vốn khỏi các quốc gia đang vay nợ quá mức.
Việc phân bổ SDR là rất hiếm khi xảy ra. Lần xảy ra gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2009. Khi đó, tổng số tiền được phân bổ lên tới 293 tỷ USD, trong khi đó, con số đề xuất hiện nay có thể tăng hơn gấp đôi.
Bộ trưởng Tài chính của Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã ủng hộ việc phân bổ 650 tỷ USD tại cuộc họp hồi tháng Ba vừa qua. Bộ Tài chính Anh sau đó cho biết quyền rút vốn đặc biệt bổ sung sẽ giúp các nước nghèo hơn “chi trả cho những nhu cầu thiết yếu như vaccine và nhập khẩu thực phẩm, đồng thời cải thiện vùng đệm của các thị trường mới nổi và các nước có thu nhập thấp”.
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak, người chủ trì cuộc họp, nói rằng thỏa thuận này “mở đường cho một hành động điều phối quan trọng nhằm hỗ trợ các quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới, nhằm đảm bảo rằng không quốc gia nào bị bỏ lại trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19”.
Ban điều hành IMF dự kiến sẽ thống nhất về biện pháp này tại cuộc họp mùa Xuân đang diễn ra. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ bao nhiêu trong tổng số 650 tỷ USD sẽ được phân bổ đến các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước ở châu Phi - những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc đóng cửa biên giới trên toàn cầu, khiến nhiều nước rơi vào cảnh nợ nần dường như không thể trả được.
Phân bổ quyền rút vốn đặc biệt là các giao dịch tài chính phức tạp. SDR là một loại tiền tệ trên lý thuyết của IMF, sự kết hợp của một rổ gồm 5 loại tiền tệ quốc gia chính trong thế giới thực – đó là các đồng USD, euro, nhân dân tệ, yen Nhật và bảng Anh. IMF sử dụng loại tiền tệ này làm cơ sở cho các khoản vay khẩn cấp của mình.
Việc phân bổ các SDR mới có hiệu lực giống như cung cấp hạn mức tín dụng cho các quốc gia. Các nước chỉ cần đưa khoản SDR được phân bổ vào nguồn dự trữ của mình mà không cần phải chi tiêu. Điều này có nghĩa là các nước này sẽ không phải trả lãi suất cho khoản tiền phân bổ này hoặc họ có thể thanh lý chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, họ sẽ phải trả lãi suất.
SDR được phân bổ dựa theo quy mô nền kinh tế của một quốc gia và đóng góp của quốc gia đó vào dự trữ của IMF, vì vậy, các quốc gia giàu hơn sẽ nhận được nhiều hơn. Tuy nhiên, những quốc gia giàu có hơn không cần khoản phân bổ này có thể chuyển chúng cho những quốc gia nghèo hơn.
Đã có 6 quốc gia giàu có quyết định quyên góp SDR của họ ngay cả trước khi đề xuất mới về việc phân bổ được đưa ra, theo đó những nước này cung cấp 9,6 tỷ USD trong tổng số 16,9 tỷ USD được huy động để hỗ trợ các nước đang phát triển với lãi suất bằng 0 thông qua một sáng kiến của IMF.
Mặc dù vậy, việc phân bổ SDR trị giá 650 tỷ USD đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số thì hoan nghênh, trong khi số khác cho rằng số tiền này quá nhỏ. Ví dụ như LHQ muốn nâng khoản tiền này lên tới 2.000 tỷ USD, trong khi Diễn đàn châu Phi và Mạng lưới Nợ và Phát triển cùng với 250 tổ chức phi chính phủ và các công ty khác kêu gọi phân bổ 3.000 tỷ USD. Họ nhấn mạnh rằng đây là điều cần thiết để giải quyết các khoản nợ liên quan đến đại dịch COVID-19 của thế giới đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi.
Tuy nhiên, số tiền 650 tỷ USD rõ ràng là mức tối đa mà Mỹ với quyền phủ quyết có thể thông qua mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội. Đảng Cộng hòa kiên quyết phản đối điều này vì cho rằng nó sẽ mang lại lợi ích không cân xứng cho những nước như Iran và Trung Quốc./.
- Từ khóa :
- imf
- kinh tế toàn cầu
- sdr
- Quyền rút vốn đặc biệt
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Kinh tế châu Âu cần hỗ trợ tài chính bổ sung
10:53' - 15/04/2021
Theo IMF, các nền kinh tế châu Âu cần sự hỗ trợ tài chính bổ sung trong năm nay và năm tới để ứng phó với những tác động dài hạn của cuộc khủng hoảng COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF kêu gọi gia tăng các nguồn lực tài chính để hỗ trợ kinh tế toàn cầu
06:30' - 14/04/2021
Kết thúc Hội nghị mùa Xuân, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục chi tiền để hỗ trợ kinh tế toàn cầu và đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF khuyến cáo về việc thiếu vaccine cho các nền kinh tế mới nổi và thu nhập thấp
20:27' - 12/04/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng các nền kinh tế mới nổi và thu nhập thấp cần được tiếp cận nhiều hơn với vaccine ngừa COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Trung Quốc cần thúc đẩy tiêu dùng nội địa
06:30' - 12/04/2021
Trung Quốc đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
IMF, WB thúc đẩy ý tưởng "hoán đổi nợ" lấy các dự án xanh
14:39' - 11/04/2021
Ý tưởng xóa nợ cho các nước nghèo đổi lấy các dự án "đầu tư xanh" đã được đưa ra tại trong khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong tuần này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Đồng USD suy giảm bất chấp dữ liệu việc làm khả quan của Mỹ
12:20' - 05/07/2025
Đồng USD đã giảm giá trong phiên giao dịch cuối ngày 4/7.
-
Tài chính
Thuế người giàu - nỗi lo của giới "nhiều tiền, lắm của"
10:17' - 05/07/2025
Tổng thống Lula giải thích: “Chúng tôi không định tăng thuế bừa bãi, mà điều chỉnh thuế đối với người giàu, để không phải cắt giảm ngân sách giáo dục và y tế”.
-
Tài chính
Cảnh báo giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính để lừa đảo
12:33' - 04/07/2025
Các đối tượng sử dụng danh nghĩa Bộ Tài chính nhằm yêu cầu người dân chuyển tiền thông qua các website; fanpage giả mạo này.
-
Tài chính
Người dân Mỹ gồng mình vì nợ sau “cơn sốt mua sắm” tránh thuế quan
07:10' - 04/07/2025
Với nhiều gia đình, việc chi tiêu dồn dập vào mùa xuân vừa qua là một “canh bạc” trước sự bất ổn – một quyết định có thể khiến họ phải chi tiêu tằn tiện trong nhiều năm tới.
-
Tài chính
Hải quan hướng dẫn thủ tục với địa chỉ cũ sau sắp xếp đơn vị hành chính
19:19' - 03/07/2025
Ngày 3/7, Cục Hải quan có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị thuộc Cục Hải quan về thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính.
-
Tài chính
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công
18:37' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1480/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
-
Tài chính
Fitch hạ triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Mexico
08:58' - 03/07/2025
Theo chuyên gia Tapia, trong ngắn hạn, lợi nhuận của các ngân hàng Mexico có thể sẽ giảm do tăng trưởng tín dụng chậm lại trong khi chi phí tín dụng gia tăng.
-
Tài chính
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh sắp được phân 4 nhóm mới
18:55' - 02/07/2025
Cục Thuế cho biết hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu sau khi bỏ thuế khoán từ năm 2026 nhau nhằm minh bạch hóa nghĩa vụ tài chính, tạo công bằng giữa các thành phần kinh tế.
-
Tài chính
Chi tiết 25 cơ sở thuế trực thuộc Cục Thuế Hà Nội
17:13' - 02/07/2025
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc Thuế TP Hà Nội được quy định tại Quyết định 1378/QĐ-CT ngày 30/6/2025 của Cục thuế.