Pháp phát hiện một ca mắc bệnh từ tháng 12/2019
Điều này có thể rất quan trọng trong việc đánh giá virus corona chủng mới xuất hiện từ khi nào và ở đâu.
Các nhà nghiên cứu Pháp đã kiểm tra lại mẫu bệnh phẩm của 24 bệnh nhân được điều trị vào tháng 12/2019 và tháng 1/2020, những người đã có kết quả xét nghiệm âm tính với cúm trước khi COVID-19 diễn tiến thành đại dịch.
Theo đó, một bệnh nhân 42 tuổi sinh ra ở Algeria, sống ở Pháp từ nhiều năm nay và làm nghề bán cá, đã bị mắc COVID-19.
Tuy nhiên, người đàn ông này đã không đi du lịch nước ngoài trong nhiều tháng trước khi ngã bệnh, và không biết mình có thể bị mắc bệnh ở đâu.
Vợ ông làm việc tại một cửa hàng bán lẻ gần sân bay Paris và thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài.
Đối với giới nghiên cứu, còn quá sớm để khẳng định người đàn ông này là "bệnh nhân số 0" của Pháp.
Tuy vậy, việc xác định bệnh nhân bị nhiễm đầu tiên rất đáng quan tâm về mặt dịch tễ học, vì nó thay đổi đáng kể kiến thức về SARS-CoV-2 và sự lây lan ở Pháp.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng báo cáo về việc COVID-19 đã xuất hiện vào tháng 12/2019 ở Pháp, sớm hơn so với suy nghĩ trước đây, là "không đáng ngạc nhiên", và kêu gọi các nước điều tra bất kỳ trường hợp đáng ngờ nào khác.
Trong một cuộc họp báo tại Geneva, người phát ngôn WHO Christian Lindmeier cho biết thêm, báo cáo về trường hợp mắc bệnh này sẽ mang lại “một bức tranh hoàn toàn mới về mọi thứ”.
Ông nhấn mạnh những phát hiện này có thể giúp hiểu rõ hơn về khả năng lây truyền của COVID-19.
Theo báo cáo, một bệnh viện ở Pháp đã kiểm tra các mẫu xét nghiệm cũ từ các bệnh nhân viêm phổi và phát hiện ra rằng họ đã điều trị cho một người đàn ông mắc COVID-19, sớm nhất là vào ngày 27/12, gần một tháng trước khi Chính phủ Pháp xác nhận các trường hợp đầu tiên.
Các chuyên gia cho rằng bệnh nhân này có thể có liên quan tới một người đến từ Vũ Hán – nơi được coi là nguồn bệnh, vào tháng 12 trước khi được Trung Quốc báo cáo.
Tuy nhiên, thực tế bệnh nhân người Pháp lại không có mối liên hệ trực tiếp nào với Trung Quốc hay có đi du lịch gần đây và các chuyên gia cho rằng cần phải điều tra thêm về trường hợp này của Pháp.
Ông Lindmeier khuyến khích các quốc gia khác kiểm tra hồ sơ về các trường hợp viêm phổi có nguồn gốc không xác định vào cuối năm 2019, vì điều này sẽ đưa ra một "bức tranh mới và rõ ràng hơn" về dịch bệnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Các nhà khoa học Đức phát hiện kháng thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2
07:41' - 06/05/2020
Các nhà khoa học ở Braunschweig (Đức) đã phát hiện các kháng thể có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào, qua đó hy vọng sớm sản xuất thuốc điều trị hiệu quả virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Đại dịch COVID-19 tái hiện đại dịch cúm 1918
22:30' - 05/05/2020
Mặc dù có một thế kỷ tiến bộ trong khoa học, đại dịch COVID-19 có nhiều điểm tương đồng với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
-
Kinh tế & Xã hội
Số người nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tây Ban Nha tăng kỷ lục
22:11' - 05/05/2020
Ngày 5/5, Bộ Lao động Tây Ban Nha cho biết số người thất nghiệp tại nước này trong tháng 4 đã tăng hơn 280.000 người lên 3,8 triệu người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine không có kế hoạch thúc đẩy gia nhập NATO trong tương lai gần
14:41'
Ukraine vừa cho biết nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo G7 tìm hướng giải quyết những vấn đề cấp bách
11:14'
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong các ngày 26-28/6 sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau, bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Đức huy động 18.000 cảnh sát đảm bảo an ninh
10:08'
Để đảm bảo an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, hàng nghìn cảnh sát đã được huy động làm nhiệm vụ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
07:45'
Trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà tốc độ tăng lương không theo kịp, lạm phát đang làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Hungary
07:45'
Ngày 25/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Budapest Liszt Ferenc, bắt đầu thăm Hungary theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội László Kövér.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công du châu Âu
21:58' - 25/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy vì các cuộc đình công
20:55' - 25/06/2022
Các cuộc đình công của nhân viên hãng hàng không Ryanair và Brussels Airlines đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc đã buộc hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy trong ngày 24/6.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng GDP của Pháp tiếp tục bị đè nặng vì lạm phát
16:42' - 25/06/2022
Theo báo cáo mới nhất do INSEE công bố, giá tiêu dùng ở Pháp dự kiến sẽ tăng lên 6,8% vào tháng Chín so với cùng kỳ năm ngoái, rồi duy trì ở gần mức đó trong thời gian còn lại của năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Italy: Sẽ không xảy ra tình trạng khẩn cấp về khí đốt vào mùa Đông
16:33' - 25/06/2022
Thủ tướng Italy cho rằng các nhà cung cấp khí đốt khác đang bắt đầu thay thế nguồn cung khí đốt của Nga.