Pháp sẽ ngừng thăm dò và khai thác dầu khí
Dự kiến trong ngày 6/9, Chính phủ Pháp sẽ công bố một dự luật ngừng cấp giấy phép thăm dò dầu khí trên lãnh thổ nước Pháp, với sự ủng hộ của các nhà hoạt động môi trường và phản ứng giận dữ của các tập đoàn công nghiệp lớn.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, dự luật này nhằm tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc khai thác và sản xuất dầu khí tại Pháp từ nay đến năm 2040. Bộ trưởng Môi trường Nicolas Hulot cho biết Pháp không khuyến khích sử dụng các sản phẩm dầu khí do thải phát khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
Ông nhấn mạnh các mục tiêu của Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu cần phải được thực hiện. Tuyên bố của ông Hulot cũng phù hợp với cam kết tranh cử được Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra hồi đầu năm.
Dự luật được cho cũng nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhất là ngoài biển, khi sự cố giàn khoan xảy ra. Trước đó, liên quan đến nhiên liệu hóa thạch phi truyền thống như khí đá phiến, việc thăm dò và khai thác bằng kỹ thuật nứt vỡ thủy lực - phương thức duy nhất đến nay, đã bị cấm ở Pháp từ năm 2011.
Dự luật mới sẽ cấm vĩnh viễn hoạt động này, "dù với bất kỳ kỹ thuật nào". Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ khi khí mỏ than sẽ tiếp tục được khai thác.
Dù chính phủ Pháp quyết định sẽ dành một thời hạn chuyển tiếp khá dài, song các doanh nghiệp dầu khí vẫn phản ứng giân dữ khi cho rằng đây là một dự luật "mang màu sắc chính trị".
Theo ông Francis Duseux, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Dầu khí Pháp, "sẽ chẳng có một tác động nào lên việc tiêu thụ xăng dầu cũng như làm giảm phát thải khí nhà kính vì những thứ không sản xuất được ở Pháp thì sẽ được nhập khẩu".
Ngược lại, các nhà hoạt động môi trường đã hoan nghênh dự luật này. Ông Michel Dubromel, chủ tịch Hội Môi trường Thiên nhiên Pháp, nhấn mạnh rằng dự luật trên mang "thông điệp chính trị quan trọng".
Theo ông, thời hạn từ nay đến 2040 sẽ cho phép các doanh nghiệp chuẩn bị tốt việc chuyển tiếp. Hiện nay có 63 dự án dầu khí đã được cấp phép hoạt động, phần lớn nằm ở lưu vực vùng Paris ở miền Bắc và vùng Aquitaine ở Tây Nam.
Trong năm 2016, Pháp chỉ sản xuất 815.000 tấn dầu, bằng 1% sản lượng tiêu thụ trên cả nước. Mỏ khí lớn nhất nằm tại Lacq thuộc tỉnh Pyrénées-Atlantiques đã ngừng hoạt động cách đây vài năm.
Hiện các công ty dầu khí vẫn đặt hy vọng vào cơ hội khai thác tại những vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Năm 2011, công ty Tullow Oil đã tìm thấy dầu ngoài khơi lãnh thổ Guyane thuộc Pháp.
Dù Tổng thống Macron muốn đình chỉ giấy phép tại lãnh thổ hải ngoại, song Bộ trưởng Hulot cho rằng sẽ rất khó để can thiệp khi giấy phép khai thác đã được Chính phủ ký, vì như vậy sẽ mở đường cho những tranh chấp giữa Nhà nước và các công ty có liên quan./.
>>> Cảnh báo nguy cơ đe dọa kế hoạch cân bằng thị trường dầu mỏ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu khí Mỹ phải chịu những thiệt hại lớn và lâu dài từ siêu bão Harvey
13:01' - 29/08/2017
Siêu bão Harvey đang hoành hành ở mỹ khiến ngành công nghiệp dầu khí của nước này phải chịu những thiệt hại to lớn và lâu dài.
-
Kinh tế Thế giới
Tập đoàn Total chi 7,45 tỷ USD mua lại doanh nghiệp dầu khí hàng đầu Đan Mạch
21:16' - 21/08/2017
Ngày 21/8, Tập đoàn dầu khí Pháp Total thông báo sẽ mua lại Maersk Oil, công ty con hoạt động trong ngành dầu khí của tập đoàn vận chuyển tàu thủy A.P. Moller-Maersk của Đan Mạch với giá 7,45 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Thủ tướng Đức Schroeder đáp trả chỉ trích công việc mới tại tập đoàn dầu khí của Nga
09:16' - 18/08/2017
Ngày 17/8, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder đã đáp trả lại những chỉ trích về công việc mới sắp tới của ông tại Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56' - 02/07/2025
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29' - 02/07/2025
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18' - 02/07/2025
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.