Pháp tìm cách khai thác "tiềm năng lớn" của Đông Nam Á
Ngày 26/3, Tổng thống Pháp François Hollande tới Singapore - chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến đi Đông Nam Á - chuyến công du cuối cùng của ông với tư cách nguyên thủ.
Mục tiêu chủ yếu của Tổng thống Hollande trong chuyến công du này là siết chặt các quan hệ giữa Pháp với khu vực Đông Nam Á “có tiềm năng rất lớn” về kinh tế. Paris cũng tìm cách khẳng định vị thế một cường quốc Thái Bình Dương, sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tổng thống Hollande sẽ ở Singapore trong hai ngày 26-27/3. Cùng đi với ông là khoảng 40 lãnh đạo các doanh nghiệp, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Singapore là đối tác thương mại số một của Pháp tại Đông Nam Á, với trao đổi thương mại khoảng 8 tỷ euro.
Tiếp theo Singapore, ngày 28/3, Tổng thống Pháp sẽ tới Malaysia - một khách hàng truyền thống của Pháp trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Kuala Lumpur đã mua nhiều tàu ngầm và máy bay vận tải của Pháp và hiện tại quan tâm đến các máy bay chiến đấu Rafale của tập đoàn Dassault.
Chuyến công du của Tổng thống Hollande sẽ khép lại tại Indonesia. Quốc gia "Vạn đảo" này đang có nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng biển. Pháp có thể hợp tác với Indonesia trong các lĩnh vực vận tải biển, xây dựng cảng, năng lượng biển, thông tin liên lạc và kể cả du lịch.
Theo các nhà quan sát, ngoài các mục tiêu về kinh tế, Pháp cũng tìm kiếm vai trò trên lĩnh vực địa chính trị Đông Nam Á, trong bối cảnh khu vực đang rơi vào không khí “bất định”, sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP. Nhiều nước ASEAN đang tìm kiếm các đồng minh chính trị và kinh tế mới, để đối phó với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực này.
Pháp là một trong các động lực chính trong hợp tác giữa Liên minh châu Âu (EU) và khối ASEAN, thông qua các hiệp định thương mại tự do. EU đã ký FTA với Việt Nam và dự kiến tiếp theo sẽ là Indonesia.
Theo báo Huffington Post, với các vùng lãnh thổ hải ngoại và vùng đặc quyền kinh tế biển tại Thái Bình Dương, Pháp được coi là một quốc gia Thái Bình Dương. Paris có thể có được một vai trò tại khu vực này “nếu biết cách liên kết hiệu quả với ‘các láng giềng’ châu Á”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp thành lập cơ quan chống tham nhũng mới
08:18' - 24/03/2017
Pháp đã thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng mới để kết nối nhiều cơ quan hành chính, chính quyền địa phương và các công ty tư nhân trong việc phát hiện và phòng chống tham nhũng.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử tổng thống Pháp: Ứng cử viên F. Fillon bị cáo buộc sử dụng "giấy tờ giả"
09:58' - 22/03/2017
Ứng cử viên tổng thống Pháp F. Fillon đáng đối mặt với cáo buộc sử dụng "giấy tờ giả".
-
Kinh tế Thế giới
Lý do nào khiến số trường quốc tế tại Đông Nam Á tăng nhanh?
18:44' - 10/03/2017
Malaysia hiện đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng học sinh theo học tại các trường quốc tế với tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng để giảng dạy.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore sẽ là thị trường IPO “nóng" nhất Đông Nam Á năm nay
17:29' - 18/01/2017
Singapore sẽ là nơi chứng kiến nhiều đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Nhật Bản tạo liên kết thu hút khách du lịch Đông Nam Á
10:52' - 19/10/2016
Ba doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ giao nhận hàng hóa và bán lẻ của Nhật Bản liên kết tạo thị trường thu hút khách du lịch Đông Nam Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Hàn Quốc cao nhất trong vòng 25 năm
18:08'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) ngày 1/7 công bố số liệu xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm, trong đó ghi nhận cán cân thương mại thâm hụt 10,3 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Eurozone tăng lên mức kỷ lục mới
17:43'
Giá tiêu dùng tại 19 nước thành viên Eurozone trong tháng 6 tăng 8,6%, vượt mức kỷ lục trước đó là 8,1% ghi nhận trong tháng 5.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức hai nước châu Âu
16:24'
Chiều 1/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hungary, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland từ 26/6-30/6.
-
Kinh tế Thế giới
EU thắt chặt quy định sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài
12:54'
Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về những quy định mới cho phép sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tiếp tục tăng cao
11:34'
Chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE)-chỉ số được Fed sử dụng làm thước đo lạm phát đã tăng 6,3% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Australia đẩy nhanh đàm phán FTA
11:06'
Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý đẩy nhanh các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Thương mại tự do (FTA) với Australia sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Anthony Albanese và Ủy viên EU Ursula von der Leyen.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Malaysia ở mức thấp nhất thế giới
10:58'
Tỷ lệ lạm phát của Malaysia vẫn nằm trong số nước thấp nhất trên thế giới do chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát giá hàng hóa và nhu yếu phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ gặp trở ngại lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
10:22'
Ngày 30/6, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết rằng Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) không được ban hành những quy định có ảnh hưởng sâu rộng nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nhà máy điện.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không yêu cầu Saudi Arabia tăng sản lượng dầu
10:08'
Tổng thống Mỹ sẽ không trực tiếp gây sức ép đối với Saudi Arabia nhằm tăng sản lượng dầu để kiềm chế giá dầu thô tăng vọt khi ông gặp Quốc vương và Thái tử Saudi Arabia trong chuyến thăm nước này.