Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII (Phần I)
Ngày 29/11, Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đồng bằng sông Hồng đã được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Đồng chủ trì có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị: “Vùng Đồng bằng sông Hồng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống văn hiến, cách mạng và anh hùng, nỗ lực phấn đấu, thực hiện thật tốt vai trò là trung tâm đầu não chính trị- hành chính quốc gia và động lực phát triển kinh tế của đất nước”. “Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thưa các vị đại biểu, cùng toàn thể các đồng chí, Để hoàn tất việc ban hành và tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa XIII đối với toàn bộ 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, hôm nay, chúng ta tổ chức Hội nghị toàn quốc (trực tiếp kết hợp với trực tuyến) để phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước cũng như trong Vùng, nhằm sớm đưa Nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển vùng - một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong việc phát triển nhanh, bền vững mỗi vùng nói riêng và cả nước nói chung, theo đúng tinh thần: "Tiền hô hậu ủng", "nhất hô bá ứng", "trên dưới đồng lòng" và "dọc ngang thông suốt"! Trước hết, tôi xin thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư và với tình cảm cá nhân, nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng tất cả các đồng chí tham dự Hội nghị ở trung tâm Hà Nội cũng như tại các điểm cầu trong cả nước, đặc biệt là tại điểm cầu các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng hơn 4.300 đại biểu). Mong các đồng chí tập trung nghiên cứu, thảo luận, tiếp thu sâu sắc và tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết quan trọng này của Bộ Chính trị, đáp ứng ở mức cao nhất mục đích, yêu cầu đề ra. Thưa các đồng chí, Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị đã được gửi tới các đồng chí; nội dung rất rõ ràng, dễ hiểu; các đồng chí cần nghiên cứu trực tiếp, kỹ lưỡng. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, theo sự phân công của Bộ Chính trị, đã trình bày đầy đủ, súc tích toàn bộ nội dung của Nghị quyết. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ do các đồng chí đại diện Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự đảng Chính phủ vừa trình bày đã thể hiện quyết tâm rất cao trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Các ý kiến phát biểu của một số đồng chí đại diện cho các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương cũng đã làm phong phú, sâu sắc thêm một số vấn đề, rất cụ thể và thiết thực. Sau đây, tôi xin có một số ý kiến có tính chất gợi mở, nhấn mạnh và làm rõ thêm một số vấn đề; và cũng chỉ tập trung vào trả lời 3 câu hỏi: (1) Vì sao vào lúc này Bộ Chính trị lại phải bàn và ra Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045? (2) Những ý tưởng mới, tinh thần mới, nội dung mới của Nghị quyết lần này là gì?; và (3) Chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để tổ chức thực hiện có kết quả những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết lần này của Bộ Chính trị đã đề ra, biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động? 1. Về câu hỏi thứ nhất: Vì sao lúc này Bộ Chính trị lại bàn và ra Nghị quyết về Vùng đồng bằng sông Hồng? Như chúng ta đều biết, Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được phân thành 2 tiểu vùng là: Tiểu vùng Bắc đồng bằng sông Hồng (Đồng thời cũng là Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ), gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên; và Tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, gồm 4 tỉnh: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đây luôn luôn là địa bàn cốt lõi của Vùng Thủ đô, có ý nghĩa chiến lược, quan trọng bậc nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Vùng đồng bằng sông Hồng được coi là cửa ngõ phía Bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại; có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ và tốt nhất cả nước về cả đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt với ba tuyến hành lang kinh tế đi qua: (i) Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; (ii) Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; (iii) Hành lang kinh tế Bắc - Nam (có tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đi qua), là tuyến hành lang kết nối các tuyến hành lang kinh tế phía Bắc với hành lang kinh tế phía Nam, tham gia vào tuyến hành lang xuyên Á. Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng là một trong ba vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước. Trong Vùng, có Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ lớn nhất của cả nước, có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, hào hoa và thanh lịch, văn hiến và anh hùng, nơi lắng hồn núi sông, thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Không phải ngẫu nhiên mà dân gian ta đã có câu: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An!""Hưng Yên, Nam Định, Bắc Ninh
Hải Dương, An Quảng gần quanh Hải Phòng Tiện thay sông Nhị một dòng Thuyền xuôi lại ngược, giàu lòng thảnh thơi Tản viên, Tam đảo ngất trời Rừng ngang một dải liền mười sáu châu Đồng Tụ Long, thiếc Sông Ngâu Tiền rừng, bạc biển, chẳng đâu sánh bằng!" Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng, ngày 14/9/2005, Bộ Chính trị khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW; và ngày 28/10/2011, Bộ Chính trị khoá XI đã ban hành Kết luận số 13-KL/TW về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và thời kỳ 2011 - 2020. Qua 17 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị các khóa IX và XI, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong Vùng đã phát huy truyền thống văn hiến, cách mạng, anh hùng vẻ vang và những tiềm năng, lợi thế vượt trội, nhất là về nguồn nhân lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, liên tục phấn đấu đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, như đã nêu trong Báo cáo tổng kết của Ban Kinh tế Trung ương. Nhờ đó, Vùng Đồng bằng sông Hồng luôn luôn khẳng định được vị trí, vai trò của một vùng kinh tế động lực, có đóng góp to lớn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế của cả nước, thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển. Tuy là một vùng đất chật, người đông nhất so với các vùng khác; diện tích tự nhiên chỉ có 21.278 km2, chiếm khoảng 6,42% diện tích cả nước; dân số khoảng hơn 23 triệu người, chiếm gần 24% dân số cả nước, nhưng quy mô kinh tế của Vùng luôn luôn được mở rộng; tỉ trọng đóng góp vào GDP cả nước tăng từ 26,9% năm 2010 lên 29,4% năm 2020; thu nhập bình quân đầu người cao hơn 1,3 lần so với bình quân chung cả nước; tổng thu ngân sách nhà nước của Vùng chiếm tới 32,7% tổng thu ngân sách của cả nước, tốc độ tăng thu bình quân là 16,7%/năm; tổng vốn đầu tư xã hội gấp 19,7 lần năm 2005 và chiếm 35,1%, đứng đầu cả nước; số lượng đô thị vùng tăng nhanh, tỉ lệ đô thị hóa của Vùng đến năm 2021 đạt 41%. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển khá nhanh và bền vững; hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và khu vực, đang trở thành một trong các vùng dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật lớn nhất của cả nước. Hai tuyến hành lang kinh tế (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); năm hành lang công nghiệp (Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Nội Bài - Hạ Long; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn), và hành lang kinh tế ven biển (Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình) từng bước được hình thành, phát triển; liên kết giữa đô thị trung tâm Vùng Đồng bằng sông Hồng với các địa phương, khu vực ven biển, các Khu đô thị, Khu công nghiệp, các cửa khẩu, cảng biển và các vùng khác, tạo động lực cho phát triển các địa phương và toàn vùng. Tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đang trở thành hạt nhân, trụ cột phát triển của Vùng và cả nước. Tuy nhiên, Vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn một số mặt hạn chế. Đó là: Kinh tế - xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vượt trội và vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng; quy mô kinh tế còn nhỏ, các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại chiếm tỉ lệ thấp, chưa tạo được tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững hơn nữa. Một số loại thị trường hình thành chậm và chưa đồng bộ. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Công nghiệp, đô thị phát triển khá nhưng còn mang tính tự phát; ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng nặng hơn. Chưa hình thành được các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung cho xuất khẩu; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao; tỉ lệ lao động nông nghiệp thiếu việc làm còn lớn; đời sống nhân dân ở nhiều vùng nông thôn còn khó khăn. Trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng, giữa các tiểu vùng còn có sự chênh lệch đáng kể. Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; đồng thời định hướng phát triển vùng theo hướng: "khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...". Tình hình thế giới, khu vực và trong nước, Vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức mới đan xen. Thực tế trên đây đã đặt ra yêu cầu chúng ta phải tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX; Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI và ban hành Nghị quyết mới về vấn đề đặc biệt quan trọng này, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn phát triển mới." (tiếp theo)Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
15:36' - 19/11/2022
Ngày 19/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiến hành tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hành động mạnh mẽ, khẩn trương hơn nữa trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
17:21' - 18/11/2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực phải làm quyết liệt và đồng bộ giữa "xây" và "chống", xây dựng, hoàn thiện thể chế để "bịt kín" những "kẽ hở".
-
Ý kiến và Bình luận
Học giả Trung Quốc: Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ Việt – Trung
18:11' - 02/11/2022
Giáo sư Dương Đan Chí cho rằng chuyến thăm vừa là "kim chỉ nam" cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong tương lai, vừa là sự khởi đầu tạo nền tảng tốt đẹp hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc
17:52' - 01/11/2022
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 1/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Uông Dương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Rộ chiêu lừa đảo mới liên quan đến vay vốn và mua sắm trực tuyến
08:33'
Không chỉ lừa đảo qua điện thoại, tội phạm công nghệ cao còn chiếm đoạt thông tin thẻ tín dụng thông qua các nền tảng mua sắm trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.