Phát hiện gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập vào Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ khi Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn có hiệu lực (ngày 16/5/2024) đến ngày 25/9/2024, tổng cộng có 55 lô dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm Salmonella, chiếm gần 1%.
Như vậy, nếu không xét nghiệm Salmonella, đã có một lượng lớn với trên 1.319 tấn thịt động vật bị nhiễm Salmonella được nhập khẩu vào Việt Nam, nguy cơ rất cao gây ra dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam. Việc kiểm dịch nhập khẩu đối với những lô âm tính thực hiện trong vòng 1-3 ngày; chỉ có khoảng 1% số lô sản phẩm động vật dương tính, cần nuôi cấy phân lập để khẳng định, cần 5-6 ngày làm việc theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Về việc ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT có gây khó cho việc nhập khẩu, Cục Thú y đã có các cuộc họp trao đổi với Tham tán nông nghiệp và cán bộ của các Đại sứ quán các nước Australia, New Zealand, Vương quốc Anh, Canada. Các nước này đều khẳng định không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, một số Tham tán Nông nghiệp các nước Mỹ, Brazil, Singapore, Pháp, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan… bày tỏ quan ngại về ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó cho việc nhập khẩu thịt của các nước và đề nghị trao đổi, làm rõ quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Trước đề nghị này, ngày 27/6/2024, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) đã tổ chức cuộc họp với phía Mỹ tại trụ sở WTO đồng thời mời Cục trưởng Cục Thú y, Vụ Hợp tác quốc tế (dự họp trực tuyến) để trao đổi, giải đáp các thắc mắc phía Mỹ kiến nghị. Cục Thú y khẳng định việc ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT đã tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế và không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong thời gian vừa qua. Cụ thể, từ ngày 16/5/2024 (thời điểm Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực) đến ngày 16/6/2024 (sau 01 tháng thực hiện), các nước xuất khẩu vào Việt Nam 59.461 tấn thịt và sản phẩm thịt, tương đương so với cùng kỳ năm 2023 (60.516 tấn thịt và sản phẩm thịt) và tương đương so với tháng 4/2024 (60.525 tấn thịt và sản phẩm thịt). Như vậy đến nay, việc triển khai Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT không làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. Trong khi đó, Quy định của EU về các chỉ tiêu Salmonella, E.coli là không được có Salmonella spp trong 25g thịt; E.coli tổng số không vượt quá 102 đến 5.102 tùy loại sản phẩm. Vương quốc Anh yêu cầu Việt Nam phải có Chương trình quốc gia giám sát Salmonella spp đối với các sản phẩm gà chế biến đang được đàm phán xuất khẩu sang nước này. Hay Hàn Quốc cũng có yêu cầu tương tự về kiểm soát Salmonella spp. Nhật Bản, Liên bang Nga và các nước Liên minh Á – Âu đã yêu cầu Việt Nam phải tổ chức kiểm soát Salmonella spp khi đàm phán, xuất khẩu thịt gà chế biến chín sang thị trường các nước này. Trung Quốc yêu cầu phải tổ chức giám sát, xét nghiệm chỉ tiêu Salmonella spp khi xuất khẩu sữa sang thị trường nước này. Singapore quy định không có Serotype chủng gây bệnh của Salmonella (Enteritidis; Pullorum, …) trong 25g; không có Serotype chủng gây bệnh của E.coli nhóm O (như O157) trong 25g thịt bò.Trong nước, các doanh nghiệp, hiệp hội đều có các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu để bảo vệ chăn nuôi trong nước, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước.
Chẳng hạn, Tập đoàn CJ tại Việt Nam đã gửi Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 24/2024/CV-CJ ngày 25/01/2024 về việc kiến nghị một số giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi tại Việt Nam. Theo đó, đơn vị có kiến nghị Thủ tướng tiếp tục quan tâm sâu sát và chỉ đạo các cơ quan liên quan sử dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, nhằm giảm thiểu tối đa việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam”. Đồng thời đề nghị ban hành “… hàng rào kỹ thuật trong tự vệ thương mại, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm và chăn nuôi không mong muốn nhập vào Việt Nam”. Các hội, hiệp hội chăn nuôi trong nước cũng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ, ngành có liên quan về kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, tương đồng với quy định đối với kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật chăn nuôi trong nước, bảo vệ sức khỏe động vật, người tiêu dùng. Các đại biểu Quốc hội cũng có những câu hỏi chất vấn nhằm tăng cường kiểm soát thịt nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu trên 450.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 6,4% (riêng đối với các sản phẩm thịt đạt trên 320.000 tấn, tăng trên 40%) so với cùng kỳ năm 2023. Trong số đó, Ấn Độ là nước đứng thứ đầu về xuất khẩu sản phẩm thịt (thịt và phụ phẩm ăn được của trâu) vào Việt Nam với số lượng trên 102.000 tấn, chiếm 25,3% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tiếp đến là Mỹ với trên 53.000 tấn, chiếm 13,5% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2023. Nga là nước đứng thứ 3, với trên 47.000 tấn, chiếm 11,7% và giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đức là nước đứng thứ 4, với trên 30.000 tấn, chiếm 7,7% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đức xuất khẩu phụ phẩm ăn được vào Việt Nam đứng thứ 3 (sau Ba Lan và Nga) với trên 24.000 tấn, chiếm 17,12% và tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2023. Hàn Quốc đứng thứ 5, với trên 30.000 tấn, chiếm 7,57% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, tăng trên 1% so với cùng kỳ năm 2023.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Vẫn khó thu hút đầu tư vào lĩnh vực giết mổ động vật
15:43' - 18/07/2024
Hiện cả nước chỉ có 433 cơ sở giết mổ động vật tập trung đang còn hoạt động; trong đó, có 45 cơ sở có dây chuyền giết mổ công nghiệp.
-
Hàng hoá
Ngăn chặn vận chuyển trái phép sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới
16:06' - 23/05/2024
Gần đây có hiện tượng vận chuyển các sản phẩm từ động vật nhai lại có chứa bột xương thịt/protein động vật đã qua chế biến từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) trái phép vào Việt Nam.
-
DN cần biết
Lưu ý quy định mới trong kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
14:13' - 15/05/2024
Để giúp doanh nghiệp hiểu đúng, hiểu đủ về thông tư mới quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, Cục Thú y đã tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến.
-
DN cần biết
Tháo gỡ vướng mắc trong kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
14:31' - 09/05/2024
Cục Thú y đã đối thoại, trả lời các vướng mắc của các doanh nghiệp trong hoạt động về kiểm dịch động vận, sản phẩm động vật khi thực hiện các thủ tục trên hệ thống một cửa. quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.
-
Hàng hoá
Dự trữ dầu tại Mỹ tăng mạnh kéo giá "vàng đen" đi xuống
07:42' - 21/11/2024
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ đã tăng mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gây áp lực lên giá dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu đứng vững giữa loạt yếu tố trái chiều
15:31' - 20/11/2024
Giá dầu duy trì ổn định trong phiên thứ hai liên tiếp vào chiều 20/11, khi có lo ngại về leo thang căng thẳng Nga-Ukraine có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga.
-
Hàng hoá
Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống logistics cửa khẩu
13:03' - 20/11/2024
Trong 10 tháng năm 2024, tổng giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt đạt 2,53 tỷ USD, tăng 88% so với cùng kỳ 2023.
-
Hàng hoá
Hoa tươi hút hàng ngày Nhà giáo Việt Nam
09:04' - 20/11/2024
Ngày 20/11 – Ngày Nhà giáo Việt Nam, ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh, sản phẩm hoa tươi hút hàng và không khí bán buôn sôi động diễn ra ngay từ sáng sớm.
-
Hàng hoá
Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung
07:00' - 20/11/2024
Phiên 19/11, giá dầu ít biến động, khi dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga-Ukraine làm dấy lên nguy cơ gián đoạn nguồn cung, nhưng việc mỏ Johan Sverdrup nối lại sản xuất đã hạn chế đà tăng của dầu.