Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bài 1 - Giá trị gia tăng nhỏ
Ngành công nghiệp hỗ trợ được xem như là nền tảng cho sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Trong những năm qua, Việt Nam đón nhận những bước nhảy vọt về hội nhập khi hàng loạt hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương lớn được ký kết.
Đứng trước cơ hội ấy, song các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam mặc dù được sự trợ giúp từ các cơ chế, chính sách nhưng vẫn vướng nhiều khó khăn. Làm sao để chen chân được vào thị trường công nghiệp hỗ trợ của các tập đoàn lớn, ở vị trí có giá trị gia tăng cao hơn đang là thách thức không hề nhỏ với các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ. Có thể kể đến như Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg quy định về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ và Quyết định số 1483/QĐ-TTg ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.Tiếp theo, ngày 8 tháng 10 năm 2014, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 9028/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Để tiếp tục xây dựng các chính sách hỗ trợ công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ có hiệu lực từ đầu năm 2016.
Theo đó, Bộ Công Thương cùng các bộ ngành cũng đã có nhiều thông tư quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hướng dẫn cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ, khai thuế giá trị gia tăng và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam…
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, trong giai đoạn vừa qua, các chính sách cho phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được ban hành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, trong khi đó còn nhiều mục tiêu quan trọng khác, nên nguồn lực dành cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo còn rất hạn chế. Theo PGS. TS. Tạ Lợi, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, chế tạo chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn và năng lực tài chính yếu kém nên khó khăn trong đầu tư cũng như mở rộng đầu tư.Trong khi đó, nhân lực, năng suất lao động của Việt Nam đứng ở tầng thấp trong khu vực (cao gấp 2 lần Lào nhưng kém Singapore khoảng 15 lần, kém Malaisia 6 lần, kém Thái Lan 4 lần…) Về mặt công nghệ, Việt Nam vẫn chỉ đạt ở mức trung bình trong khu vực với các sản phẩm làm ra chủ yếu đạt mức độ công nghệ trung bình và thấp, trong khi chi phí đầu vào quá cao so với nhà cung cấp cạnh tranh khác trong khu vực.
Là một trong những ngành có đóng góp cho sự phát triển của công nghiệp Việt Nam, công nghiệp điện tử Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng mạnh, trung bình hàng năm khoảng 30%; cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều tập đoàn công nghệ lớn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như Samsung, Canon, Nokia, Electronic…Trong 6 năm từ năm 2010 - 2015, từ mốc 7,6 tỷ USD doanh thu năm 2010, đến năm 2015 tổng doanh thu của ngành này ước đạt 49,5 tỷ USD, gần gấp 7 lần so với năm 2010.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, mặc dù có tốc độ phát triển mạnh như vậy, song thực tế, trong các sản phẩm sản xuất lắp ráp ở Việt Nam, giá trị nhập khẩu các linh kiện khá lớn, trong khi giá trị gia tăng do sản xuất trong nước lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể.Ngành công nghệ điện tử Việt Nam đang là một trong rất nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam nói chung, đứng ở vị trí gia công, lắp ráp.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, hiện nay ngành công nghiệp hỗ trợ phụ thuộc đến 80% nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hóa nhìn chung chỉ chiếm khoảng 25-30%, sản phẩm thường do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đảm nhiệm.
Ở một số ngành trong điểm như ô tô, da giày, dệt may… tỷ lệ cung ứng nguyên liệu cũng chỉ chiếm khoảng 20% chủ yếu với các sản phẩm đơn giản như cây kim, sợi chỉ, ốc vít… Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung mở rộng quy mô mà thiếu đầu tư chiều sâu vào công nghệ, thiết bị.
Theo ông Huỳnh Lưu Đức Toàn, đại diện Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, lý thuyết về khả năng tồn tại trên thị trường của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước là có thể.Nhưng với sự hạn chế từ nội tại, các doanh nghiệp nước ngoài muốn hỗ trợ, chuyển giao công nghệ nhưng phải liên kết với những doanh nghiệp manh mún, phải xây dựng lại từ con số âm, có chăng sẽ là sự e dè.
Ngay cả khi Việt Nam đã được sự quan tâm, tìm kiếm hợp tác từ Nhật Bản - một cường quốc trong công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp này nhưng Việt Nam dường như vẫn khó “chen chân” vào thị trường công nghiệp hỗ trợ.Minh chứng cho điều này ông Atsusuke Kawada, Trưởng văn phòng Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết, tỷ lệ cung ứng nguyên vật liệu và linh kiện tại chỗ của Việt Nam chỉ là 33,2%, cao hơn Philipines (28,4%), nhưng thấp hơn Trung Quốc (66,2%), Thái Lan (54,8%), Indonesia (43%), Malaisia (40,7%).
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã phải dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ tùng từ các nước lân cận này để sản xuất.
Theo các chuyên gia, hệ thống chính sách khuyến khích của Nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã khá đầy đủ, có rất nhiều ưu đãi vượt trội. Song, để hệ thống chính sách này tới được các doanh nghiệp lại là chuyện khác.Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng, trong khi các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có năng lực tài chính yếu, thì hiện các chính sách về tài chính chưa “chạm” đến được. Chưa kể một số nghị định, thông tư chưa đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và chưa dễ tiếp cận.
Ông Huỳnh Lưu Đức Toàn chứng minh, trong bảng lãi suất ưu đãi năm 2015 của ngân hàng có chỉ định ưu tiên lãi suất đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, ưu tiên ấy lại không thật sự đến với doanh nghiệp cần sự giúp đỡ, khi những quy định ràng buộc về quy trình cho vay còn chồng chéo, phức tạp.Chính vì vậy, nhiều năm qua, không chỉ riêng Samsung mà Electronic, Sony, Toshiba… đều yêu cầu phía đối tác phụ trợ cung ứng sản phẩm chất lượng đồng nhất với số lượng lớn nhưng các doanh nghiệp đều cam chịu là doanh nghiệp thứ cấp để từ từ học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và tập trung vốn để trở thành nhà cung cấp chính.Nhưng nếu không có sự hỗ trợ về lãi suất và các ưu đãi từ Chính phủ thì con đường này sẽ rất gian nan với doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở Việt Nam, ông Toàn cho biết.
Xem thêm:
>> Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bài 2: Đẩy mạnh kết nối chuỗi sản xuất xuất toàn cầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực ô tô
20:36' - 07/09/2016
Sau nhiều năm phát triển “ì ạch”, nhiều luồng thông tin cho rằng, Việt Nam nên bỏ luôn ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực ô tô, vì không hiệu quả và doanh nghiệp Việt cũng không đủ năng lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ các SME phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tiếp sức bằng chính sách
17:57' - 07/08/2016
Theo các chuyên gia, hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là tính liên kết kém nên khó tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ các SME phát triển công nghiệp hỗ trợ: Còn nhiều trở ngại
05:52' - 04/08/2016
Để ngành xương sống của đất nước phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phải đổi mới tư duy cũng như phương thức quản lý.
-
DN cần biết
Năng lực và công nghệ của ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế
18:55' - 17/06/2016
Đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm trên 80% số doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng của Việt Nam.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mất cơ hội vì thủ tục vay vốn kéo dài
15:38' - 31/05/2016
Hiện vẫn còn nhiều bất cập trong hệ thống chính sách hỗ trợ về vốn để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội kinh doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chợ truyền thống và kênh bán lẻ thay đổi để tiếp cận hành vi tiêu dùng mới
15:30'
Trong bối cảnh sức mua ngày càng suy giảm, chợ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại phải nhanh chóng thích nghi, thay đổi cách tiếp cận với hành vi tiêu dùng mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
15:23'
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính: Công tác chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước phải hoàn thành trước ngày 15/8
12:53'
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương quyết tâm cao, nỗ lực lớn để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, công việc tổ chức Triển lãm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ khởi công 2 tuyến đường sắt đô thị trong quý IV/2025
12:17'
Việc khởi công đồng thời hai tuyến đường sắt đô thị lớn trong quý IV/2025 được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông lên các trục đường huyết mạch, đặc biệt trong nội đô và khu vực cửa ngõ phía Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
Những “trụ cột” để kinh tế Khánh Hòa tăng trưởng
09:45'
Đối với phát triển kinh tế, Khánh Hòa hiện nay đứng trước những lợi thế chưa từng có, là cơ hội để đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, năng lượng, phát triển đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm Việt Nam gắn bó trách nhiệm, cùng ASEAN phát triển tự cường và gắn kết
09:31'
Cách đây tròn 3 thập kỷ, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức được kết nạp làm thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng trở thành đầu tàu tăng trưởng trong ASEAN
08:31'
Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất ASEAN, có tiềm năng trở thành đầu tàu tăng trưởng trong thập kỷ tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành sửa chữa khe co giãn cầu Long Thành từ trưa 25/7
21:51' - 24/07/2025
Đến nay, công tác sửa chữa đã cơ bản hoàn thành, dự kiến hoàn trả lại mặt bằng trước 12 giờ ngày 25/7, sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long tháo nút thắt cho các dự án giao thông
21:33' - 24/07/2025
Tỉnh Vĩnh Long có 90 dự án được triển khai trong năm 2025; trong đó, có 29 dự án chuyển tiếp, 41 dự án dự án khởi công mới và 20 dự án chuẩn bị đầu tư, tổng kế hoạch vốn năm là hơn 5.448 tỷ đồng.