Phòng, chống buôn lậu không thể từ một phía
Đến cửa khẩu Cốc Nam, Tân Thanh, Hữu Nghị của tỉnh Lạng Sơn những ngày giữa tháng 9, các hoạt đông giao thương vẫn diễn ra như thường lệ, nhưng ẩn sau đó là hoạt động buôn lậu của các đối tượng, nhất là giai đoạn cuối năm.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389), trước đây hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên tuyến biên giới các tỉnh phía Bắc diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp giữa Ban chỉ đạo 389 với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) và các lực lượng chức năng, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua các đường mòn, lối mở biên giới tại các tỉnh biên giới như :Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang… đã có sự chuyển biến tích cực.
Lạng Sơn là tỉnh có địa hình đặc biệt với đường biên giới dài hơn 200 km, với 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ cùng nhiều đường mòn, lối mở, đường tắt nên hoạt động buôn lậu diễn biến rất phức tạp.
Ông Vy Công Tường, Cục phó Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, các đối tượng lợi dụng địa hình hiểm trở, nhiều đường ngang lối tắt để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, số khác lợi dụng sự thông thoáng trong quy trình thủ tục hải quan để buôn lậu, gian lận thương mại.
Trong số đó, các mặt hàng vi phạm chủ yếu là hàng tiêu dùng; các mặt hàng có thuế suất nhập khẩu cao, hàng nhập khẩu có điều kiện; gia cầm và sản phẩm gia cầm...
Đối tượng buôn lậu trọng điểm là các chủ đầu nậu, bao gồm người địa phương và người từ các tỉnh khác thường thuê, khoán gọn cho các đối tượng lao động địa phương tự do, cư dân biên giới vận chuyển hàng nhập lậu qua biên giới để vận chuyển vào nội địa.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đối tượng vi phạm thường là các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, doanh nghiệp có độ rủi ro cao.
Ông Vy Công Tường chia sẻ thêm, phương thức, thủ đoạn buôn lậu của loại tội phạm này ngày càng tinh vi, các đối tượng thường tập kết hàng hóa ở các điểm sát biên giới, lợi dụng đêm tối, thời gian nghỉ giao ca của các lực lượng chức năng để vận chuyển nhỏ lẻ hàng hóa qua các lối mòn và hai bên cánh gà cửa khẩu Cốc Nam, Tân Thanh, Chi Ma.
Sau đó dùng xe gắn máy vận chuyển, tập kết tại các nhà dân, các kho hàng thuộc các khu vực như: xã Tân Thanh; thị trấn Đồng Đăng; thị trấn Lộc Bình... và hàng hóa được hợp thức hóa bằng hóa đơn lưu thông rồi vận chuyển bằng ô tô vào nội địa tiêu thụ.
“Để đối phó lực lượng chức năng, những kẻ buôn lậu tổ chức các chốt gác ở khắp nơi. Khi xe của lực lượng hải quan đi đến đâu, chúng thông báo cho nhau bằng bộ đàm, chỉ một chiếc xe máy, ô tô lạ đi vào khu vực gần biên giới cũng sẽ được những kẻ canh chốt kịp thời báo lại. Khi hàng bị bắt, chúng cho hàng loạt đối tượng trẻ em, phụ nữ lao vào giành giật, tẩu tán hàng hoặc quyết liệt chống trả, thậm chí sau khi bị thu giữ tang vật, các đối tượng đã “kéo quân” uy hiếp cơ quan chức năng”, ông Nguyễn Công Tuân, Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu Hữu Nghị cho biết.
Theo thống kê của Cục Hải quan Lạng Sơn, tính đến ngày 15/8, Cục đã bắt giữ, xử lý 456 vụ vi phạm, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, trị giá hàng hóa ước tính trên 19 tỷ đồng.
Còn tại Lào Cai, tình hình buôn lậu vận chuyển hàng hóa trái phép cũng diễn ra phức tạp, tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu có điều kiện, cấm nhập khẩu như: thuốc lá điếu, hàng tiêu dùng, điện thoại, máy tính bảng đã qua sử dụng, mỹ phẩm, giống thủy sản, khoáng sản, hoa quả...
Theo ông Nguyễn Quyết Chiến, Cục phó Cục hải quan Lào Cai, việc buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới có chiều hướng gia tăng, các đối tượng ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu thường cấu kết với một số đối tượng người Trung Quốc để buôn bán vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới.
Đại diện Cục hải quan Lào Cai cũng cho biết, các đối tượng buôn lậu hoạt động ngày càng tinh vi, sử dụng mọi phương thức, thủ đoạn như lợi dụng chế độ ưu đãi miễn kiểm tra của hải quan, chính sách ưu đãi, miễn thuế của cư dân biên giới, thuê người theo dõi các lực lượng chức năng, vận chuyển hàng theo từng cung đoạn, sử dụng biển kiểm soát giả, cất giấu hàng vào hầm, vách ngăn…
Đặc biệt, hiện nay nổi lên tình trạng lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan để buôn lậu. Mới đây, lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện 16 container chứa 440 tấn hạt dẻ có dấu hiệu lợi dụng chính sách hàng tạm nhập - tái xuất thẩm lậu vào nội địa.
Ông Nguyễn Quyết Chiến cũng cho biết, những tháng qua hải quan Lào Cai đã bắt giữ 25 vụ buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa trị giá hơn 432 triệu đồng.
Tuy nhiên, cuộc chiến chống buôn lậu của ngành hải quan đang gặp vô vàn khó khăn, thách thức. Theo ông Vy Công Tường, lực lượng Hải quan và Bộ đội Biên phòng trực tiếp chống buôn lậu trên tuyến biên giới còn mỏng, việc dàn trải quân số đảm bảo chốt trực địa bàn 24/24 giờ là rất khó khăn.
“Khi bị phát hiện ngăn chặn, đối tượng vi phạm rất manh động, chống đối và chạy trốn ngược trở lại Trung Quốc nên việc điều tra, xác minh tìm chủ sở hữu để xử lý gặp vướng mắc. Các đối tượng buôn lậu thường xẻ nhỏ hàng hóa khiến tang vật thu giữ có giá trị nhỏ, số lượng ít không đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự”, ông Vy Công Tường cho biết thêm.
Ngoài ra, đời sống nhân dân khu vực biên giới còn khó khăn, dân trí thấp, trong khi điều kiện canh tác trên đồi núi hiểm trở bị chia cắt, việc tưới tiêu và ứng dụng cơ giới hóa hạn chế nên sản xuất nông nghiệp không ổn định và thiếu các điều kiện để tìm kiếm việc làm ổn định.
Chính những hạn chế này giúp các đầu nậu lợi dụng, lôi kéo người dân vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khiến việc bắt giữ và xử lý của các cơ quan chức năng hết sức khó khăn.
Để phòng, chống buôn lậu trên tuyến biên giới đạt hiệu quả những tháng cuối năm, đại diện hải quan Lạng Sơn cho rằng, lực lượng chống buôn lậu cần chủ động triển khai các biện pháp thu thập thông tin, nắm tình hình các tổ chức, cá nhân có hoạt động vận chuyển hàng hóa, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn đơn vị được giao quản lý.
Cùng với công tác điều tra, xử lý, ông Nguyễn Công Tuân, Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn cho biết, phải tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân khu vực biên giới mới giúp ngăn ngừa được việc buôn lậu; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng như: Bộ đội Biên phòng, Công an, cơ quan Thuế, Quản lý Thị trường và chính quyền địa phương các cấp theo quy định tham gia phòng chống buôn lậu.../.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tình trạng buôn lậu, kinh doanh hàng giả ngày một phức tạp
22:09' - 29/07/2019
Chỉ tính riêng hoạt động kiểm tra chuyên ngành, các đội Quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện 2.318 vụ vi phạm, đã xử phạt 2.352 vụ, số tiền nộp ngân sách hơn 49 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Buôn lậu qua biên giới Việt Nam-Campuchia phức tạp
08:36' - 20/07/2019
Từ đầu năm đến nay, tình hình buôn lậu tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia ở An Giang diễn biến khá phức tạp và có tổ chức.
-
Thị trường
VTA đưa nhiều kiến nghị phòng chống buôn lậu thuốc lá hiệu quả
14:37' - 20/06/2019
Vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ VII (2018-2023) và kỷ niệm 30 năm thành lập VTA.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lai Châu: Giao thông mở hướng phát triển kinh tế mới cho vùng biên
17:30'
Huyện Phong Thổ, Lai Châu rất quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đến các xã, các bản khó khăn nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế cho bà con ở các địa phương.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp
09:15'
Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,66% xuống 2.183 điểm, chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30' - 25/11/2024
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34' - 25/11/2024
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06' - 24/11/2024
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.