Quân bài "bầu cử Mỹ" trong thương chiến Mỹ - Trung
Sau khi dự thảo về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung bị đổ vỡ hồi đầu tháng 5/2019, đồng Nhân dân tệ (NDT) đã bước vào chu kỳ hạ giá để loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp thuế quan của Mỹ, qua đó giúp Trung Quốc có thêm sức mạnh để "câu giờ" trong cuộc chiến thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cùng với đó, việc Trung Quốc ra đòn trả đũa thuế quan nhằm vào nông sản Mỹ dường như thể hiện mong muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thất bại trong tranh cử để liên nhiệm.
Trong khi đó, dường như Nhà Trắng đang tiến hành chiến tranh thương mại mà thiếu đi một sách lược tổng thể, lúc lên lúc xuống theo tâm trạng của ông Trump.
Theo tờ Tin tức Thế giới, Bắc Kinh dường như dần nhận ra mục tiêu tiến hành chiến tranh thương mại của ông Trump không phải nhằm tìm kiếm sự cân bằng về thương mại với Trung Quốc, mà muốn sử dụng "quân bài" Trung Quốc để giành thêm lá phiếu cử tri nhằm liên nhiệm thành công.
Chính vì ông Trump bị hạn chế bởi vấn đề nhiệm kỳ trong khi ông Tập Cận Bình thì không, nên Trung Quốc đã chuyển sang chiến thuật đấu tranh lâu dài với Mỹ.
Gần đây, ông Trump rõ ràng đã rất sốt ruột, tâm trạng lên xuống rất thất thường. Fox Business cho biết, khi trở lại New Hampshire vận động tranh cử vào ngày 15/8 vừa qua, ông Trump nói rằng khi ông đắc cử, thị trường sẽ tăng thêm hàng ngàn điểm, nhưng nếu vì lý do nào đó ông không thắng cử, những thị trường này sẽ sụp đổ.
Theo Tổng thống, điểm mấu chốt là người dân tại New Hampshire không có chọn lựa nào khác ngoài việc bỏ phiếu cho ông, nếu không quỹ hưu trí của họ và mọi thứ sẽ trôi xuống sông xuống biển.
Kiểu đe dọa như vậy, theo tờ Tin tức Thế giới, phản ánh tâm lý bi quan và cảm giác nguy cấp của ông Trump.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những lời nhận định rằng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không có lối thoát đã trở thành điểm yếu lớn của ông Trump, vì thế cả ông Tập Cận Bình và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jeromy Powell đều trở thành "lực cản" đối với ông Trump.
Trước đây, Mỹ đã cáo buộc Nga sử dụng Facebook, Twitter, Instagram và các dịch vụ truyền thông xã hội khác để phổ biến những thông điệp thất thiệt, nhằm chia rẽ người Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
Hiện nay, Mỹ đã khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống và để không xảy ra tình trạng tương tự, Washington đã ra đòn phủ đầu. Ngày 19/8, Facebook và Twitter cho biết, họ đã phát hiện và xóa bỏ nhiều tài khoản có nguồn gốc từ Trung Quốc Đại lục đưa thông tin sai lệch vì không muốn các dịch vụ của mình bị lợi dụng để thao túng mọi người.
Trung Quốc có 1,4 tỷ người, chiếm gần 1/5 dân số toàn cầu và đóng góp khoảng 30% tổng tiêu dùng toàn cầu. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, từ năm 2010-2017, Trung Quốc đều đứng thứ nhất thế giới về lượng tiêu thụ xe hơi, rượu các loại và điện thoại.
Bộ phận phân tích của The Economist (EIU) và hãng tư vấn Boston (BCG) dự đoán quy mô tiêu dùng của Trung Quốc đến năm 2021 sẽ đạt 6.100 tỷ USD, vì thế việc yêu cầu doanh nghiệp Mỹ rời khỏi "miếng bánh" Trung Quốc đi ngược với nguyên tắc toàn cầu hóa thương mại và sẽ gây tổn hại tới lợi ích lâu dài của doanh nghiệp Mỹ. Do đó, điều này về căn bản là không thực hiện được.
Ngoài ra, các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đã "bám rễ" sâu vào Trung Quốc. Năm 2018, tạp chí Forbes thống kê trong năm 2017, chỉ riêng 5 tập đoàn của Mỹ là Apple, Walmart, Qualcomm, Intel và Boeing đã kiếm được 93,7 tỷ USD từ Trung Quốc.
Ngoài ngành chế tạo, ngành thời trang mỗi năm cũng kiếm được ít nhất 100 tỷ USD từ Trung Quốc. Như vậy, sẽ rất khó để vì một lời nói của ông Trump mà những doanh nghiệp này rút khỏi một thị trường béo bở.
Ông Trump có vẻ như đã coi nhẹ đóng góp của ngành dịch vụ Mỹ trong cán cân thương mại với Trung Quốc và quan tâm nhiều hơn tới ngành chế tạo Mỹ để lấy lòng tầng lớp công nhân. Dựa trên điểm này, Bắc Kinh đã đánh vào "thắt lưng" chính trị gia này.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng 6/2019, phía Trung Quốc cam kết mua 20 triệu tấn đậu tương Mỹ, nhưng tới nay chỉ mua gần 1.000 tấn.
Thông điệp mà Bắc Kinh muốn phát đi là phía Mỹ cần phải dỡ bỏ biện pháp thuế quan, dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với tập đoàn công nghệ Huawei thì Trung Quốc mới đáp lễ. Tuy nhiên, ông Trump vẫn không đáp ứng, vì thế phía Trung Quốc đã dừng mua đậu tương của Mỹ. Điều này đánh mạnh vào "kho phiếu" của cử tri Mỹ dành cho ông Trump./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Lợi nhuận doanh nghiệp Nhật giảm sút vì thương chiến Mỹ - Trung
14:33' - 02/09/2019
Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 2/9 cho thấy lợi nhuận doanh nghiệp trong quý kết thúc vào tháng 6/2019 tại nước này đã giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Nguyên nhân Trung Quốc bất ngờ thay đổi thái độ đối với thương chiến
05:30' - 30/08/2019
Các biện pháp thuế quan mới của Trung Quốc nhằm vào hàng hóa Mỹ được đưa ra trong bối cảnh áp lực kinh tế suy giảm ngày một tăng, các chỉ số về công nghiệp, tiêu dùng xuất hiện dấu hiệu đáng lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng giải quyết thương chiến với Mỹ thông qua đối thoại
12:14' - 26/08/2019
Ngày 26/8, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán thương mại Mỹ-Trung tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết tranh chấp thương mại với Washington thông qua đối thoại hòa bình.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Mỹ ngày càng ủng hộ thương mại tự do khi thương chiến leo thang
05:30' - 26/08/2019
Gần 2/3 người được hỏi, tương đương 64%, coi thương mại tự do có lợi cho Mỹ, tăng 7% so với kết quả thăm dò hồi năm 2017.
-
DN cần biết
Ngành kinh doanh đồ thể thao của Mỹ bị ảnh hưởng bởi thương chiến
21:01' - 15/08/2019
Giày dép và quần áo thể thao sẽ là những mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt áp thuế thứ tư của Mỹ đối với các sản phẩm "Made in China".
-
Kinh tế Thế giới
Sức đàn hồi của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
05:30' - 15/08/2019
Chuyên mục "Phân tích bình luận" của trang báo điện tử HK01 đăng bài viết nhận định Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa thay đổi tiến trình của cuộc chiến thương mại chỉ sau một đêm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03'
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.