Rào cản cho việc triển khai thuế doanh nghiệp toàn cầu
Theo báo Yomiuri, trong cuộc họp giữa Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra vào ngày 10/7 tại Italy, các nhà lãnh đạo đã cơ bản nhất trí về việc áp dụng quy định mới nhằm ngăn ngừa hoạt động "né tránh" thuế của các tập đoàn đa quốc gia.
Các quốc gia hiện đang khẩn trương cụ thể hóa quy định nhằm hướng tới quyết định chính thức cuối cùng tại Hội nghị G20 dự kiến diễn ra vào tháng 10/2021. Tuy nhiên, khả năng quá trình đàm phán giữa các quốc gia sẽ vấp phải nhiều khó khăn.
Phát biểu họp báo sau khi kết thúc cuộc họp, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Aso Taro cho biết, quyết định lần này của G20 sẽ thay đổi nguyên tắc thuế quan quốc tế được hình thành 100 năm và là sự thay đổi mang tính lịch sử to lớn.
Tuyên bố chung sau hội nghị cũng khẳng định rõ các bên đã đạt được "sự nhất trí mang tính lịch sử". Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Italy ông Daniele Franco đã nhấn mạnh rằng quyết định của G20 sẽ góp phần xóa bỏ cạnh tranh trong việc giảm thuế doanh nghiệp.
Quy định mới được G20 cơ bản đồng thuận bao gồm hai trụ cột là hình thức "thuế kỹ thuật số" áp thuế trên doanh thu tại nước sở tại mà không dựa trên trụ sở hoạt động và tỷ lệ thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15%.
Việc đánh thuế kỹ thuật số sẽ cho phép đánh thuế ngay cả ở những quốc gia không triển khai trụ sở những công ty có doanh thu hơn 20 tỷ euro và tỷ suất lợi nhuận trước thuế hơn 10%.
Ước tính có khoảng 100 công ty thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này, bao gồm cả các công ty công nghệ thông tin lớn của Mỹ hiện đang kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ từ các dịch vụ kỹ thuật số như quảng cáo và phân phối âm nhạc.
Việc áp dụng tỷ lệ thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu nhằm mục đích ngăn chặn các doanh nghiệp đa quốc gia có hành vi chuyển lợi nhuận sang các công ty con được thành lập ở các nước có mức thuế thấp. Trường hợp các tập đoàn có công ty con tại các quốc gia có mức thuế doanh nghiệp thấp hơn tiêu chuẩn thuế chung toàn cầu, công ty mẹ sẽ có trách nhiệm đóng phần chênh lệch.
Đến thời điểm này, có 132 quốc gia và vùng lãnh thổ chi biết sẽ tham gia quy định mới, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu. Việc các quan chức G20 đạt được đồng thuận cơ bản trong cuộc họp vừa qua sẽ là yếu tố quan trọng để G20 thông qua quyết định cuối cùng tại Hội nghị giữa các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương diễn ra tại Mỹ vào tháng 10/2021 và tiến tới áp dụng vào năm 2023.
Việc thảo luận về quy định thuế doanh nghiệp chung toàn cầu đã được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tiến hành liên tục từ năm 2012, dưới sự dẫn dắt của G20. Thời điểm ban đầu, Mỹ đã thể hiện thái độ tiêu cực đối với quy định mới này khi cho rằng mục tiêu nhắm đến là các doanh nghiệp Mỹ. Trong khi đó, một số nước như Anh, Pháp… đã quyết định áp dụng thuế kỹ thuật số riêng tại từng nước.
Sau khi lên cầm quyền, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã thay đổi quan điểm và chuyển sang ủng hộ quy định mới, với nhận định rằng việc áp dụng tỷ lệ thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ là điều kiện quan trọng để chính quyền Biden tiến hành tăng thuế doanh nghiệp trong nước, từ đó hiện thực hóa kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Ngoài ra, cũng có thể thấy áp lực tài chính tại các quốc gia cũng tăng lên do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) và việc thúc đẩy xây dựng quy định về tỷ lệ thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ là cơ hội để các quốc gia này đảm bảo nguồn thu từ thuế.
Phát biểu ngày 11/7, Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen đã tóm lược rằng: "Một cuộc thảo luận mang tính xây dựng đã diễn ra. Hợp tác đa phương đã hồi sinh". Vấn đề tranh luận trong thời gian tới sẽ là nội dung cụ thể hóa nêu trong quy định mới. Các điểm chung đã được các quốc gia cơ bản đồng thuận, song khả năng các nước sẽ có quan điểm khác nhau về những điều khoản mang tính lợi ích - thiệt hại cho quốc gia.
Quy định về thuế kỹ thuật số vẫn còn các điểm phải thảo luận, khi các quốc gia vẫn còn ý kiến khác nhau về tỷ lệ phân bổ cho quốc gia mà doanh nghiệp có doanh thu. Ngoài ra, một số nước vẫn chưa quyết định thời điểm dỡ bỏ, chấm dứt thuế kỹ thuật số hiện đang áp dụng.
Tại Mỹ, hiện có những nghị sỹ liên bang thể hiện thái độ thận trọng đối với thuế kỹ thuật số. Do đó, cũng có quan điểm cho rằng, việc Quốc hội Mỹ thông qua loại thuế này là không đơn giản.
Xung quanh tỷ lệ thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, một số nước vẫn giữ quan điểm cho rằng mức 15% là chưa đủ, trong khi một số nước hiện duy trì chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp dưới 15% như Ireland, Hungary… lại chưa bày tỏ ý định tham gia. Do vậy, để đi đến quyết định chính thức cuối cùng, việc vận động sự ủng hộ của các quốc gia này là không thể thiếu./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Các Bộ trưởng Tài chính G20 dự định “bật đèn xanh” cho cải cách thuế toàn cầu
21:02' - 10/07/2021
Khuôn khổ cải cách thuế này, gồm thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ở mức 15%, đã được 131 quốc gia nhất trí vào đầu tháng này và có thể được áp dụng vào năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch cải cách thuế toàn cầu - chủ đề chính tại cuộc họp G20 sắp tới
16:02' - 08/07/2021
Các Bộ trưởng Tài chính G20 kỳ vọng có thể kêu gọi các cường quốc ủng hộ kế hoạch đánh thuế các công ty đa quốc gia một cách công bằng hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kêu gọi thêm nhiều quốc gia tham gia thỏa thuận thuế toàn cầu
09:01' - 03/07/2021
Mỹ vẫn đang nỗ lực để có thêm nhiều quốc tham gia vào thỏa thuận đánh thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% mà đã được 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới ký kết trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận thuế toàn cầu của G7 và tác động với doanh nghiệp
06:30' - 16/06/2021
Vì sao các công ty công nghệ lớn, vốn có lợi nhuận khổng lồ và các chiến lược tránh thuế phức tạp, tỏ ra hoan nghênh mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu của G7?
-
Tài chính & Ngân hàng
OECD: Thỏa thuận thuế toàn cầu có thể chưa đạt được cho đến tháng 10/2021
14:25' - 01/06/2021
Một thỏa thuận đầy đủ về các quy định thuế sửa đổi trên toàn cầu và buộc các công ty đa quốc gia phải trả nhiều tiền hơn tại những nơi họ hoạt động có thể sẽ chưa đạt được cho đến tháng 10/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
-
Kinh tế Thế giới
Gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ EU-Ukraine đến hết năm 2025
08:44'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine vừa đạt được thỏa thuận gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ đến ngày 31/12 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Trung Quốc đàm phán thuế quan với xe điện nhập khẩu
08:23'
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc bãi bỏ thuế quan của EU đối với ô tô điện (EV) nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Nhật Bản "bắt tay" giảm rào cản thương mại
08:14'
Anh và Nhật Bản đã nhất trí về sự cần thiết của việc các quốc gia cùng chí hướng hợp tác giảm bớt rào cản thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ sẽ đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam
07:50'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ là người đứng đầu phía Hoa Kỳ để đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU tạm hoãn 90 ngày biện pháp đáp trả
20:37' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạm hoãn triển khai các biện pháp đáp trả thuế quan đối với Mỹ.