Renault trì hoãn sáp nhập với Fiat Chrysler
Nhà sản xuất ô tô Renault (Pháp) đã trì hoãn đưa ra quyết định về việc sáp nhập với liên doanh Fiat Chrysler Automobiles (FCA) của Italy - Mỹ, trong bối cảnh ban lãnh đạo của Renault và Nissan (Nhật Bản) phát hiện ra các khoản chi tiêu đáng ngờ trị giá 11 triệu euro (12,4 triệu USD) có liên quan đến cựu Chủ tịch Carlos Ghosn tại chi nhánh của liên minh này ở Hà Lan.
Thỏa thuận giữa Fiat Chrysler và Renault vẫn có vẻ “sáng sủa”, nhưng nó đang phải đối mặt với sự chỉ trích mới từ nghiệp đoàn của Renault cũng như những câu hỏi từ đối tác Nhật Bản của họ là Nissan.Chính phủ Pháp cũng đang đặt ra những điều kiện cho thỏa thuận này, bao gồm bảo đảm việc làm và một trụ sở hoạt động đặt tại Pháp.
Hội đồng quản trị của Renault sẽ họp lại vào cuối ngày thứ Tư (5/6) để tiếp tục nghiên cứu đề xuất sáp nhập do Fiat Chrysler đưa ra hồi tuần trước. Nếu đạt được thỏa thuận, hai hãng sản xuất ô tô này sẽ tiết kiệm được khoảng 5 tỷ euro (5,6 tỷ USD) mỗi năm.Nhưng các công nhân lo ngại việc sáp nhập có thể khiến họ mất việc làm, trong khi các nhà phân tích cảnh báo liên minh này có thể sa lầy vào những thách thức khi phải quản lý một công ty có quy mô lớn và trải dài trên nhiều quốc gia như vậy.
Bên “thua cuộc” trong thỏa thuận này có thể là Nissan của Nhật Bản, công ty từng một thời nằm trong liên minh hùng mạnh với Renault và Mitsubishi, nhưng đang gặp khó khăn kể từ khi CEO Carlos Ghosn bị bắt vào tháng 11 năm ngoái. CEO Nissan Hiroto Saikawa đã phát đi những tín hiệu không mấy lạc quan về khả năng công ty của ông sẽ tham gia vụ sáp nhập Renault-Fiat Chrysler.Thậm chí, ông còn đề nghị thêm FCA vào liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi hiện tại. Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 4/6, ông Saikawa cho biết rằng thỏa thuận giữa Renault-Fiat Chrysler sẽ "thay đổi đáng kể" cấu trúc của quan hệ đối tác lâu năm giữa Nissan với Renault.
Nissan sẽ phải phân tích cặn kẽ các mối quan hệ hợp tác để bảo vệ lợi ích của hãng.
Vụ sáp nhập sẽ đưa liên minh Renault-Fiat Chrysler trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới, trị giá gần 40 tỷ USD và sản xuất khoảng 8,7 triệu xe mỗi năm.Nếu vụ sáp nhập bao gồm cả liên minh Nissan-Mitsubishi, đây sẽ là nhà sản xuất ô tô số 1 trên thế giới.
Nhưng Nissan đã không được tham vấn về thỏa thuận tiềm năng này và trước khi ông Ghosn bị bắt giữ, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng phản đối ý tưởng của ông về việc sáp nhập hoàn toàn với Renault.
Trong một diễn biến liên quan, Ban giám đốc Renault cho biết các kiểm toán viên của Mazars đã phát hiện ra chi tiêu đáng ngờ tại chi nhánh của liên minh Renault - Nissan ở Hà Lan vào đầu tháng Tư vừa qua, đồng thời xác nhận sự yếu kém của chi nhánh này trong việc minh bạch tài chính và kiểm soát thủ tục chi tiêu.Các khoản chi tiêu đáng ngờ bao gồm những khoản chi của ông Ghosn và chi phí đi lại máy bay quá cao của ông. Báo cáo cho rằng Renault và Nissan cần cân nhắc có hành động pháp lý tại Hà Lan./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Những lợi ích từ việc Renault, Fiat Chrysler sáp nhập
13:40' - 28/05/2019
Thương vụ sáp nhập giữa hãng sản xuất ô tô Fiat Chrysler Automobiles (FCA) của Italy -Mỹ và Renault (Pháp) còn được cho là sẽ tiết kiệm cho hai hãng hơn 5 tỷ euro (5,6 tỷ USD) chi phí mỗi năm.
-
Chuyển động DN
Fiat đàm phán lập liên minh với Renault
22:02' - 26/05/2019
Financial Times dẫn nguồn tin cho biết nếu Fiat Chrysler và Renault đạt được thỏa thuận thì có nhiều khả năng Fiat Chrysler trong tương lai sẽ gia nhập liên minh chiến lược Renaul-Nissan-Mitsubishi.
-
Doanh nghiệp
CEO Nissan: Liên minh Nissan với Tập đoàn Renault không bị đe dọa
17:39' - 07/01/2019
Giám đốc điều hành (CEO) công ty sản xuất ô tô Nissan Motor Co. của Nhật Bản, ông Hiroto Saikawa, khẳng định liên minh giữa Nissan với Tập đoàn Renault của Pháp không bị đe dọa.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
EVNSPC tiếp tục đóng điện thêm 4 công trình 110kV
10:24'
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục đóng điện 4 công trình lưới điện trọng điểm 110kV tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp.
-
Doanh nghiệp
Trạm biến áp 220kV KonTum được nâng công suất lên 500MVA
10:22'
EVNNPT cùng NPTPMB đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện công trình Nâng công suất Trạm biến áp 220kV Kon Tum từ 375MVA lên 500MVA.
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Trung xây dựng các kịch bản cung ứng điện linh hoạt
09:00'
Tổng công ty Điện lực miền Trung sẽ chủ động xây dựng các kịch bản cung ứng điện linh hoạt, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án lưới điện được giao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay
12:15' - 26/04/2025
Việc hoàn thành dự án Lắp đặt bổ sung tụ bù ngang trên lưới điện miền Bắc năm 2025 sẽ giúp tăng cường bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay.
-
Doanh nghiệp
VCCI: Cân nhắc quy định thuế GTGT với tài nguyên khoáng sản và xuất khẩu
10:39' - 26/04/2025
Theo doanh nghiệp, các quy định thuế GTGT hiện chưa phù hợp, không phân biệt sản phẩm tài nguyên khoáng sản thô hay đã chế biến sâu. Quy định cũng cần cân nhắc ở việc tăng chi phí doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp
Bỉ cân nhắc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trước tác động thuế quan của Mỹ
10:07' - 26/04/2025
Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Éléonore Simonet cho biết sẽ tiến hành phân tích tình hình cùng các cơ quan chức năng liên quan để đánh giá khả năng triển khai các biện pháp hỗ trợ phù hợp.
-
Doanh nghiệp
Mảng quảng cáo cốt lõi chiếm gần 3/4 tổng doanh thu của Google
08:04' - 26/04/2025
Doanh thu từ mảng quảng cáo cốt lõi của Google chiếm gần 3/4 tổng doanh thu trong quý I/2025, tăng 8,5% lên 66,89 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Gắn biển dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì
21:34' - 25/04/2025
Dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì đã được gắn biển công trình chào Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lần thứ IV.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số - Khai mở toàn bộ tiềm năng nền tảng Tiêu dùng - Bán lẻ - Công nghệ của Masan
20:07' - 25/04/2025
Số hóa và tự động hóa toàn diện – “Go Digital” là mảnh ghép chiến lược cuối cùng trong hành trình tối ưu toàn bộ chuỗi giá trị của Masan.