Rủi ro đối với ngân hàng hàng đầu nước Mỹ vẫn lớn sau một năm biến động
Tuy nhiên, đó là kết quả của một quá trình đã bắt đầu từ lâu trước đó. "Thủ phạm" là một hệ thống giám sát, giải cứu hay giải thể các ngân hàng Mỹ mà hiện những thách thức khi thực hiện bất kỳ một nhiệm vụ nào trong ba nhiệm vụ đó vẫn rất lớn.
SVB Financial có trụ sở tại California là ngân hàng hội tụ các vấn đề tồn tại. Ngân hàng này đã phát triển quá nhanh dựa trên một số lượng nhỏ người gửi tiền, chủ yếu là các doanh nghiệp khởi nghiệp nhờ sự hậu thuẫn của các công ty đầu tư mạo hiểm.
Trên 90% số doanh nghiệp khởi nghiệp này có số dư tài khoản vượt mức bảo lãnh của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) vốn bảo đảm cho tiền gửi của khách hàng tới mức trần là 250.000 USD nếu một ngân hàng phá sản. SVB dùng tiền của khách hàng để đầu tư vào trái phiếu chính phủ dài hạn mà sau đó đã giảm giá trị khi lãi suất tăng nhanh.
Vụ SVB phá sản đã gây lo ngại lớn. Các cổ đông và khách hàng của ngân hàng này đã nhanh chóng phản ứng trong thời đại của truyền thông xã hội và ngân hàng điện tử, khiến việc rút tiền có thể diễn ra trong vài phút. SVB đã mất 25% lượng tiền gửi trong vòng 24 giờ. Trong vài ngày, một ngân hàng lớn khác là Signature Bank cũng phá sản. Vài tháng sau, First Republic Bank cũng tiếp bước và PacWest đã tìm người mua sau khi giá cổ phiếu của ngân hàng này giảm 60%.
Các nhà quản lý với trọng trách đảm bảo sự an toàn của các ngân hàng đã phạm sai lầm trong trường hợp SVB và Signature Bank. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và FDIC đã giám sát các rủi ro hình thành ở cả hai ngân hàng, nhưng những người giám sát và cấp trên của họ đã không đặt các giám đốc điều hành vào con đường an toàn hơn. Khi cuộc khủng hoảng qua đi, cả Fed và FDIC đã tự phê bình.
12 tháng sau, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về các ngân hàng. Giá cổ phiếu của 4/5 ngân hàng trong chỉ số của các ngân hàng Mỹ giảm vào đầu tháng 3/2023. Các ngoại lệ đáng chú ý là JPMorgan, Customers Bancorp và First Citizens Bancshares, những ngân hàng đã mua lại tài sản của các ngân hàng phá sản. Mối lo ngại chính đã chuyển từ tiền gửi sang bất động sản. New York Community Bancorp (NYCB), ngân hàng ngày 7/3 đã nhận được 1 tỷ USD từ một nhóm nhà đầu tư do cựu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đứng đầu, trở thành mối lo ngại chính của các nhà đầu tư về các khoản nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản. Việc đầu tư vào các bất động sản thương mại đã gây sức ép lên giá cổ phiếu của các ngân hàng như Bank OZK và Valley National Bancorp.
Điều đang gây lo ngại là ngay cả khi các ngân hàng ứng phó được với các thách thức mới trong hoạt động cho vay, nhiều sai lầm ban đầu trong hệ sinh thái ngân hàng vẫn tồn tại. Hệ thống giám sát ngân hàng vẫn chắp vá. Mỹ có nhiều cơ quan cùng chịu trách nhiệm này, tùy thuộc vào dạng ngân hàng, vị trí và lịch sử. Tuy nhiên, nếu các cơ quan này không phối hợp hoặc không có năng lực tương đương, hệ thống sẽ yếu hơn. Các vấn đề của NYCB chỉ lộ diện khi vai trò giám sát được chuyển từ cơ quan giám sát của bang New York cho Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ Liên bang.
Sau khi các ngân hàng phá sản vào tháng 3/2023, Fed và FDIC đều thừa nhận hành động chưa đủ mạnh và chưa đủ nhanh. Trưởng bộ phận giám sát của Fed, Michael Barr, cho rằng các nhà chức trách hiện đã hành động nhanh hơn và quyết đoán hơn. Các nhà quản lý Continental Illinois, ngân hàng đã phá sản vào năm 1984 sau nhiều năm tăng trưởng một cách nguy hiểm, sau đó thừa nhận là đã quá chậm trong việc thực hiện những thay đổi cần thiết.
Cơ chế cứu các ngân hàng có vấn đề cũng chưa hiệu quả. Công cụ chính là "cửa sổ chiết khấu" của Fed mà theo đó Fed cung cấp các khoản vay cho các ngân hàng được bảo đảm bằng các khoản vay thương mại hoặc thế chấp. Hầu hết các công ty tài chính không muốn sử dụng công cụ này. Tồi tệ hơn, các ngân hàng như SVB và Signature Bank đã không sẵn sàng khi cần đến sự hỗ trợ.
Fed hiện vẫn khuyến khích các ngân hàng sẵn sàng sử dụng "cửa sổ chiết khấu". Sau khi SVB phá sản, Fed đã thực hiện một chương trình cho vay thay thế, cho phép các ngân hàng vay đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ với các điều khoản hào phóng. Chương trình này hết hạn vào ngày 11/3, nhưng nếu các ngân hàng gặp khó khăn, Fed sẽ phải tiếp tục.
Và nếu một ngân hàng có vấn đề, vẫn chưa rõ ai là người sẽ được bảo vệ. Khoảng 40% trong toàn bộ tiền gửi ngân hàng vượt mức trần bảo hiểm của FDIC, nhưng các nhà chức trách phát đi tín hiệu sẽ bảo vệ các khách hàng giàu có. Khi SVB và Signature Bank phá sản, FDIC đã áp dụng điều khoản khủng hoảng đặc biệt, hỗ trợ tất cả những người gửi tiền để tránh làn sóng rút tiền từ các ngân hàng. Các nhà chức tránh có thể khó tránh việc phải hành động tương tự nếu một ngân hàng lớn khác bắt đầu mất kiểm soát.
FDIC đã đề xuất một số công cụ thay thế, trong đó có việc nâng trần bảo hiểm đối với các tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp được sự dụng để trả lương nhân viên và thanh toán cho nhà cung cấp. Đó là những gì đã diễn ra tại Nhật Bản và được sử dụng trong trường hợp của Mỹ. Sự thay đổi này đòi hỏi Quốc hội phải hành động và các nghị sỹ không dành nhiều sự quan tâm cho những điều như vậy. Trong khi đó, các ngân hàng ký các thỏa thuận chia nhỏ số dư của người gửi tiền. Đó là cách mà NYCB có thể nói rằng 23 tỷ USD tiền gửi không được bảo hiểm có thể được bảo hiểm gần như toàn bộ.
Các nhà đầu tư, các nhà giám sát và các nhà phân tích hiện cảnh báo nhiều hơn về những rủi ro như tiền gửi không được bảo hiểm, sự tập trung khách hàng và những tổn thương về lãi suất. Nếu toàn bộ người gửi tiền được bảo vệ một lần, không có lý do để làn sóng rút tiền lại xảy ra. Thậm chí, việc giá cổ phiếu của NYCB giảm 80% trong hơn 1 tháng không khiến các khách hàng tháo chạy. Tuy nhiên, điều đó không che đậy được những yếu kém trong khâu giám sát, giải cứu vẫn tồn tại sau một năm SVB phá sản. Khi một ngân hàng tiếp theo không tránh khỏi nguy cơ phá sản, những thủ phạm đứng sau cũng sẽ không quá xa lạ.
- Từ khóa :
- svb
- ngân hàng mỹ
- ngân hàng mỹ phá sản
- svb phá sản
Tin liên quan
-
Tài chính
Bộ Tài chính Anh đề xuất quản lý sự phá sản của các tổ chức tín dụng
18:09' - 11/01/2024
Ngày 11/1, Bộ Tài chính Anh đã đưa ra các đề xuất quản lý sự phá sản của các ngân hàng nhỏ, điều mà họ cho rằng sẽ buộc ngành này gánh chịu một số chi phí thay vì người nộp thuế như hiện nay.
-
Ngân hàng
Nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu ngân hàng lỗ nặng
12:48' - 02/01/2024
Cổ phiếu của các ngân hàng lớn như Barclays, NatWest, Virgin Money và Metro đều không ghi nhận lợi nhuận kể từ tháng 1/2023 do triển vọng ảm đạm của lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Sức bật từ các đầu tàu kinh tế
20:43' - 17/12/2023
Goldman Sachs Research bày tỏ lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 khi cho rằng kết quả đã vượt kỳ vọng của hầu hết chuyên gia kinh tế.
-
Chứng khoán
Một năm nhiều "thăng trầm" của thị trường trái phiếu toàn cầu
11:11' - 15/12/2023
Thị trường trái phiếu thế giới chứng kiến một năm nhiều sóng gió, khi lợi suất tăng lên mức cao kỷ lục, làm hàng nghìn tỷ USD trị giá trái phiếu bị "thổi bay" do mất giá.
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng Mỹ vẫn đối mặt rủi ro từ lạm phát
08:03' - 25/11/2023
Ngành ngân hàng Mỹ đã rơi vào tình trạng bất ổn trong mùa Xuân khi ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) bất ngờ sụp đổ sau khi vật lộn với khoản lỗ lớn “trên giấy tờ” do lãi suất tăng nhanh.
-
Phân tích - Dự báo
"Gánh nặng" trên vai kinh tế Mỹ
05:30' - 18/10/2023
Kinh tế Mỹ đang đối diện với nhiều thách thức. Một trong số đó là xu hướng phá sản doanh nghiệp đang gia tăng nhanh chóng. Đáng lo ngại hơn, những công ty đang gặp khó khăn này có quy mô khá lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30'
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30'
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.