S&P: Dịch COVID-19 khiến các nước châu Á-Thái Bình Dương có thể thiệt hại hơn 200 tỷ USD
S&P đồng thời dự báo khu vực này sẽ có mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong một thập kỷ.
S&P dự báo trong viễn cảnh tồi tệ nhất, Trung Quốc có thể ghi nhận tăng trưởng dưới 3%, trong khi Nhật Bản, Australia và đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) có thể trải qua suy thoái.
Nỗi lo ngại về ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến thị trường thế giới chao đảo do các nhà đầu tư lo ngại về tác động kinh tế.
S&P dự báo tăng trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ở mức 4% trong năm nay sau khi các cú sốc về cung cầu có nguy cơ khiến các nền kinh tế khu vực thiệt hại tới 211 tỷ USD.
Con số này thấp hơn so với mức tăng trưởng 4,8% trong tháng 12/2019 và là mức thấp nhất kể từ kinh tế khu vực giảm tốc vào năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính.
Báo cáo của S&P nhấn mạnh dịch bệnh đã "phủ bóng đen" lên triển vọng kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương, dẫn đến những cú sốc về cung cầu nội địa tại Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như làm suy yếu nhu cầu từ các thị trường bên ngoài như Mỹ và châu Âu.
Theo báo cáo, các nền kinh tế đang chịu tác động kép của suy yếu nhu cầu, do người tiêu dùng ở nhà vì lo sợ nhiễm bệnh, lẫn nguồn cung bị sụt giảm, khi các ngành công nghiệp bị tác động do nhiều nhà máy, doanh nghiệp phải đóng cửa.
S&P dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 4,8% trong năm nay và là mức thấp nhất trong 3 thập kỷ.
Trong tình huống xấu nhất như nguy cơ tái nhiễm bệnh khi người dân quay lại làm việc và việc tái áp đặt hạn chế đối với các hoạt động, S&P nhận định con số này có thể giảm xuống chỉ còn 2,9%.
Sau khi ghi nhận đợt suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2008, kinh tế đặc khu Hong Kong bị cho là sẽ suy thoái mạnh hơn nữa.
Đặc khu Hong Kong, cùng với Singapore, Thái Lan sẽ là những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nhất, khi ngành du lịch vốn đóng góp trung bình 10% cho tăng trưởng kinh tế, bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh.
Bên cạnh đó, S&P cũng đưa ra những dự báo lạc quan, khi cho rằng nếu quý II cho thấy những dấu hiệu dịch bệnh được kiểm soát, thì kinh tế sẽ phục hồi từ quý III.
Theo S&P, dịch bệnh sẽ không tác động lâu dài đến lực lượng lao động, chứng khoán và năng suất, do đó các nền kinh tế trong khu vực cần tận dụng nhiều lao động và tạo ra nhiều sản phẩm có thể cho đến cuối năm 2021, giống như lúc dịch bệnh chưa bùng phát.
Cùng ngày, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo Trung Quốc sẽ thiệt hại 103 tỷ USD, tương đương 0,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi thiệt hại do dịch bệnh đối với các nền kinh tế đang phát triển khác là 22 tỷ USD, tương đương 0,2% GDP.
Ngân hàng này nhấn mạnh mức độ thiệt hại sẽ còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh, vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19 có dẫn đến thảm họa kinh tế toàn cầu?
06:30' - 06/03/2020
Thứ nhất, dịch bệnh không chỉ giới hạn ở Trung Quốc mà đã làn ra khắp toàn cầu. Thứ hai, dịch bệnh còn lâu mới kết thúc, kèm những hậu quả nghiêm trọng mà các chính trị gia không nhận thấy.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Ấn Độ thu hẹp khoảng cách về kinh tế và thương mại
05:30' - 06/03/2020
Hợp tác quân sự trở thành một trụ cột xác định trong mối “quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước Mỹ- Ấn Độ.
-
Ngân hàng
Fed: Dịch COVID-19 khiến kinh tế Mỹ bất ổn hơn
11:39' - 05/03/2020
Theo Fed, dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã tác động tiêu cực tới hoạt động đi lại và tiếp cận hàng hóa đối với các ngành sản xuất của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.