Saudi Arabia hoàn thiện kế hoạch chi tiết cho "Tầm nhìn Kinh tế 2030"
Hãng thông tấn chính thức SPA của Saudi Arabia vừa đưa tin, kế hoạch chi tiết của "Tầm nhìn Kinh tế 2030" đã được trình lên chính phủ nước này xem xét, thông qua.
Trọng tâm của "Tầm nhìn Kinh tế 2030" dài 84 trang là thành lập Quỹ Đầu tư công trị giá ít nhất 2.000 tỷ USD vào năm 2030 thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty dầu mỏ quốc doanh lớn nhất thế giới Saudi Aramco.
Aramco hiện có trị giá hàng nghìn tỷ USD và chiếm gần 12% tổng sản lượng khai thác dầu của thế giới. "Tầm nhìn Kinh tế 2030" được kỳ vọng sẽ tăng sáu lần doanh thu từ các hoạt động phi dầu mỏ từ 43,5 tỷ USD lên 267 tỷ USD.
Ngoài ra, Saudi Arabia cũng đặt mục tiêu tăng mức đóng góp của lĩnh vực tư nhân trong GDP từ 40% lên 60% vào năm 2030, đặc biệt đóng góp vào nền kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được nâng từ 20% lên 35%, đồng thời giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng tỷ lệ lao động nữ trong lực lượng lao động.
Thông qua các cải cách kinh tế sâu rộng, Saudi Arabia hy vọng tăng thu ngân sách thêm 100 tỷ USD mỗi năm từ nay tới năm 2020; giảm tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của dầu mỏ từ khoảng 80% hiện nay xuống còn 16% vào năm 2030, đồng thời tái cấu trúc các chính sách trợ cấp để tiết kiệm khoảng 30 tỷ USD/năm.
Theo "Tầm nhìn Kinh tế 2030", Saudi Arabia sẽ đưa tỷ lệ thất nghiệp từ 11,6% xuống 7%. Lĩnh vực bán lẻ được coi là một trong những động lực thúc đẩy việc làm. Du lịch tôn giáo cũng là một nguồn doanh thu quan trọng đối với Saudi Arabia, do đó kế hoạch cải tổ kinh tế sẽ thu hút 30 triệu khách hành hương vào năm 2030.
Do nguồn thu ngân sách ngày càng ảm đạm trong bối cảnh giá dầu thô giảm mạnh từ mức đỉnh điểm hơn 100 USD/thùng hồi giữa năm 2014 xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua trong tháng 1/2016, cuối tháng Tư vừa qua, Phó Thái tử Mohammed bin Salman (người kế vị thứ hai) đã khởi xướng kế hoạch "Tầm nhìn Kinh tế 2030" cho thời kỳ hậu kỷ nguyên dầu mỏ, với mục tiêu then chốt là giảm dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ thông qua các cải cách mạnh mẽ về đầu tư và kinh doanh, cũng như thúc đẩy một loạt dự án kinh tế sinh lời và tạo việc làm.
Phó Thái tử Muhammad bin Salman, đồng thời là Bộ trưởng Quốc phòng kiêm người đứng đầu Hội đồng Các vấn đề Kinh tế và Phát triển của Saudi Arabia, thừa nhận rằng "sự phụ thuộc quá mức vào dầu mỏ đang kìm hãm sự phát triển của Saudi Arabia", đồng thời bày tỏ tin tưởng Vương quốc Trung Đông này có thể tồn tại mà không cần dầu mỏ vào năm 2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia với kế hoạch thoát khỏi ảnh hưởng của dầu mỏ (Phần II)
07:29' - 05/06/2016
Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã đưa ra kế hoạch tái cấu trúc sâu rộng nền kinh tế vào năm 2030, với mục tiêu thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ vào cuối thập kỷ tới.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia với kế hoạch thoát khỏi ảnh hưởng của dầu mỏ (Phần I)
07:21' - 04/06/2016
Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã đưa ra kế hoạch tái cấu trúc sâu rộng nền kinh tế vào năm 2030, với mục tiêu thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ vào cuối thập kỷ tới.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia tỏ ý hài lòng với sự phục hồi của giá dầu
07:21' - 03/06/2016
Saudi Arabia vừa bày tỏ niềm tin về sự hồi phục của giá dầu thế giới - việc củng cố thêm những dự đoán về khả năng OPEC sẽ tiếp tục duy trì chính sách khai thác hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia có kế hoạch B để cản bước kinh tế Iran?
05:33' - 01/06/2016
Tháng 4 vừa qua, Saudi Arabia đã phá hỏng một nỗ lực nhằm ổn định giá dầu thô vì không muốn đối thủ lớn của nước này là Iran có được một thị phần lớn hơn trên thị trường dầu mỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.