Sự trở lại của đường sắt trên thị trường vận tải Trung Quốc-châu Âu
Ông Xavier Wanderpepen, người phụ trách các chuyến tàu chở hàng giữa Trung Quốc-châu Âu của công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF, cho biết: "5 năm trước, chỉ có tám chuyến tàu mỗi ngày chạy giữa Trung Quốc và châu Âu, nhưng hiện giờ đã có 18, 20 tàu mỗi ngày”.
Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đặc biệt phổ biến với các công ty cần vận chuyển các hàng hóa dễ hư hỏng hay các loại hàng phụ thuộc nhiều vào thời gian, nhưng lại không muốn lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường hàng không chi phí cao. Tàu hỏa có thể vận chuyển các container giữa châu Âu và Trung Quốc trong 20 ngày, trong khi một chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển có thể phải mất đến 70 ngày trong tình trạng gián đoạn do dịch COVID-19. Nhưng tàu hỏa cũng có những hạn chế. Đó là tàu hỏa không thể chở được nhiều container như tàu biển, và chúng cũng không “miễn nhiễm” với những vấn đề trong hoạt động logistics liên quan đến dịch COVID-19. Thế nhưng hình thức này vẫn ngày càng được ưa chuộng. Được khởi động vào năm 2011 trong khuôn khổ chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Trung Quốc, dịch vụ đường sắt Trung Quốc-châu Âu đã phát triển nhanh chóng trong bối cảnh đại dịch đã phủ bóng lên hoạt động vận chuyển toàn cầu, khiến hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Số chuyến tàu chở hàng giữa Trung Quốc và châu Âu đã đạt mức kỷ lục 15.000 chuyến trong năm 2021, với 1,46 triệu container được chuyên chở, tăng 82% so với số chuyến trước đại dịch vào năm 2019. Riêng tuyến Pháp-Trung Quốc, số tàu hỏa chạy tuyến này đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2019-2021, dù Pháp tham gia thị trường này muộn hơn các nước châu Âu khác. Sự gia tăng mạnh trong lưu lượng vận chuyển đường sắt đang gây ra tình trạng quá tải trên hệ thống đường ray và khiến các cơ sở hạ tầng có liên quan phải chịu áp lực cao. Điều này khiến cho các chuyến tàu giữa Trung Quốc và châu Âu chỉ là một phương án thay thế hạn chế cho tàu biển. Chiếc tàu biển lớn nhất có thể chở hơn 20.000 container 20 feet. * Từ khủng hoảng đến cơ hội Mạng lưới rộng lớn các cảng biển, tàu chở container và các công ty vận tải trên toàn thế giới vẫn đang bị lún sâu trong cuộc khủng hoảng suốt hai năm qua do đại dịch COVID-19. Theo ông Felix Papier, một giáo sư về quản trị chuỗi cung ứng tại trường kinh doanh ESSEC của Pháp, cho biết các cảng biển đang chịu cảnh tắc nghẽn, trong khi tình trạng thiếu hụt container vẫn đang tiếp diễn vì khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng mạnh. Trong khi đó, nhiều mảng hoạt động trong ngành logistics cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây của Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp, hoạt động sản xuất tại 45% các công ty của nước này đã bị hạn chế bởi những khó khăn trong nguồn cung. Đây là mức cao nhất kể từ khi cơ quan này bắt đầu công bố số liệu trên vào năm 1991. Trước tình hình đó, chi phí vận tải đã gia tăng chóng mặt. Tính đến ngày 6/1, chi phí trung bình để vận chuyển một container 40 feet tiêu chuẩn trên tám tuyến đường lớn là 9.408 USD, cao gấp năm lần mức giá trước khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, theo công ty vận chuyển Drewry Shipping ở London. Trong khi đó, ông Xavier Wanderpepen cho biết vận chuyển một container từ Trung Quốc sang Paris (Pháp) bằng đường sắt chỉ mất khoảng 8.000 USD. Ở chiều ngược lại, mức phí trên giảm xuống còn khoảng 2.000 USD nhờ chính sách trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc nhằm khuyến khích các công ty châu Âu sử dụng tàu hỏa để xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này đã khiến đường sắt trở nên hấp dẫn hơn. Giữa lúc đại dịch COVID-19 đang bước vào năm thứ ba và số ca nhiễm đang gia tăng nhanh chóng do biến thể Omicron, giới chuyên gia nhận định rằng sự căng thẳng trong chuỗi cung ứng sẽ tiếp diễn trong một thời gian nữa. Ông Papier cho rằng ngành vận tải vẫn cần phải tái xây dựng lại mạng lưới của mình. Điều này có thể góp phần gia tăng thị phần của đường sắt trong ngành vận tải. Đường sắt hiện chỉ chiếm 5% tổng thị trường vận tải giữa châu Âu và Trung Quốc. Nhưng ông Wanderpepen dự đoán từ nay đến năm 2030, tỷ trọng này có thể tăng gấp đôi./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc: Cảng Hải Nam thu hút các dự án trị giá trên 5 tỷ USD
19:08' - 06/01/2022
Hoạt động xây dựng 142 dự án với tổng vốn đầu tư 37,3 tỷ NDT (khoảng 5,85 tỷ USD) đã bắt đầu khởi công ngày 6/1 tại cảng thương mại tự do Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Hơn 90% hàng hóa Campuchia xuất khẩu sang Trung Quốc được miễn thuế
16:03' - 06/01/2022
Theo FTA Trung Quốc-Campuchia, hai nước sẽ thực hiện mức thuế suất 0% đối với hơn 90% hàng hóa xuất khẩu qua lại giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Duyệt chủ trương 3 dự án nâng cấp đường sắt Bắc - Nam, tổng vốn hơn 3.100 tỷ đồng
18:07' - 01/01/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư 3 dự án với tổng vốn hơn 3.100 tỷ đồng để tiếp tục cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào thúc đẩy vận tải hàng hóa đường sắt qua biên giới?
16:07' - 29/12/2021
Theo ghi nhận hiện nay không chỉ hàng hoá qua lại biên giới mà hàng đi châu Âu bằng đường sắt cũng có nhiều ưu thế so với đường biển như thời gian ngắn hơn đường biển, chi phí thấp hơn 50%...
-
DN cần biết
Đơn vị nào kiểm tra nghiệm thu công trình đường sắt?
07:00' - 18/12/2021
Trường hợp hợp đồng đặt hàng có nội dung: “Tổ chức quản lý và chi phí khác trong công tác quản lý bảo dưỡng công trình đường sắt”, nhưng quy định pháp luật không có thì xử lý tình huống như thế nào?
-
DN cần biết
Bộ GTVT đề xuất tách bạch công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ đường sắt
20:09' - 08/12/2021
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cơ chế thực hiện vốn bảo trì hạ tầng đường sắt, tách bạch công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00'
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44'
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.