Sức kháng cự kỳ diệu của châu Phi hay bài học cho các nước giàu?
Dường như lục địa nghèo và lạc hậu này đã thoát được nạn dịch của thế giới một cách ngoạn mục. Đây là sự kiện được đăng trên trang nhất của Libération, với câu hỏi: “COVID-19: Vì sao châu Phi thành công?”.
Khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới, giới chuyên môn đã cảnh báo liên tục rằng châu Phi sẽ rơi vào thảm họa y tế.
Thế nhưng, “thảm họa cuối cùng đã không diễn ra ở châu Phi”, ít ra là cho đến thời điểm này, như ghi nhận của Libération. Đây cũng là thắc mắc của các chuyên gia dịch tễ. Phải chăng câu trả lời nằm ở các điều kiện dân số, khí hậu, cách sống?
Theo Libération, châu Phi có hạ tầng cơ sở y tế yếu nhất thế giới, song giờ đây, lục địa này lại chịu ít ảnh hưởng tiêu cực nhất từ đại dịch, bất chấp các dự báo thảm họa của các chuyên gia ở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như tình trạng nghèo nàn lạc hậu của châu lục.
Theo tờ báo, trên số dân hơn 1 tỷ người của lục địa này đến giờ có hơn 48.000 ca nhiễm, số tử vong là hơn 1.900 người và hơn 16.000 người khỏi bệnh. “Chiếm 17% dân số địa cầu, châu Phi chỉ có 1% bệnh nhân và dưới 1% số tử vong của thế giới. Một tỷ lệ mà các nước phát triển nhất thế giới lúc này đều phải ghen tỵ”.
Giả thuyết đánh giá thấp số liệu thống kê cũng bị loại trừ vì giới y tế quốc tế đã theo dõi khá sát tình hình dịch bệnh tại các bệnh viện ở nhiều nước trọng điểm của châu lục và hầu hết không có gì là căng thẳng hay quá tải.
Tuy nhiên, những lo lắng cho châu Phi là có cơ sở. Tờ báo dẫn số liệu cho thấy tại khu vực Bắc Phi, bình quân 10.000 dân mới có 2,2 bác sỹ. Trong khi đó, ở châu Âu, con số này là 35.
Ngoài ra, chi phí cho y tế tính theo đầu người ở những nước khá giả của châu Phi như Mozambique, Cameroon cũng không vượt quá 25 USD. Do đó, nếu dịch bệnh lan tràn thì các nước châu Phi khó có khả năng chống chịu.
Bên cạnh những giả thuyết về độ tuổi dân số châu Phi chủ yếu là trẻ (2/3 dân số dưới 35 tuổi), một số nhà quan sát ghi nhận châu Phi là nơi có tần số cao nhiễm các dịch bệnh khác, ví dụ như HIV, lao hay sốt rét và sốt xuất huyết Ebola, từng làm hàng trăm nghìn người thiệt mạng…
Trong bối cảnh đó, giới quan sát đặt câu hỏi có hay không khả năng vì đã trải qua các thử thách lớn đó mà dân cư châu Phi đã phát triển một số kháng thể đặc biệt nào đó?
Một lý do khác có lẽ thực tế và thuyết phục hơn. Theo ghi nhận của Libération, các nước châu Phi nhìn chung đã phản ứng nhanh. “Ngay từ khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên, các nước châu Phi đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt và hành động nhanh hơn châu Âu rất nhiều”.
Ví dụ như Morocco, khi mới ghi nhận 7 ca nhiễm ngày 13/3, nước này đã đóng cửa ngay với bên ngoài. Ngay sau đó, Morocco chuyển đổi các nhà máy dệt may sang sản xuất khẩu trang với công suất 5 triệu chiếc mỗi ngày.
Cùng với quốc gia Bắc Phi, nhiều nước khác ở châu lục này cũng hành động tương tự và nhanh chóng ra lệnh phong tỏa cả nước dưới sự giám sát chặt chẽ, nếu không muốn nói là hà khắc, nhưng hiệu quả.
Giờ đây, một loạt nước châu Phi đã bắt đầu tiến hành dỡ bỏ phong tỏa. Tất nhiên là vẫn phải thận trọng vì mối đe dọa vẫn còn đó. Trong bối cảnh đó, nhiều tổ chức phi chính phủ lo ngại niềm tự hào đã khống chế trước mắt được dịch có thể khiến châu Phi tin là đã được miễn dịch với virus.
Dù chưa thể có lý giải nào thích đáng cho hiện tượng “kỳ diệu châu Phi” trong đại dịch, Liberation vẫn nhìn nhận đó là “bài học” đáng phải suy ngẫm cho phần còn lại của thế giới. Rõ ràng châu Phi đang cho thấy họ có kinh nghiệm và hiệu quả chống dịch bệnh nhiều hơn các nước Âu-Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ công bố dự luật hơn 3 nghìn tỉ USD để giảm thiểu tác động dịch COVID-19
07:58' - 13/05/2020
Ngày 12/5, Hạ viện Mỹ đã đề xuất một dự luật giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 trị giá hơn 3 tỷ USD nhằm hỗ trợ các tiểu bang, doanh nghiệp, hỗ trợ thực phẩm, hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Châu Phi thiệt hại 65.7 tỷ USD/tháng do phong toả
08:02' - 11/05/2020
Việc các nước châu Phi áp dụng lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 đang khiến châu lục này mất 2,5% GDP mỗi tháng, tương đương 65.7 tỷ USD.
-
Tài chính
Ai Cập dẫn đầu châu Phi về kiều hối trong năm 2019
10:54' - 04/05/2020
Theo WB, cộng đồng người châu Phi sống ở nước ngoài đã chuyển kiều hối về nước khoảng 85,2 tỷ USD, tương đương khoảng 12,2% tổng số tiền người di cư chuyển về nước trên toàn cầu trong năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Nhiều hãng hàng không châu Phi đối mặt với nguy cơ phá sản
05:30' - 04/05/2020
Theo phân tích trên trang afrique.le360.ma, đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đang giáng một đòn nghiêm trọng vào ngành vận tải hàng không châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch châu Phi hướng tới các biện pháp phục hồi sau COVID-19
19:21' - 27/04/2020
Hội đồng Lữ hành và du lịch thế giới (WTTC) cảnh báo COVID-19 có thể gây thiệt hại tới 50 triệu việc làm trong ngành du lịch và lữ hành trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi và nỗi ám ảnh COVID-19
07:50' - 27/04/2020
Với hơn 30.300 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và khoảng 1.400 ca tử vong tính đến sáng 27/4, châu Phi vẫn được xem là khu vực ít chịu ảnh hưởng nhất của virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.