Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng chuyên canh hàng hóa
Hà Nội đã đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng chuyên canh, hàng hóa, hướng tới nông nghiệp xanh, thông minh, bền vững, bước đầu đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, tái cơ cấu ngành vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô.
Với việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, đến nay, Hà Nội đã hình thành hơn 200 vùng sản xuất lúa tập trung từ 50-300ha/vùng với tổng diện tích hơn 40.000 ha cùng với 5.044 ha rau an toàn, hơn 50ha rau hữu cơ và gần 50 vùng trồng hoa chất lượng cao.
Hiện tại, diện tích cây ăn quả của Hà Nội đã lên tới 21.800 ha, tăng 5.180 ha so với năm 2017; trong đó, 60% diện tích trồng các loại quả đặc sản, đã xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu.Mặt khác, việc tập trung phát triển vùng sản xuất hàng hóa đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã đưa công nghệ cao vào sản xuất. Hà Nội đã có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nhờ tái cơ cấu cây trồng thay thế cây lúa cho năng suất thấp đã giúp người nông dân nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Tại huyện Đan Phượng, nhờ chuyển đổi từ cây lúa năng suất thấp sang trồng giống bưởi tôm vàng tại xã Thượng Mỗ đã giúp nâng cao thu nhập cho người dân, doanh thu đạt gần 77 triệu đồng/người/năm. Với lúc ban đầu, xã Thượng Mỗ chỉ có 77 ha trồng giống bưởi tôm vàng nay đã được mở rộng lên 162ha. Sản phẩm bưởi tôm vàng Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp nhãn hiệu tập thể và được UBND thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Từ khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau, đời sống người dân tại huyện Đông Anh cũng được cải thiện rõ nét. Hiệu quả kinh tế từ trồng rau đạt từ 250-400 triệu đồng/ha/năm tùy mô hình, tùy loại rau. Trồng rau đang là nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều hộ nông dân. Bà Trịnh Thị Nguyệt, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ cho biết, vụ mùa năm 2021, hợp tác xã sản xuất hơn 40 ha lúa hữu cơ và được doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm ký hợp đồng liên kết thu mua với giá cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với sản phẩm thông thường. Ngoài sản xuất lúa hữu cơ, hợp tác xã còn trồng đậu tương, khoai lang, khoai tây... hữu cơ. Hiện nay, sản phẩm gạo và đậu tương của hợp tác xã đã đạt 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).Ngoài mô hình trồng lúa hữu cơ ở Đồng Phú, hiện nay huyện Chương Mỹ cũng đã phát triển thêm một số mô hình sản xuất lúa, rau, bưởi, dưa lưới..... hữu cơ rất hiệu quả tại xã Nam Phương Tiến và thị trấn Chúc Sơn.
Hiện nay, nhiều nông trại trên địa bàn Hà Nội cũng đã tập trung vào đầu tư sản xuất, phát triển thị trường nhiều loại sản phẩm hữu cơ như: rau, củ, quả tươi; sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, thực phẩm, đồ uống tự nhiên, an toàn có nguồn gốc thảo mộc; sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm cải tạo đất, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học... Anh Lại Ngọc Thanh, Giám đốc điều hành Công ty Thế giới Hạt Dưỡng- Hanuti, Đông Anh cho biết, hiện công ty có 2 dòng sản phẩm với 2 thương hiệu: Hạt Dưỡng và Giọt Lành. Các sản phẩm dinh dưỡng từ hạt mang thương hiệu Hạt Dưỡng được phát triển xuất phát từ xu hướng tiêu dùng hiện nay là người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển từ tiêu dùng đạm động vật sang dùng đạm thực vật cùng các phong trào như ăn chay, ăn healthy, ăn thực dưỡng… Dòng sản phẩm này được chế biến từ nguồn vùng nguyên liệu hữu cơ đã được cấp chứng nhận như lạc đỏ, đỗ xanh lòng vàng, đỗ đen lòng xanh, đỗ tương, vừng… Bên cạnh đó, để tạo ra các sản phẩm đa dạng Hanuti còn tìm kiếm, chọn lọc và nhập các loại hạt khác như điều, mắc ca, óc chó, sen, gạo lứt từ các nhà cung cấp uy tín trong và ngoài nước. Sản phẩm mang thương hiệu Giọt Lành là các loại nước siro lên men tự nhiên từ mật ong, đường phèn cùng các loại trái cây đặc sản miền Bắc như mận, mơ, táo mèo, sấu, dâu tằm…và gừng, sả. Mặc dù các sản phẩm của Hanuti mới được tung ra bán trên thị trường chưa lâu nhưng bước đầu đã được khách hàng đón nhận. Rất nhiều khách hàng sau khi mua sản phẩm về dùng đã gửi lại phản hồi rằng sản phẩm rất thơm, ngon và có hương vị tự nhiên. Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh thường trực Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết, phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ là quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì, tối thiểu từ 3 - 5 năm mới cho thu hoạch, nhưng hiệu quả kinh tế cao gấp từ 2 - 3 lần so với sản phẩm nông nghiệp thông thường, đồng thời tạo môi trường sống trong lành, bảo vệ sức khỏe cho người dân, góp phần cân bằng hệ sinh thái. Tiềm năng về phát triển nông nghiệp hữu cơ của Hà Nội là rất lớn, cả về nguồn lực tự nhiên cũng như trình độ sản xuất ngày càng cao của nông dân Thủ đô. Bên cạnh những kết quả đạt được, tái cơ cấu ngành vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Cụ thể, đến nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chế biến sâu; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế; số lượng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn ít nên việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian tới, Hà Nội sẽ đầu tư chuyên sâu cho các vùng nông nghiệp hàng hóa theo hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu, có nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, với cây ăn quả sẽ tập trung vào các vùng chuyên canh theo nhóm cây trồng chủ lực gồm bưởi, chuối, nhãn… quy mô hơn 20.000 ha; rau màu hơn 5.000 ha; hoa, cây cảnh hơn 9.000 ha…; trong đó, có 43 mô hình rau áp dụng Hệ thống bảo đảm chất lượng nội bộ (PGS) với tổng diện tích 1.700 ha; duy trì hơn 1.300 ha rau, quả, chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua đó, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng mô hình sản xuất xanh, thân thiện môi trường... Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao đời sống người dân, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục duy trì và phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ tại các vùng chuyên canh tập trung; tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu và hướng tới xuất khẩu. Hà Nội sẽ phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn ở cả quy mô trang trại và hộ chăn nuôi, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị... Ngoài ra, Hà Nội sẽ phát triển cây, con giống, phấn đấu trở thành trung tâm cung cấp cây, con giống cho các địa phương trong cả nước…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sóc Trăng áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp
13:03' - 26/06/2022
Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu trên tất cả mọi lĩnh vực, nông nghiệp hay kinh tế nông nghiệp cũng không đứng ngoài xu hướng này.
-
Kinh tế & Xã hội
Vì sao giải ngân đầu tư công trong nông nghiệp đạt thấp?
16:14' - 23/06/2022
Giai đoạn này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ yếu là các dự án mới. Với các dự án mới sẽ phải có thời gian để khảo sát, thiết kế và phê duyệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ nông nghiệp với kinh tế Trung du và miền núi Bắc bộ
15:04' - 23/06/2022
Nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp nên lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Lai Châu những năm gần đây đã có bước phát triển rõ nét.
-
Thị trường
Lan tỏa sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
08:17' - 18/06/2022
Trước áp lực mùa vụ, biến đổi khí hậu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giải pháp giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm thiểu rủi ro.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lào Cai phát hiện lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:03' - 24/05/2025
Các đơn vị chức năng vừa phát hiện và bắt giữ một lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Thị trường
Liên kết vùng để thúc đẩy thương mại điện tử vùng trung du và miền núi phía Bắc
11:56' - 24/05/2025
Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm trung du và miền núi phía Bắc” năm 2025.
-
Thị trường
Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ 15 nghìn tấn vải thiều sớm
11:43' - 23/05/2025
Vải thiều chín sớm Tân Yên, một sản phẩm đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên. Năm nay, diện tích vải thiều Tân Yên là 1.375 ha, sản lượng ước đạt 15.500 tấn.
-
Thị trường
Giá vàng miếng trưa 23/5 giảm 500 nghìn đồng/lượng
11:29' - 23/05/2025
Giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống khi đồng USD mạnh lên, giá vàng trong nước trưa ngày 23/5 giảm 500 nghìn đồng/lượng.
-
Thị trường
Liên kết xuất khẩu, đưa trái nhãn vượt đại dương
11:02' - 23/05/2025
Thành phố Cần Thơ hiện có trên 26.000 ha trồng cây ăn trái; trong đó, hơn 10% là diện tích nhãn (chủ yếu là nhãn ido, thanh nhãn).
-
Thị trường
Lotte Mart giảm giá tới 50% các sản phẩm cho trẻ em
11:32' - 22/05/2025
Từ ngày 21/05 đến 03/06/2025, siêu thị Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “25 triệu trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” với 2.500 sản phẩm giảm giá đến 50%.
-
Thị trường
Tăng cường kết nối doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam - Ấn Độ
10:50' - 22/05/2025
Chiều 21/5, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành đồ gỗ và nội thất” nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp hai nước.
-
Thị trường
VietOffice 2025 hướng đến tiêu chí xanh
13:33' - 21/05/2025
Triển lãm VietOffice 2025 dành sự ưu tiên và chào đón các sản phẩm mới, giải pháp mới có tính đột phá, tân tiến với 150 gian hàng, quy tụ 100 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Thị trường
Giá thực phẩm tại Canada tiếp tục tăng vượt tốc độ lạm phát chung
10:11' - 21/05/2025
Mặc dù tốc độ lạm phát hàng năm đã hạ nhiệt vào tháng trước, Cơ quan Thống kê Canada cho biết người tiêu dùng vẫn chứng kiến giá thực phẩm tăng với tốc độ nhanh hơn.