Tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư Mỹ liệu có kéo dài?
Trong bài viết đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald, nhà báo - chuyên gia kinh tế Stephen Bartholomeusz nhận định sự thiếu đồng nhất giữa những điểm mà các thị trường đang tính toán để định giá cổ phiếu và những gì mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chào mời, đi cùng với thực tế đang diễn ra tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ chấm dứt hoặc cũng có thể trở nên lớn hơn nữa trong thời gian tới.
Một số ngân hàng lớn của Mỹ bắt đầu công bố báo cáo kết quả kinh doanh từ ngày 14/7. Trong đó, JP Morgan Chase, Wells Fargo và Citigroup cho biết đã bổ sung 28 tỷ USD vào danh mục tài khoản dự phòng dành cho các khoản lỗ tiềm năng, xuất phát từ những gói vay nợ. Điều đó có thể khiến những ngân hàng này bị thiệt hại lên tới 83 tỷ USD. Tính tổng cộng thì đây là khoản tài chính bổ sung lớn nhất từ trước tới nay mà ba ngân hàng lớn đã thêm vào danh mục, tính từ quý cuối cùng năm 2008 - thời khắc tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC).Giám đốc điều hành của JP Morgan Jamie Dimon đã đưa ra lời giải thích cho những khác biệt trong các động thái của ngân hàng và sự "tự mãn" của Nhà Trắng cũng như của thị trường. Ông nói đây không phải là một cuộc khủng hoảng bình thường. Mọi người mới chỉ được nhìn thấy một phần của cuộc khủng hoảng. Những gì tồi tệ nhất vẫn chưa xuất hiện vì chúng đang bị che lấp bởi tất cả các gói kích thích kinh tế.Trong khi đó, Trưởng bộ phận tài chính của JP Morgan Jennifer Piepszak đã lý giải cụ thể hơn rằng tháng Năm và tháng Sáu sẽ là hai tháng dễ dàng chứng kiến sự phục hồi của nền kinh tế, nhưng các tháng sau đó sẽ là thực tế những gì đã diễn ra từ cú đánh của COVID-19.Mỹ đã thực hiện một chương trình giữ việc làm cho người lao động, tương tự như chương trình "JobKeeper" của Australia, theo đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được miễn lãi tiền vay và nếu họ đáp ứng tất cả các điều kiện.Họ có thể được vay không hoàn lại để chi 600 USD mỗi tuần tiền trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, những nhân viên mà các doanh nghiệp này đã buộc phải cho tạm dừng hay nghỉ việc nhưng có kế hoạch tuyển dụng lại. Hơn 30 triệu người đã được hưởng lợi từ chương trình này.
Tuy nhiên, gói hỗ trợ sẽ hết hạn vào ngày 31/7 và chưa có kế hoạch gia hạn nào, mặc dù rất có khả năng sẽ xuất hiện một phiên bản khác hẹp hơn với lợi ích giảm bớt nếu Quốc hội Mỹ và Chính quyền Tổng thống Trump hành động nhanh chóng.Điều mà ông Dimon nói tới là phản ứng đối phó với đại dịch của Quốc hội Mỹ, một gói kích thích kinh tế trị giá 3.0000 tỷ USD, cùng một khoản thanh khoản và tín dụng tương tự từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cho đến nay đã che phủ và trì hoãn những thiệt hại mà đại dịch COVID-19 gây ra cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.Chuyên gia Michael Corbet thuộc Ngân hàng Citigroup có cùng nhận định: "Chúng ta không mong muốn mọi người bỏ qua lời kêu gọi từ các nhà phân tích chỉ vì nghĩ rằng thế giới là một nơi tuyệt vời và đang phục hồi hình chữ V".Điều này mâu thuẫn trực tiếp với sự lạc quan được thể hiện bởi Cố vấn kinh tế cao cấp của Nhà Trắng Larry Kudlow. Phát biểu trên kênh truyền hình Fox News ngày 13/7, ông Kudlow nói: "Tôi không nhìn thấy một sự gián đoạn nào trong tiến trình phục hồi hình chữ V". Ông khẳng định kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng đến một sự phục hồi mạnh mẽ vào nửa cuối năm 2020 và có lẽ vẫn đạt tăng trưởng.Nhưng Wells Fargo, ngân hàng vừa trải qua quý lỗ đầu tiên vào khoảng 2,4 tỷ USD kể từ cuộc khủng hoảng, đã chứng kiến sự gia tăng 22% các khoản nợ không có hiệu quả và bổ sung thêm 8,4 tỷ USD vào danh mục dự trữ tổn thất cho vay. Các khoản lỗ chủ yếu đến từ lĩnh vực bất động sản thương mại, dầu khí và khí đốt.Trong khoản trích lập dự phòng mới trị giá 7,9 tỷ USD của Citigroup, có 3,5 tỷ USD được thiết lập cho các khoản vay từ các công ty không thuộc diện công ty đầu tư. Ngân hàng này cho biết, trong danh mục công ty không đầu tư, các nhà phân tích đã nhìn thấy rõ xu hướng suy giảm. Thành viên có ảnh hưởng lớn trong Hội đồng Thống đốc của Fed Lael Brainnard đã củng cố sự bi quan của các ngân hàng khi nói rằng phục hồi trong chi tiêu và tuyển dụng của Mỹ chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ tài chính, sẽ kết thúc trong thời gian ngắn tới đây, và nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với một "cơn gió lớn" kéo dài một thời gian, bao gồm cả khả năng xuất hiện cuộc "suy thoái kép".Trong bối cảnh đó, một làn sóng thất bại trong kinh doanh có thể xảy ra, với khoảng 800 tỷ USD bị mất trong các công ty thuộc loại công ty đầu tư tính đến cuối năm nay, và 55 tỷ USD thiệt hại do việc vỡ nợ kinh doanh với tốc độ thậm chí nhanh hơn những gì đã diễn ra trong những tháng đầu của GFC.Tuy nhiên, đó không phải là quan điểm của Tổng thống Donald Trump. Đầu tuần trước, Tổng thống Mỹ tuyên bố ông đã tạo ra một nền kinh tế tuyệt vời nhất trong lịch sử và sẽ khiến nó trở lại trạng thái tuyệt vời, với thị trường chứng khoán và việc làm rất tốt. Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump phát biểu như vậy.Về giá trị bề mặt thì đúng vậy. Nước Mỹ đã phục hồi khoảng 1/3 số việc làm bị mất do đại dịch, nhưng vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao ở ngưỡng 11,1% và ít hơn gần 15 triệu việc làm so với thời điểm trước đại dịch. Trong khi đó, cả JP Morgan và Wells Fargo đều tin rằng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ vẫn ở ngưỡng hai con số cho những tháng còn lại của năm nay.Ngoài ra, các dự đoán đã bỏ qua mức kỷ lục của con số lây lan hàng ngày mà Mỹ đang phải trải qua và việc một số tiểu bang quan trọng của Mỹ đã phải tái phong tỏa toàn bộ hoặc một phần địa phận, như tiểu bang California.Sức mạnh của thị trường trái ngược với đánh giá đồng thuận rằng các công ty thuộc danh sách S&P 500 dự kiến sẽ báo cáo một sự suy giảm tổng thu nhập gần 45% trong quý II/2020, mức tồi tệ nhất kể từ GFC.Các nhà đầu tư đã "chối bỏ" những bình luận "ảm đạm" từ các ngân hàng và bà Brainnard. Tuy nhiên, nếu sự thận trọng của các ngân hàng và ngân hàng trung ương là chính xác và nếu "vách đá" kinh tế Mỹ phải đối mặt với những thách thức vào cuối tháng này khi chương trình hỗ trợ tài chính lớn kết thúc hoặc bị thu hẹp, thì rất có thể sẽ tạo ra một sự sụt giảm lớn trong hoạt động kinh tế và tăng đột biến thất bại, cũng như phá sản. Khi đó, sự mất kết nối ngày càng tăng giữa thị trường và nền kinh tế thực sẽ không còn có thể duy trì./.- Từ khóa :
- mỹ
- chứng khoán mỹ
- kinh tế mỹ
- donald trump
- covid 19
- fed
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Tổng thống Mỹ kêu gọi người dân đeo khẩu trang, cảnh báo tình hình dịch xấu đi
11:34' - 22/07/2020
Ngày 21/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi người dân Mỹ đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ đề xuất dành hơn 100 tỷ USD cho giáo dục trong gói cứu trợ sắp tới
07:58' - 22/07/2020
Ngày 21/7, Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết một đề xuất cứu trợ nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 sắp tới của đảng Cộng hòa sẽ bao gồm hơn 100 tỷ USD cho các trường học.
-
Doanh nghiệp
Chủ sở hữu các trung tâm thương mại “nhập cuộc” giải cứu ngành bán lẻ Mỹ
19:28' - 21/07/2020
Hàng chục doanh nghiệp bán lẻ, trong đó có những doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với các trung tâm thương mại của Mỹ, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản do dịch COVID-19 gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ liệu có gia hạn chính sách hỗ trợ người thất nghiệp do COVID-19?
16:33' - 21/07/2020
Một số ý kiến cho rằng các khoản hỗ trợ hào phóng sẽ khiến người dân dựa dẫm vào các tiền trợ cấp thất nghiệp thay vì đi kiếm việc làm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.
-
Tài chính
Nợ của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 1.200.000 tỷ won
21:29' - 10/07/2025
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết vào ngày 10/7, tổng nợ công tính đến tháng 5 là 1.217.800 tỷ won, tăng 19.900 tỷ won so với tháng 4 và 61.700 tỷ won so với tháng 1.
-
Tài chính
Sửa Luật Quản lý thuế, tinh gọn bộ máy, thúc đẩy chuyển đổi số
21:13' - 10/07/2025
Luật Quản lý thuế hiện hành được ban hành từ năm 2006, triển khai từ ngày 1/7/2007 đến nay đã gần 20 năm, nên cần sửa đổi toàn diện.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 28%
18:28' - 10/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán, tăng 28,3% so cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Lỗ hổng thuế khiến Nhật Bản thất thu gần 100 tỷ yen
09:40' - 10/07/2025
Cơ quan thuế Nhật Bản đã xác nhận thông qua các cuộc kiểm toán rằng khoảng 640 tỷ yen tiền cổ tức đã được phân phối từ các TMK cho Singapore trong giai đoạn 2020 và 2022.