Tầm quan trọng của yếu tố kinh tế đối với hệ thống chính trị Mỹ
Trong khi đó, theo bài viết trên trang Bloomberg, ngày càng có nhiều ý kiến dự đoán về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 có nguy cơ “thổi bay” niềm hy vọng tiếp tục nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
* Những điều kiện kinh tế èo uột…
Những biến động trên thị trường trái phiếu cho thấy cuộc suy thoái có thể xảy ra ở những nền kinh tế lớn. Điều này khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed tức ngân hàng trung ương) hiện phải chịu nhiều áp lực từ phía Tổng thống Mỹ Trump, người cho rằng thể chế này chưa thật sự hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, việc ông Trump tiếp tục công kích ngân hàng trung ương có thể làm xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào khả năng đưa ra quyết định độc lập của thể chế này.
Nhà phân tích Oliver Pursche thuộc công ty dịch vụ tài chính Bruderman cho biết bức tranh toàn cầu khá bấp bênh: “Những gì đang xảy ra ở Hong Kong (Trung Quốc), những gì đang xảy ra với Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu) và cuộc chiến thương mại, tất cả đều đang bất ổn. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đang cố gắng thúc đẩy kinh tế trong lúc các chính trị gia lại đang cố tìm cách làm gây phương hại các nền kinh tế”.
Trong khi đó, thông tin Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức bị suy giảm 0,1% trong quý II/2019 và tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7/2019 chạm mức thấp nhất trong 17 năm (4,8%) đã làm kinh ngạc các thị trường ở châu Âu.
Một lo lắng khác là thị trường trái phiếu đang ra những tín hiệu cảnh báo tình trạng suy thoái. Đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm đã lần đầu tiên bị đảo ngược kể từ tháng 6/2007.
Điều này có nghĩa là nhu cầu an toàn của giới đầu tư khiến họ sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trong khi giữ trái phiếu trong một thời gian dài hơn. Trong quá khứ, các chuyển động của trái phiếu như vậy là một chỉ số đáng tin cậy về việc suy thoái có thể xảy ra. Chuyển động tương tự đã xảy ra trước cuộc suy thoái toàn cầu lần gần nhất cách đây hơn 10 năm.
Đường cong lợi suất trái phiếu của Anh cũng lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2008, trong khi chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm và 2 năm ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước. Trong khi đó, chỉ số biến động CBOE - chỉ số được gọi là chỉ số sợ hãi - đã tăng cao hơn và giá vàng đang tăng nhanh, hướng tới ngưỡng 2.000 USD/ounce.
Hôm 14/8 Tổng thống Mỹ Trump một lần nữa cố gắng đánh lạc hướng sự hỗn loạn của thị trường bằng cách nhắm vào chính sách lãi suất của Fed, gọi Chủ tịch Fed Jerome Powell là “không biết gì”. Tổng thống Mỹ cho rằng với việc tăng lãi suất bốn lần vào năm 2018, “Fed đã hành động quá nhanh, và bây giờ là rất, rất muộn” trong việc cắt giảm chi phí vay nợ.
Theo phân tích của Michelle Fleury, phóng viên kinh doanh tại New York, tín hiệu suy thoái từ thị trường trái phiếu sẽ chỉ gây thêm áp lực buộc Fed phải trao cho Tổng thống những gì ông muốn, đó là cắt giảm lãi suất thêm nữa.
Tháng trước, Fed đã cắt giảm lãi suất chuẩn lần đầu tiên kể từ năm 2008 xuống 2-2,25%, nhưng điều đó vẫn chưa đủ với ông Trump. Mặc dù vậy, việc cắt giảm lãi suất gần đây của Fed đã không vực nổi các thị trường như trước đây.
Do đó, không chắc rằng cắt giảm lãi suất nhiều hơn sẽ giảm được thiệt hại đến từ cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc bởi cuộc chiến này đang tạo ra sự bất ổn và làm tăng giá cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tuy Washington trì hoãn, chưa áp thuế từ ngày 1/9 tới đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ ( gồm một số mặt hàng nội thất gia đình, đồ trẻ em, modem Internet và bộ định tuyến trị giá khoảng 7,8 tỷ USD), mà lùi thời hạn tới 15/12, nhưng điều đó đã không làm giảm bớt lo ngại.
Tim Duy, Giáo sư kinh tế tại Đại học Oregon, nói: “Thách thức nằm ở chỗ chính sách thương mại của ông Trump đã được chứng minh rất thất thường đến nỗi bạn không thể nào giảm đi cảm giác không chắc chắn”.
* … đang khiến tham vọng tái đắc cử của ông Trump “lung lay”
Giới chuyên gia nhận định căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế nhất thế giới không chỉ tác động đến xuất khẩu của Trung Quốc mà còn gia tăng nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái.
Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Mỹ tại Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc Teng Jianqun cho biết căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và với nhiều nước khác sẽ chỉ làm suy yếu nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như gia tăng nguy cơ xảy ra tình trạng suy thoái.
Trong khi đó, Phó Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc Ruan Zongze đánh giá tranh chấp thương mại nói trên có tác động “rất hạn chế” đối với ngoại thương của Trung Quốc, trong bối cảnh nước này đã chuyển sang đa dạng hóa các nguồn xuất khẩu và tăng cường quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Số liệu thống kê chính thức cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1-7 năm nay, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với EU và ASEAN lần lượt tăng 10,8% và 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ lại giảm 8,1%.
Người đứng đầu Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc Qi Zhenhong cho biết mức thuế 10% sẽ tiếp tục làm giảm sức mua của các hộ gia đình Mỹ do đa số hàng hóa bị áp thuế mới là hàng tiêu dùng.
Trước đó, giới chuyên gia và nhiều doanh nghiệp tại Mỹ cũng cảnh báo quyết định áp thuế mới nhất của Tổng thống Trump sẽ tác động tiêu cực đến chính nền kinh tế cũng như túi tiền của người tiêu dùng nước này.
Ông Gary Locke, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc từ năm 2011-2014, cho biết Fed và các tổ chức tài chính khác ước tính mức thuế mới sẽ khiến mỗi hộ gia đình Mỹ phải chi tiêu thêm trung bình 1.000 USD do giá cả tăng, trong khi đẩy các công ty Mỹ vào thế khó cạnh tranh hơn ở thị trường trong và ngoài nước.
Bên cạnh hiện tượng được gọi là đường cong lợi suất đảo ngược - dấu hiệu dự báo về nguy cơ suy thoái xảy ra trước đây, theo một cuộc khảo sát được thực hiện trong tháng Tám của các nhà kinh tế của Bloomberg News, với tình trạng suy giảm sản xuất của các nhà máy trên toàn cầu và ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump phát động, khả năng Mỹ rơi vào suy thoái trong năm 2020 đã tăng lên mức 35%.
Giáo sư Jack Shortney từ trường Claremont McKenna khẳng định rằng rất khó để dự đoán về bất kỳ khả năng tăng trưởng nào dựa vào những dấu hiệu hiện có và trong bối cảnh hiện nay thì các ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ chắc chắn sẽ không bỏ lỡ cơ hội này.
Trên Medium blog, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cho biết: “Những dấu hiệu cảnh báo suy thoái đang lóe lên. Chúng ta cần chú ý và hành động ngay trong khi chúng ta vẫn có thời gian để ngăn chặn nó”.
Mặc dù vẫn chưa chắc chắn, song kịch bản suy thoái sẽ là “món quà chính trị” đối với đảng Dân chủ, những người thường tránh đề cập tới những thành tựu kinh tế đạt được dưới chính quyền Tổng thống Trump cho tới thời điểm hiện nay như tỷ lệ thất nghiệp thấp, chứng khoán đạt mức kỷ lục và tỷ lệ lạm phát thấp.
Thay vào đó, họ chỉ xoáy vào sự bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng và tình trạng khó chi trả cho chăm sóc sức khỏe và đại học để lập luận rằng tầng lớp lao động không cảm thấy nền kinh tế Mỹ đang thịnh vượng.
Các nhà phân tích nhận định rằng xu hướng tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế sẽ quyết định tới kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 và một cuộc suy thoái có thể có tác động nghiêm trọng tới đảng cầm quyền hiện nay.
Trong thế kỷ trước, các Tổng thống Mỹ bị thất bại trong nỗ lực tái đắc cử thường là do trước cuộc bầu cử nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, ví dụ như Tổng thống George H.W. Bush năm 1992, Jimmy Carter năm 1980 và Herbert Hoover năm 1932.
Vào tháng 2/1991, tỷ lệ ủng hộ ông Bush trong cuộc thăm dò của Viện Gallup đã đạt tới mức đáng kinh ngạc là 89% sau Chiến tranh vùng Vịnh. Đến tháng 6/1992, khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến đỉnh điểm, tỷ lệ ủng hộ của ông đã giảm xuống 38%. Ngay trước ngày bầu cử, vào giữa tháng 10/1992, tỷ lệ này là 34%. Sau đó, ông đã bị đối thủ đảng Dân chủ Bill Clinton đánh bại.
Đối với Tổng thống Trump, nền kinh tế có thể còn quan trọng hơn tất cả những người tiền nhiệm của ông. Tỷ lệ ủng hộ thấp dưới mức 40% đã cho thấy sự nguy hiểm đối với Tổng thống đương nhiệm. Nền kinh tế chính là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào khả năng tái đắc của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử năm 2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump đảo ngược tuyên bố xem xét cắt giảm thuế
07:47' - 22/08/2019
Ngày 21/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo ngược tuyên bố mà ông đưa ra một ngày trước đó về việc xem xét cắt giảm một số loại thuế nhằm kích thích nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Cử tri sẽ đổ lỗi cho Tổng thống D.Trump nếu kinh tế Mỹ suy thoái
07:30' - 22/08/2019
Kết quả một cuộc thăm dò được công bố ngày 21/8 cho thấy gần 50% số cử tri ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết họ sẽ đổ lỗi cho nhà lãnh đạo này nếu nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump cân nhắc thay đổi mức thuế quan với Trung Quốc
07:28' - 19/08/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi mức thuế bổ sung 10% đối với số hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Đằng sau yêu cầu đòi Hàn Quốc tăng cường đóng góp chi phí quân sự của Tổng thống Trump
06:00' - 18/08/2019
Mỹ không chỉ gây sức ép về việc tăng cường chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc, mà còn với tất cả các nước đồng minh của mình như Nhật Bản và các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
-
Kinh tế Thế giới
Các bang của Mỹ lại khởi kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump
13:01' - 17/08/2019
Thêm nhiều bang của Mỹ đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan tới các quy định mới về người nhập cư.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Trung Quốc vẫn chưa mua nông sản của Mỹ
06:30' - 14/08/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/8 cho biết Trung Quốc vẫn chưa tuân thủ các cam kết về việc mua các mặt hàng nông sản của Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump: Triều Tiên sẽ ngừng phóng tên lửa khi tập trận Mỹ-Hàn kết thúc
20:43' - 10/08/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nói với ông rằng Bình Nhưỡng sẽ ngừng các vụ phóng tên lửa khi các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn kết thúc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà sản xuất Thái Lan gấp rút tìm cách ứng phó với mức thuế quan mới của Mỹ
14:27'
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Thái Lan, cho biết Chính phủ nên đưa ra các biện pháp để hỗ trợ ngành ô tô và các ngành công nghiệp khác bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu ứng phó thế nào với bài toán lạm phát - tăng trưởng?
10:28'
Theo báo La Tribune của Pháp, việc tăng thuế nhập khẩu có nguy cơ làm chậm tăng trưởng khu vực đồng euro (Eurozone) và đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại
09:58'
Cả Ấn Độ và Mỹ đều cam kết tăng tốc các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương (BTA), nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.