Tăng hiệu quả sản xuất than nhờ tự động hóa
Mặc dù năm 2016 ngành than gặp nhiều khó khăn khi giá thành than xuống thấp, khai thác ngày càng khó, nhưng Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có nhiều giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, tăng cường cơ giới hóa, nâng cao năng suất, giữ ổn định sản xuất, việc làm và đời sống của người lao động, nhất là đội ngũ thợ lò.
Bước sang năm 2017, các công ty than vùng Quảng Ninh mong muốn, ngành than sẽ có những khởi sắc, phát triển hơn để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đảm bảo cuộc sống cho 120.000 công nhân mỏ. Đây chính là hy vọng tốt đẹp đối với mỗi công nhân vùng đất mỏ Quảng Ninh.
Tăng năng suất, ổn định đời sống thợ mỏ Đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của TKV năm 2016, Phó Tổng Giám đốc TKV Nguyễn Văn Biên cho biết, năm vừa qua là năm hết sức khó khăn, nhưng cán bộ công nhân Tập đoàn đã nỗ lực chung sức vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ, ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập và số đã nộp ngân sách tăng cao (tăng 18,2% so với năm 2015).Đồng thời, Tập đoàn cũng giữ vững năng lực sản xuất để sẵn sàng tăng sản lượng khi nhu cầu than cho điện đang cao. Năm 2016, Tập đoàn đã sản xuất được gần 35 triệu tấn và tiêu thụ trên 35 triệu tấn than.
Để đạt được hiệu quả trên, Tập đoàn đã đưa nhiều công trình mới vào hoạt động nâng cao năng lực sản xuất. Cụ thể là Tổ hợp bô xít – Nhôm Nhân Cơ (tại Đắk Nông) công suất 650.000 tấn/năm đã đưa vào sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, đúng lúc giá tốt và tiêu thụ tốt.Sản lượng cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác than tăng cao, đạt 1,8 triệu tấn trên tổng số 21,07 triệu tấn, bằng 8,2% tổng sản lượng và tăng 60% so với năm trước.
Tại Công ty than Hà Lầm, lò chợ công suất 0,6 triệu tấn/năm đã vào hoạt động đạt công suất thiết kế và công ty này cũng đã đưa thêm lò chợ công suất 1,2 triệu tấn/năm vào hoạt động. Công ty Tuyển than Cửa Ông cũng áp dụng tự động hóa và trong 3 năm đã giảm 20% lao động (khoảng 1.000 người).
Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đã đưa vào hoạt động Nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh 2 tại Quảng Ninh với công suất 2 triệu tấn/năm. Đồng thời, đưa vào vận hành băng tải hóa chở than với tổng công suất vận chuyển 18 triệu tấn than/năm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, loại trừ được ô nhiễm môi trường do vận chuyển bằng ô tô.Phương án liên thông các mỏ lộ thiên và cả trong hầm lò cũng đã được triển khai đã bước đầu đạt được kết quả khả quan mở ra triển vọng về đầu tư các mỏ có công suất cao như ba mỏ Đèo Nai - Cọc Sáu - Cao Sơn, giảm hệ số bóc, cung độ vận chuyển; Nối thông đường lò Hạ My - Đồng Vông - Công ty Than Uông Bí giảm khoảng cách vận chuyển than trên mặt đất khoảng 21 km,...
Theo Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Biên, trước những khó khăn trong năm 2016 của ngành than, Chính phủ đã có văn bản cho xuất khẩu than năm 2017 và cả giai đoạn 2017-2020 ngay từ cuối tháng 11/2016, giúp ngành than chủ động sản xuất, hợp tác với nước ngoài tiêu thụ than hiệu quả và tài trợ vốn, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật.Đồng thời, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than tại Quyết định 403 với sản lượng 41 triệu tấn than sạch vào năm 2020,...và lần đầu tiên giao cho Bộ Công Thương chủ trì cùng các bộ ngành và địa phương xây dựng cơ chế đặc thù để phát triển ngành than.
Song song với đó, Tập đoàn đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ tái cơ cấu tổ chức: cơ bản hoàn thành theo Đề án 314 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quản trị nội bộ với mục tiêu “tăng năng suất, giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh doanh”.Theo đó, TKV đã giảm đầu mối các ban tham mưu 29 ban còn 22 ban, xoá bỏ công ty hai cấp khai thác than, xây dựng mô hình phòng ban, định biên thống nhất cho toàn Tập đoàn. Từ năm 2015 đến tháng 10/2016, TKV đã giảm 8.000 lao động, sản xuất ổn định.
Ngoài ra, Tập đoàn đã hoàn thiện công tác quản trị chi phí, triển khai "Đề án nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh và các giải pháp thực hiện" theo chỉ đạo của Chính phủ. Vì vậy đã tiết giảm 6% chi phí giao khoán (tương đương trên 3.000 tỷ đồng). Hệ số thu hồi than tăng từ 86,44% lên 87,34% tăng thêm 310.000 tấn than.
Trọng tâm là đổi mới Sau 10 năm giá than liên tục đi xuống, từ quý IV/2016 giá than, khoáng sản trên thị trường thế giới được phục hồi giúp ngành than - khoáng sản có cơ hội đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế mà đặc biệt là than cho điện đang tăng cao, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nhận định về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2017, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Biên cho hay, tình hình chung sẽ có thuận lợi hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn phải lường trước để không tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh.Với mục tiêu “An toàn - Đổi mới - Phát triển”, đổi mới là vấn đề trọng tâm, cốt lõi, an toàn lao động là hàng đầu. TKV sẽ tăng cường đổi mới công nghệ, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất than, “tự động hóa” trong các nhà máy sàng tuyển, chế biến, nhiệt điện..., “thông minh hóa” trong ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành...; đổi mới về mô hình tổ chức.
Ngoài ra, TKV chú trọng đổi mới về cơ chế chính sách, phát triển đội ngũ cán bộ có chất lượng, thực tiễn; phát triển các mỏ có quy mô, sản lượng lớn.
Về các giải pháp chung và giải pháp đối với từng khối sản xuất; trong đó, khối sản xuất than, kế hoạch sản xuất than nguyên khai sẽ là 33,8 triệu tấn, tiêu thụ 36 triệu tấn và điều hành linh hoạt theo thị trường.Đồng thời, thực hiện tốt bảo vệ tài nguyên, đảm bảo an ninh trật tự, môi trường; sản xuất, chế biến các chủng loại than đáp ứng yêu cầu của thị trường... Các khối khoáng sản, điện lực, cơ khí, xây dựng mỏ, dịch vụ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo môi trường, đầu tư hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng dịch vụ, tăng cường phối hợp giữa các đơn vị...
Hiện nay, các đơn vị trong ngành đang tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, đẩy mạnh sản xuất ngay từ tháng đầu năm, nhất là các đơn vị sản xuất than nỗ lực theo phương châm "sản xuất ngày nào, năng suất cao ngày ấy".Các đơn vị trong ngành than, khoáng sản phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể trong tháng 1/2017 như: than nguyên khai sản xuất 3 triệu tấn, tiêu thụ than 3,1 triệu tấn; sản phẩm alumina 70.000 tấn…
Mặt khác, các đơn vị cũng tiếp tục tập trung bám sát thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ; tăng cường chế biến để giải quyết triệt để vấn đề tồn kho. Đồng thời, đồng loạt triển khai nhiều biện pháp để quản lý tốt chi phí, tiết giảm tối đa những chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Ông Lâm Văn Thuyên, Giám đốc Công ty Kho vận Hòn Gai cho biết, năm 2017, Công ty được Tập đoàn giao tiêu thụ 8,8 triệu tấn than. Để tiêu thụ được số than này Công ty sẽ chuẩn bị đầy đủ mọi phương diện.Về cơ sở hạ tầng, các bến cảng được đầu tư đồng bộ, sẵn sàng tiếp nhận toàn bộ số than yêu cầu của Tập đoàn. Công ty đã đầu tư gần 800 tỷ đồng tại cụm cảng Làng Khánh. Khi khách hàng có nhu cầu, Công ty sẽ đảm nhận hết công suất đang có
Anh Bùi Văn Nhất, thợ lò bậc 6/6, công trường cơ giới 2 thuộc Công ty than Hà Lầm chia sẻ: “khi nghe tin ngành than gặp khó khăn chúng tôi vô cùng lo lắng, sợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống công nhân. Nhưng nhờ sự lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty nên thời gian qua, anh em công nhân chưa phải nghỉ việc ngày nào và mức lương vẫn ổn định.Những tháng cuối năm, khi nghe công ty thông báo đang xuất than và bán than ổn định, tôi mừng cho ngành than và cho Công ty than Hà Lầm.
Năm nay, Công ty đã áp dụng công nghệ mới vào lao động sản xuất, toàn thể anh em công nhân yên tâm và phấn khởi hơn khi được làm việc với công nghệ mới, đảm bảo an toàn và ngày giờ công, sản lượng tăng cao so với công nghệ cũ.”
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Kỷ niệm 80 năm truyền thống công nhân Mỏ - Truyền thống ngành Than
21:43' - 11/11/2016
Ngày 11/11, tại TP. Hạ Long, UBND tỉnh Quảng ninh phối hợp với TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm truyền thống công nhân Mỏ - Truyền thống ngành Than.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam
11:58' - 31/08/2016
Ngày 31/8, Bộ Công Thương đã công bố điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.
-
Chuyển động DN
Ngành than tái cơ cấu từ nhân lực
08:58' - 18/08/2016
Các mỏ lộ thiên đã dần cạn kiệt cùng điều kiện khai thác ở nhiều mỏ hầm lò ngày càng khó khăn khiến mục tiêu đảm bảo sản lượng khai thác của ngành than ngày càng gian nan.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhu cầu sụt giảm, ngành than gặp khó
15:23' - 08/08/2016
Ngành than trong nước đang gặp khó khăn do nhu cầu sử dụng sụt giảm và sự cạnh tranh gay gắt với nguồn than nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả ngành than
07:59' - 26/06/2016
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác đã tới làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) tại Quảng Ninh.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh
10:51'
Vừa qua, Tọa đàm và Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra.
-
Chuyển động DN
Temu và Shein thông báo tăng giá tại Mỹ
07:33'
Hai trang thương mại điện tử Trung Quốc là Temu và Shein thông báo sẽ tăng giá sản phẩm với khách hàng Mỹ từ tuần sau.
-
Chuyển động DN
Phối hợp đảm bảo đồng bộ tiến độ các dự án điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
16:15' - 16/04/2025
Ngày 16/4, tại Hà Nội, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã họp về tình hình phối hợp đầu tư xây dựng giữa 2 Tổng công ty.
-
Chuyển động DN
Boeing “mắc kẹt” giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
15:18' - 16/04/2025
Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không nước này ngừng nhận thêm máy bay Boeing Co. như một phần của cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng".
-
Chuyển động DN
Tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
09:49' - 16/04/2025
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành có dung lượng lớn nhất Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Hermes thành tập đoàn hàng hiệu có vốn hóa lớn nhất thế giới
09:03' - 16/04/2025
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/4, vốn hóa thị trường của Hermes chạm mốc 248,6 tỷ euro (khoảng 280,5 tỷ USD), giành vị trí tập đoàn xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.
-
Chuyển động DN
Quảng Bình và Sun Group ký kết hợp tác chiến lược đầu tư phát triển
20:16' - 15/04/2025
UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời đã có buổi làm việc để ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển” (sau đây gọi là “Bản ghi nhớ”).
-
Chuyển động DN
Hậu Giang xúc tiến dự án nông nghiệp không chất thải với đối tác Singapore
19:24' - 15/04/2025
Chiều 15/4, UBND tỉnh Hậu Giang có buổi làm việc với các doanh nghiệp Singapore đến tìm hiểu môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.
-
Chuyển động DN
Công ty mỹ phẩm Hàn Quốc lên kế hoạch xây nhà máy tại Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
18:14' - 15/04/2025
Amorepacific dự kiến đầu tư vào các cơ sở sản xuất mô-đun và logistics tại Mỹ trong vòng 3-5 năm tới, nhằm tận dụng tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng của thị trường này.