Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các chủ thể trong nền kinh tế
"Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của Chính phủ kiến tạo trong việc hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh”, đây là chủ đề của Hội thảo khoa học cấp quốc gia do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức sáng 16/3.
Cũng tại Hội thảo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố ấn phẩm thường niên “Kinh tế Việt Nam 2016: Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và vai trò Nhà nước kiến tạo phát triển”.
Vai trò kiến tạo của Chính phủ, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội
Tại Hội thảo, các đại biểu đã phân tích các thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, nhận diện những cơ hội, thách thức trong năm 2017 và giai đoạn 2017- 2020; phân tích, đánh giá về môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường và các điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2 thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Đại biểu cũng phân tích vai trò kiến tạo của Chính phủ trong việc khơi thông và tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian qua, khuyến nghị cho những năm tiếp theo để thực hiện thành công các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và giai đoạn 2016-2020.
Nhận diện những khó khăn và động lực phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong điều kiện có những biến động của các hiệp định tự do thế hệ mới và các vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế mới và sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bên cạnh phân tích về thể chế tài chính ở Việt Nam và các khuyến nghị để hoàn thiện thể chế tài chính cho sự phát triển lành mạnh, hiệu quả và bền vững của thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra những đánh giá khái quát quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua cùng các khuyến nghị chính sách để thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.
Trong Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2016, cùng với việc đánh giá toàn diện thực trạng kinh tế Việt Nam 2016 và triển vọng 2017, Báo cáo đã thực hiện đánh giá chuyên sâu với chủ đề “Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và vai trò nhà nước kiến tạo phát triển”.
Báo cáo tán thành nhận định những mặt tích cực được nêu trong Nghị quyết 23/2016/QH14 của Quốc hội, nhưng cũng nhấn mạnh đến những “khoảng tối” trong bức tranh phát triển kinh tế của Việt Nam: tăng trưởng kinh tế năm 2016 không đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, lạm phát tăng cao hơn nhiều và tăng trưởng thấp hơn nhiều so với năm 2015, thâm hụt ngân sách cao xấp xỉ năm 2015, nợ công đã chạm ngưỡng cảnh báo mất an toàn và báo hiệu những rủi ro vĩ mô đang ngày càng gia tăng.
Báo cáo đã nêu ra những kết quả bước đầu, như hiệu quả tăng trưởng có biểu hiện được cải thiện, tăng trưởng kinh tế vẫn có tác động tích cực đến tiến bộ xã hội.
Báo cáo cho rằng những thành quả của tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian qua còn rất hạn chế, chưa tạo điều kiện để có một mô hình tăng trưởng tốt.
Những đặc trưng mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nếu đứng trên góc độ cấu trúc đầu vào, vẫn mang nặng màu sắc tăng trưởng dựa vào vốn.
Nếu xét theo ngành, vẫn mang đậm nét mô hình tăng trưởng nhờ vào gia công (cả trong nông nghiệp). Xét theo thành phần kinh tế, xuất khẩu và tăng trưởng dựa nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó, khu vực tư nhân vẫn rất yếu kém, sử dụng nhiều lao động năng suất thấp nhất, khu vực nhà nước chưa đóng được vai trò dẫn dắt trong khi khu vực tư nhân chưa đủ sức vươn lên.
Hai phương án tăng trưởng
Những hạn chế của kinh tế Việt Nam năm 2016 được Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Thắng Lợi chỉ ra, đó là cơ cấu ngành chuyển dịch theo xu hướng không tích cực, hoạt động trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu với “chủ lực” chính là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, còn khoảng cách lớn giữa cơ chế chính sách và việc thực thi cơ chế chính sách.
Chia sẻ về mong đợi của người dân đối với chính quyền phục vụ, chuyên gia phân tích quản trị công của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc Việt Nam Đỗ Thanh Huyền nhận định, người dân mong đợi minh bạch hóa thông tin liên quan tới quy trình chính sách ở cả giai đoạn và ba thành tố: đầu vào, quy trình và đầu ra; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, giảm thiểu cấu kết công – tư vì vụ lợi; cung ứng dịch vụ công có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, xã hội, doanh nghiệp.
Bà Huyền cho rằng, để xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, cần thay đổi tư duy từ quản lý nhà nước sang kiến tạo phát triển, tư duy quản trị, vì lợi ích chung, mục đích chung cho tất cả các bên.
Cơ cấu tổ chức của bộ máy hành chính cần được sắp xếp theo hướng tinh giản, gọn nhẹ; nghiêm túc thực hiện các chính sách đã đề ra, lắng nghe ý kiến và trao đổi, giải trình với người dân thường xuyên, thực hiện theo dõi và giám sát hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp…
Nhìn về triển vọng 2017, Báo cáo đã dự báo hai phương án tăng trưởng với mức 6,0% và 6,6%. Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Thắng Lợi cho biết phụ thuộc nhiều vào ý chí quyết tâm và những tính toán khoa học thực hiện những bước đột phá trong hành động từ phía Nhà nước, Chính phủ, đến các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Với những nhận định trên, Báo cáo nhấn mạnh đến những giải pháp thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng cho những năm tiếp theo.
Trước hết là tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng lớn và ứng phó được với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó là tăng cường chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, nâng cao chất lượng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thu hút có lựa chọn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển ngành công nghiệp thế hệ thứ 2, công nghiệp trung nguồn, ngành chế biến chế tạo (dứt khoát không phải là công nghiệp gia công).
Ngoài ra cần tập trung đầu tư mạnh hơn vào các yếu tố nguồn lực chất lượng cao, bao gồm công nghệ và nguồn nhân lực, bảo đảm hiệu ứng tích cực của tăng trưởng đến các khía cạnh xã hội bằng việc thực hiện các chính sách tăng trưởng hài hòa.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, tái cơ cấu đồng bộ, toàn diện các mặt của nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Điều quan trọng nhất hiện nay là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thực sự cho các chủ thể trong nền kinh tế. Các động lực tăng trưởng kinh tế của năm 2017 là tiềm năng của kinh tế tư nhân, thị trường tiêu dùng trong nước, dòng vốn đầu tư trực tiếp ngoài và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Các điểm nghẽn về mặt thể chế, nếu được tháo gỡ cũng chính là động lực cho tăng trưởng. Cần gỡ các điểm nghẽn về đất đai, chi phí, thể chế, tài chính, nhất là bộ máy hành chính, ông Bảo nói./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thương mại góp phần cải thiện sức cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế
12:01' - 14/12/2016
Thương mại Việt Nam đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế trong nước và thế giới, góp phần cải thiện sức cạnh tranh cũng như tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Ba điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
17:02' - 13/12/2016
Giáo sư Ricardo Hausmann, Giám đốc Trung tâm phát triển quốc tế thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã chỉ ra ba điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên trì mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
14:10' - 16/11/2016
Sáng 16/11, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo công bố ma trận hạch toán xã hội năm 2012 và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2017
19:35' - 11/11/2016
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng xuất khẩu cùng lượng kiều hối tăng hàng năm là những nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng ổn định và nâng tầm trong khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2017 giữ mức tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7%
18:28' - 07/11/2016
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, chiều 7/11, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.