Thách thức đối với “nước Anh toàn cầu” mới chỉ bắt đầu
Chỉ riêng trong tháng 12/2020, Anh đã ký thỏa thuận với 11 quốc gia, từ những nền kinh tế lớn như Canada và Thổ Nhĩ Kỳ, đến những nền kinh tế nhỏ như Cameroon và Bắc Macedonia.
Tổng cộng, từ năm 2016 đến nay, Anh đã ký kết 34 hiệp định thương mại và tất cả các hiệp định này đều có hiệu lực trong năm 2021. Tuy nhiên, theo tạp chí The Economist của Anh, dù đã nỗ lực như vậy, nhưng thách thức thực sự đối với Anh mới chỉ bắt đầu.
Mặc dù câu chuyện của một “nước Anh toàn cầu” là ký kết các thỏa thuận nhằm mở ra những thị trường mới, nhưng gần như toàn bộ công việc của Bộ Thương mại Quốc tế trong bốn năm rưỡi kể từ khi được thành lập đều tập trung vào việc sao chép lại các thỏa thuận mà Anh đã là một bên tham gia.Là thành viên của EU, Anh được hưởng lợi từ khoảng 40 thỏa thuận với 70 quốc gia đã được các nhà đàm phán châu Âu ký kết. Những người ủng hộ việc Anh ra khỏi EU (còn gọi là Brexit) tự hào rằng việc đàm phán các thỏa thuận này sẽ đơn giản và nhanh chóng, trong khi những người ủng hộ việc Anh ở lại EU thì cho rằng việc này sẽ mất nhiều năm.
Trên thực tế, việc đàm phán các thỏa thuận trên tỏ ra khó khăn và mất nhiều thời gian. Đến cuối tháng 3/2019, thời hạn dự kiến ban đầu cho Anh rời EU, chỉ có 9 thỏa thuận được ký kết.David Henig, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Kinh tế Chính trị châu Âu, cho biết: “Họ thực sự đã tận dụng được khoảng thời gian có thêm”. Ông cho rằng Anh đã đạt thêm một số lợi ích nhỏ trong thỏa thuận với Nhật Bản, nhưng lại mất một chút trong các thỏa thuận với Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Na Uy.
Cho đến nay, công việc khó khăn là về pháp lý và kỹ thuật, chứ không phải là chính trị. Những hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Anh và Mỹ đã giảm đi, khi hai bên vẫn chưa thể thống nhất quan điểm về quyền tiếp cận đối với các sản phẩm nông nghiệp và thị trường y tế.Tuy nhiên, triển vọng ký kết thương mại tại khu vực Thái Bình Dương có vẻ sáng sủa hơn, khi Anh có thể thống nhất được các thỏa thuận mới với Australia và New Zealand một cách tương đối nhanh chóng. Các nhà phân tích cho rằng nước này có thể sớm tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng các thỏa thuận trong tương lai có thể sẽ khó thực hiện hơn do liên quan đến những thỏa hiệp chính trị phức tạp hơn.Sam Lowe, thuộc tổ chức tư vấn Trung tâm vì sự cải cách của châu Âu, cho rằng việc đạt được các thỏa thuận trở nên khó khăn hơn khi không có thời hạn và cuộc marathon để ký các thỏa thuận mới mới chỉ bắt đầu./.
- Từ khóa :
- anh
- brexit
- fta
- cptpp
- eu
- liên minh châu âu
- nước anh toàn cầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Anh muốn tham gia CPTPP?
05:30' - 09/02/2021
Tư cách thành viên CPTPP có thể trở thành một con đường quan trọng để Anh tác động đến chính sách thương mại một cách rộng lớn hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
CEO Barclays: Hậu Brexit, Trung tâm tài chính London cần tăng cạnh tranh
08:58' - 08/02/2021
CEO Ngân hàng Barclaya nêu rõ những gì Vương quốc Anh nói chung và London nói riêng cần là đảm bảo rằng trung tâm tài chính London là một trong những nơi tốt nhất quản lý dòng vốn dồi dào.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ không áp dụng "hộ chiếu vaccine"
19:00' - 07/02/2021
Anh sẽ không áp dụng "hộ chiếu vaccine" phòng COVID-19, song người dân sẽ có thể xin xác nhận đã tiêm phòng từ bác sĩ trong trường hợp họ cần đi tới các nước khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.