Thái Lan ưu tiên triển khai Cửa sổ thương mại ASEAN và hoàn tất đàm phán RCEP
Đây là những ưu tiên hàng đầu của Bangkok trong vai trò Chủ tịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) 2019.
Phát biểu trong cuộc họp báo về Cửa sổ thương mại ASEAN diễn ra ngày 10/3 tại tỉnh Songkhla, bà Auramon Supthaweethum, Vụ trưởng Vụ Đàm phán thương mại, Bộ Thương mại Thái Lan, khẳng định: “Hoàn thành đàm phán RCEP vào cuối năm nay là một trong những ưu tiên kinh tế hàng đầu của Bộ Thương mại Thái Lan để đối phó với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thế giới và giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung”. Truyền thông Thái Lan ngày 11/3 cho biết Bà Auramon Supthaweethum nói rằng khi hoàn thành đàm phán, RCEP sẽ trở thành hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 nước ASEAN. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước RCEP chiếm tới 28% tổng sản lượng và 30% giá trị thương mại của thế giới.RCEP có tổng cộng 20 chương, bảy trong số đó đã được hoàn thành vào năm 2018. Thái Lan dự định hoàn thành đàm phán 13 chương còn lại vào năm 2019, bao gồm các nội dung thương mại hàng hoá, dịch vụ, tự do hoá lĩnh vực đầu tư, nguyên tắc xuất xứ, quy định sở hữu trí tuệ và cạnh tranh thương mại điện tử.
Bà Auramnon cho biết: “Năm 2019 sẽ có bốn vòng đàm phán ở cấp bộ trưởng và bốn vòng đàm phán khác ở cấp tổng giám đốc. Chúng tôi sẽ giải quyết các chương dễ hơn trước để đạt được một thoả thuận. Một trong những chương đó liên quan đến các quy định về cạnh tranh thương mại điện tử. Chương này được đưa vào hiệp định để tăng cường sự thuận tiện trong thương mại điện tử giữa các nước RCEP”. ASW cũng là một vấn đề ưu tiên của Thái Lan nhằm đảm bảo tất cả 10 nước ASEAN sử dụng cửa sổ thương mại này vào cuối năm nay. ASW sẽ kết nối hệ thống cửa sổ của các nước thành viên ASEAN thông qua hệ thống trao đổi tài liệu thương mại điện tử nhằm đẩy nhanh thủ tục vận tải và thương mại xuyên quốc gia.Theo đó, ASW được sử dụng để số hoá bản chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, hay gọi là “mẫu D”. Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Indonesia đã triển khai ASW từ đầu năm 2018.
Trước khi được vận hành lần đầu tiên ở năm nước kể trên, hàng hoá được trao đổi giữa các nước phải có một giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ mới nhận được các lợi ích từ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA)./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia kêu gọi ASEAN thay đổi tư duy hợp tác thương mại
17:56' - 07/03/2019
Thủ tướng Malaysia vừa kêu gọi các nước thành viên ASEAN chấp nhận mô hình kinh doanh cho phép mỗi thành viên chia sẻ lĩnh vực mình lựa chọn với các thành viên khác và có được thị trường lớn hơn.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN chủ động trước những thách thức mới
06:30' - 07/03/2019
Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đối mặt với nhiều tình huống hoàn toàn khác với những gì họ từng trải qua trước đây
-
DN cần biết
Ba nước ASEAN đồng thuận giảm xuất khẩu cao su
18:34' - 04/03/2019
Trước tình hình giá cao su giảm, ba nhà sản xuất lớn về cao su tự nhiên là Thái Lan, Indonesia và Malaysia nhất trí cắt giảm xuất khẩu cao su khoảng 200.000-300.000 tấn.
-
Kinh tế Thế giới
Nhân tố Indonesia trong định hình chính sách của ASEAN
05:30' - 03/03/2019
Báo Jakarta Post số ra mới đây có đăng bài phân tích của tác giả John Lee nhận định về vai trò quốc gia nắm giữ "chìa khóa" của Indonesia trong bối cảnh ASEAN duy trì vị trí trung tâm ngoại giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiểu ban nội dung thuộc Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 họp phiên đầu tiên
19:25' - 01/03/2019
Sáng 1/3, Tiểu ban Nội dung thuộc Ủy ban Quốc gia về Chuẩn bị và Thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 (Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020) đã họp phiên đầu tiên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).