Tham vọng TTIP của Tổng thống Obama: Vẫn còn nhiều rào cản
Vòng đàm phán thứ 13 về Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), tiến tới thiết lập một khu vực mậu dịch tự do giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), đã được nối lại vào ngày 25/4 tại New York và dự kiến kéo dài khoảng một tuần.
Dù cả Washington và Brussels đều ráo riết vận động nhưng theo đánh giá của giới truyền thông Pháp, cơ may đạt được một sự đồng thuận chính trị về hiệp định này trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama rời Nhà Trắng rất mong manh.
Trong khi Tổng thống Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn đẩy nhanh tiến độ đàm phán, Paris đã đưa ra cảnh báo nguội lạnh: “Không có chuyện thỏa thuận bằng mọi giá, từ phía nước Pháp”. Phát biểu trên đài phát thanh France Inter, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Matthias Fekl tuyên bố: “Chúng tôi không tán thành cách thức xem xét các chủ đề đàm phán".
Còn tại Brussels, nhiều ý kiến cũng phụ họa khi cho rằng: “Chúng ta không chấp nhận một thỏa thuận cấp thấp”. Quá trình đàm phán xây dựng giữa Mỹ và EU không chỉ đơn thuần là thảo luận về các biện pháp dỡ bỏ thuế quan để thúc đẩy xuất khẩu.
Mục tiêu của nó còn rộng hơn, bao gồm cả việc làm cho hài hòa các quy định liên quan đến hàng hóa, thị trường của châu Âu và Mỹ trên một số lĩnh vực như mỹ phẩm, hóa chất hay dược phẩm. Đây được cho là nhằm cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy trao đổi thương mại.
Đối với những người phản đối dự thảo hiện nay, sự đồng nhất các tiêu chuẩn hàng hóa này có nguy cơ sẽ hạ thấp nghiêm trọng các quy định của EU về môi trường và xã hội.
Theo giải thích của Corporate Europe Observatory (CEO), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Brussels trên tờ Le Figaro, chẳng hạn trong lĩnh vực mỹ phẩm, có khoảng 1.000 loại hóa chất bị cấm sử dụng ở châu Âu, nhưng không bị cấm ở Mỹ.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, những người phản đối lo ngại sự xâm nhập vào thị trường châu Âu của các sản phẩm thịt bò có hormone tăng trưởng hoặc thịt gà chưa chất chlore. Tuy vậy, một nguồn tin cao cấp từ Ủy ban châu Âu cho báo Le Figaro biết rằng, sẽ không có chuyện hạ thấp các chuẩn mực của châu Âu đối với hàng hóa Mỹ.
Một chủ đề gây tranh cãi lớn, được cả Pháp và EU đòi hỏi mạnh mẽ, là tiếp cận vào thị trường mua sắm công của Mỹ, cho đến nay rất khép kín so với của EU. Gần như chỉ có các doanh nghiệp Mỹ mới có khả năng dự thầu.
Hiện nay, Mỹ dường như chưa sẵn sàng thay đổi trong vấn đề này. Một nguồn tin ngoại giao tiết lộ cho báo Le Monde rằng: “Người Mỹ không muốn mở cửa thị trường mua sắm công. Đề nghị mà họ đưa ra trong vòng đàm phán tháng Hai vừa qua thật nực cười. Họ không muốn có những thay đổi đáng kể trước khi kết thúc đàm phán. Đây là điều mà EU không thể chấp nhận. Do đó, các điều kiện để đạt được một thỏa thuận trước khi kết thúc nhiệm kỳ của Obama rất mong manh, thậm chí bằng không”.
Theo báo Le Monde, vòng đàm phán thứ 13 về TTIP nhiều khả năng sẽ không đạt được nhiều bước tiến bất chấp sự vận động mạnh mẽ của Washington nhân chuyến thăm châu Âu tuần trước của ông Barack Obama. Các cuộc trao đổi tập trung vào việc đồng bộ hóa các quy định của EU và Mỹ, một phần rất quan trọng của thỏa thuận tự do thương mại và là chủ đề rất gai góc.
Phía Mỹ đang có ý đồ đẩy lùi càng xa càng tốt đề nghị của EU liên quan đến một cơ chế trọng tài minh bạch hơn để giải quyết tranh chấp phát sinh trong tương lai giữa các tập đoàn đa quốc gia và Nhà nước. Đây là chủ đề nhận được rất nhiều chỉ trích tại Pháp và Mỹ. Cũng cần nói thêm rằng bối cảnh chính trị hiện nay không phù hợp.
Tại Mỹ, các thỏa thuận tự do thương mại đã bị biến thành một chủ đề tranh cử. Donald Trump, ứng cử viên tiềm tàng của đảng Cộng hòa, không ngớt tố cáo các tác động của các hiệp định mà Mỹ đã ký trong vài năm qua.
Bắt đầu từ Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) mà theo ông là một “thảm họa” vì đã đẩy nhanh việc di chuyển doanh nghiệp và chuyển bớt một phần việc làm sang Mexico và Canada. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ký ngày 4/2 vừa qua, cũng bị ông Trump chỉ trích.
Ba ứng cử viên khác trong cuộc đua vào Nhà Trắng gồm Bernie Sanders, Hillary Clinton và Ted Cruz đã tuyên bố ý định phản đối thông qua TPP. Vì lý do đó, chính quyền Mỹ biết rất rõ rằng cánh cửa đàm phán TTIP đang ngày càng hẹp lại.Nhiều quan chức Mỹ đã phải liên tục phát biểu trên báo chí tuần qua, trước chuyến thăm Đức của Tổng thống Obama.
Trả lời phỏng vấn báo Đức Handelsblatt, đại diện thương mại Michael Froman, người chịu trách nhiệm về quá trình đàm phán của Mỹ, tuyên bố: “Chúng ta chỉ có cơ hội duy nhất đạt được thỏa thuận nếu như hai bên chứng tỏ thiện chí chính trị theo hướng này. Nếu thiếu điều đó, cơ hội để thành công sẽ rất mong manh”.
Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh: “Không thể phủ nhận là tự do thương mại đã củng cố nền kinh tế Mỹ và mang lại những lợi ích khổng lồ cho những nước tham gia”.
Theo báo Le Figaro, trên quy mô toàn châu Âu, từ khi vòng đàm phán đầu tiên khởi động năm 2013 đến nay, nhiều tổ chức phi chính phủ, chính trị gia, công đoàn đã bày tỏ mạnh mẽ sự phản đối hiệp định mà họ cho là được thảo luận “trong bóng tối” này.
Theo họ, nó sẽ chỉ mở ra cơ hội lớn cho các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ giành thêm thị phần tại châu Âu, áp đặt văn hóa “thức ăn nhanh kiểu Mỹ” lên châu lục.
Tại Đức, Thủ tướng Merkel là người ủng hộ nhiệt thành cho TTIP từ khi bắt đầu các cuộc đàm phán đến nay, nhưng bản thân bà Merkel đang phải đối mặt với nhiều chỉ trích từ cánh tả.
Ngay cả Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel, nhân vật số hai trong chính phủ, cũng có những phát ngôn không thuận khi tóm tắt bản dự thảo hiện nay bằng vài từ : “Hãy mua hàng Mỹ”.
Nhưng bức tranh không phải chỉ toàn màu xám. Nếu như những người phản đối TTIP có lý do để vui mừng, những người tin rằng thỏa thuận tự do thương mại sẽ là một bước tiến kinh tế và địa chính trị lớn cho châu Âu không hẳn hoàn toàn thất vọng.
Một quan chức tại EU nhận xét: "Đây là một quá trình đàm phán rất dài, có nhiều cơ hội sẽ tiếp tục nếu như bà Clinton thắng cử".
Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán châu Âu Ignacio Bercero nói: "Cần phải làm việc với tổng thống tương lai của Mỹ, bất chấp người đó là ai". Hơn nữa, đây mới chỉ là vòng đàm phán thứ 13, cần nhớ rằng, có tới khoảng ba chục vòng đàm phán và 5 năm mới đạt được TPP.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức muốn đẩy nhanh ký kết TTIP
09:17' - 03/05/2016
Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn đẩy nhanh việc ký kết Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) , coi đây là sự đồng thuận và quan điểm của cả Chính phủ Đức.
-
Kinh tế Thế giới
EU, Mỹ đạt bước tiến quan trọng trong đàm phán TTIP
07:51' - 30/04/2016
Theo phóng viên TTXVN tại Liên minh châu Âu (EU), vòng đàm phán 13 về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa EU và Mỹ đã kết thúc hôm 29/4 ở New York.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Đức và Mỹ không "mặn mà" với TTIP
06:36' - 25/04/2016
Công dân Đức và Mỹ đang ngày càng hoài nghi về Hiệp định Thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) hiện đang trong quá trình đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Đức ủng hộ thúc đẩy TTIP
15:54' - 24/04/2016
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 23/4 bày tỏ quan điểm ủng hộ Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Thái Bình Dương (TTIP).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.