Thế tiến của châu Á trên bàn cờ kinh tế thế giới
Và trong năm 2018, Ấn Độ sẽ đứng hàng thứ 5 trong số các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, qua mặt Pháp và Anh. Dự báo phân loại này do Trung Tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh của Anh (CEBR) công bố ngày 26/12/2017.
Sự phát triển này sẽ còn tiếp tục trong 15 năm tới. Từ nay đến năm 2032, Hàn Quốc và
Vẫn theo nghiên cứu của CEBR, nếu tính tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo USD, đến năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Nếu tính theo “sức mua”, tức là cùng một số tiền mua hàng hóa ngay tại nước đó, GDP của Trung Quốc dường như đã ngang bằng Mỹ.
Bất kể tính theo tiêu chí nào, châu Á đều có xu hướng gia tăng tỷ trọng kinh tế. Theo điều tra của công ty tư vấn Anh PricewaterhouseCoopers (PwC), được công bố vào tháng 2/2017, đến năm 2030, trong số 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới có tới 4 nước châu Á, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia.
Ông Julien Marcilly, chuyên gia kinh tế thuộc cơ quan bảo hiểm xuất khẩu Pháp Coface, nhận định rằng các trung tâm quyền lực kinh tế có xu hướng di chuyển rõ nét về châu Á, còn tỷ trọng của các nước phát triển sẽ giảm dần.
Về phần mình, CEBR nhắc lại rằng đến năm 2000, các quốc gia vẫn thường được gọi là “những nước phát triển” chiếm 76% tỷ trọng kinh tế toàn thế giới. Con số này sẽ giảm xuống còn 44% vào năm 2032. Và các quốc gia vốn được coi là “đang phát triển”, sẽ chiếm 56%.
Do vậy, báo cáo của CEBR kết luận, ảnh hưởng chính trị tất yếu sẽ biến đổi theo chiều hướng này. Các nền kinh tế đang phát triển trước đây sẽ có vai trò gia tăng trong các định chế quốc tế và quan hệ song phương.
Sự năng động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thể hiện trong năm 2018 với tỷ lệ tăng trưởng có thể lên tới 5,4%, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế giới (3,7%), cũng như tất cả các khu vực kinh tế khác.
Le Monde cho biết có nhiều yếu tố giải thích cho sự phát triển của kinh tế châu Á, đó là các nền tảng vĩ mô vững chắc, hội nhập thương mại mạnh mẽ với đầu tàu là Trung Quốc, dân số tăng nhanh. Đến năm 2030, châu Á sẽ có thêm 410 triệu dân và chiếm 50% tổng dân số toàn cầu.
Tỷ lệ đô thị hóa của châu Á cũng cao, vào khoảng 40%. Ở các nước phát triển, con số này là từ 80 đến 90%. Sự phát triển các trung tâm đô thị sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp, dịch vụ và mức chi tiêu dùng. Đó là những động lực thúc đẩy tăng trưởng của khu vực này.
Tuy nhiên, báo Le Monde cũng lưu ý rằng nên tỉnh táo đánh giá các thành tích kinh tế. Chuyên gia Julien Marcilly giải thích sức mạnh kinh tế được thể hiện qua quy mô tầm vóc thị trường.
Các phân loại nói trên không phản ánh được mức độ giàu có trung bình của từng quốc gia. Một số nền kinh tế tiến rất nhanh nhưng GDP tính theo đầu người lại thấp hơn so với các nước phát triển.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2016, thu nhập tính theo đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 15% so với dân Mỹ, Ấn Độ chỉ bằng 3%. Mặt khác, mức chênh lệnh giàu nghèo tại Trung Quốc và Ấn Độ rất cao.
Giới chủ các tập đoàn lớn tại Ấn Độ có thu nhập cao hơn 229 lần mức lương tháng trung bình và Ấn Độ là nước thứ hai, sau Mỹ, có mức chênh lệnh giàu nghèo cao nhất thế giới.
Ngoài ra, châu Á cũng phải đối mặt với một số thách thức, như dân số tại một số nước có xu hướng giảm, nguy cơ già trước khi giàu như tại Trung Quốc, tăng trưởng không còn cao như trước.
Một số quốc gia châu Á có thể rơi vào cái “bẫy thu nhập trung bình”, sau một thời gian tăng trưởng nhanh thì bị chựng lại, ngăn cản khả năng cải thiện nâng cao mức sống cho ngang bằng với các quốc gia phát triển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN tập trung vào vấn đề chống khủng bố, an ninh và thương mại
16:10' - 11/01/2018
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, chống khủng bố, an ninh và thương mại dự kiến sẽ là những chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự tại Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ thúc đẩy quan hệ mọi mặt với các quốc gia Đông Nam Á
07:55' - 06/01/2018
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đang có chuyến công du tới 3 nước Đông Nam Á trong nỗ lực phát triển các mối quan hệ nhiều mặt theo khuôn khổ chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo ảnh hưởng của chính sách bảo hộ với các nền kinh tế châu Á
18:07' - 08/11/2017
IMF cho rằng những tuyên bố về chính sách bảo hộ mậu dịch đến nay chưa "vượt qua mức lời nói", nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á tự do và mở cửa nếu các chính sách này được triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái Bình Dương chung tay hướng về tương lai
22:04' - 06/11/2017
Tối 6/11, Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) 2017 đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp lần thứ 4 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC).
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia lạc quan về tăng trưởng kinh tế châu Á
05:30' - 08/09/2017
Nhiều cơ quan phân tích cho rằng tăng trưởng kinh tế châu Á hiện nay phần lớn dựa vào nhu cầu trong nước mạnh mẽ, khả năng chống đỡ rủi ro từ bên ngoài được nâng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh lập kỷ lục mới trong 40 năm
14:43'
Lạm phát của Anh tháng 7/2022 đã tăng lên mức kỷ lục mới trong 40 năm qua do giá lương thực tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng 2 tên lửa hành trình
14:41'
Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo, ngày 17/8, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa hành trình ra phía Biển Hoàng Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore: Lạm phát có thể đạt đỉnh trong quý IV/2022
11:31'
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong, lạm phát tại Singapore dự kiến đạt đỉnh trong vòng hai đến bốn tháng tới và sau đó sẽ bắt đầu giảm dần.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát
10:55'
Tổng thống Mỹ đã ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát, một cột mốc quan trọng đối với chương trình nghị sự về kinh tế trong nước khi chỉ còn 3 tháng nữa là đến bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc
10:54'
Sáng 17/8, tại Văn phòng Tổng thống ở quận Yongsan, thủ đô Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tổ chức họp báo nhân 100 ngày cầm quyền đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Nợ công phình to trong khi hơn 30 tỷ USD ngân sách chưa được giải ngân
19:56' - 16/08/2022
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản cho thấy ngân sách cho các dự án công trong 2 tài khóa 2020 và 2021 còn hơn 4.000 tỷ yen (30 tỷ USD) chưa được giải ngân, trong khi nợ công của nước này đang phình to.
-
Kinh tế Thế giới
Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Dự án xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh
18:36' - 16/08/2022
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP, triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng công nghiệp của Đức sụt giảm vì mực nước sông Rhine thấp
15:27' - 16/08/2022
Viện Kinh tế thế giới Kiel của Đức cảnh báo nếu mực nước ở Kaub tiếp tục duy trì ở mức thấp tới hạn 78cm trong vòng 30 ngày thì sản lượng công nghiệp của Đức sẽ giảm khoảng 1%.
-
Kinh tế Thế giới
Quá tải đơn xin cấp hộ chiếu tại Canada
15:06' - 16/08/2022
Canada đang tìm cách cắt giảm thời gian chờ đợi hộ chiếu, vốn kéo dài gần 5 tháng, trong bối cảnh nhu cầu đi lại sau đại dịch tăng vọt gây áp lực đối với hệ thống.