THEO DÒNG THỜI SỰ: Rạn nứt
Diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với nhiều chính sách quyết liệt, ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương, cuộc xung đột Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ tư, an ninh châu Âu vẫn nhiều lỗ hổng với các cuộc tấn công bằng dao, đâm xe....tại nhiều nước, Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 61 tại Đức thu hút sự quan tâm của chính giới và dư luận quốc tế.
Tuy nhiên, trái ngược với thông lệ vài năm trở lại đây, khi MSC là một sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này phản ánh những căng thẳng và rạn nứt ngày càng gia tăng, khi cả hai bên đang cố gắng xác định lại vai trò và trách nhiệm của mình trong hệ thống an ninh khu vực và toàn cầu.
Chủ trì hội nghị năm nay là Chủ tịch MSC Christoph Heusgen, lãnh đạo các tổ chức của châu Âu, gồm Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Roberta Metsola, khoảng 60 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ, cùng 150 bộ trưởng tham dự hội nghị. Phái đoàn Mỹ do Phó Tổng thống J.D. Vance dẫn đầu cùng đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga Keith Kellogg. Nga đã vắng mặt tại diễn đàn này từ năm 2022.
Hai trong số những điểm đáng chú ý tại MSC năm nay là những chuyển động hướng tới chấm dứt cuộc xung đột sắp sửa tròn 3 năm giữa Nga và Ukraine và những dấu hiệu rạn nứt trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu. Với chủ đề đầu tiên, trước thềm sự kiện này hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã điện đàm bàn về giải pháp chấm dứt xung đột Ukraine. Cuộc điện đàm này được cho là thắng lợi lớn của Nga, giúp Điện Kremlin dần phá vỡ được thế phong tỏa của phương Tây, trong khi gây thất vọng lớn cho các đồng minh phương Tây của Mỹ ở châu Âu, đẩy châu Âu vào thế bế tắc trong giải quyết xung đột.
Chủ tọa MSC 2025, Christoph Heusgen, cựu cố vấn an ninh và đối ngoại của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã nhấn mạnh trước hội nghị rằng sẽ không có cuộc đàm phán nào về vấn đề Nga-Ukraine ở Munich vì các đại diện của Chính phủ Nga không được mời họp. Do đó, dường như cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Vododymyr Zelensky và Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance và Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tại hội nghị chỉ mang tính xã giao mà không có thông báo quan trọng nào nêu chi tiết về cách thoát khỏi cuộc xung đột.
Phó Tổng thống Vance cho biết Mỹ cam kết tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài giữa Ukraine và Nga, trong khi Tổng thống Zelensky thừa nhận các cuộc trao đổi gần đây chưa đủ sức nặng để thảo luận về tất cả các chi tiết cần thiết. Phóng viên chính trị của DW, Nina Haase, nhận định rằng châu Âu "đang ở ngã ba đường“. Các nước Liên minh châu Âu (EU) đã khẳng định muốn ngồi vào bàn đàm phán khi nói đến các tuyên bố của Mỹ nhằm cố gắng chấm dứt cuộc chiến xung đột ở Ukraine.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy cả Brussels lẫn Kiev đang bị "bỏ qua" trong các cuộc thảo luận trực tiếp giữa nguyên thủ Nga và Mỹ về vấn đề hòa bình cho Ukraine và an ninh cho châu Âu. Hơn nữa, những tuyên bố cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, rằng hiện tại không có khả năng Ukraine được mời tham gia NATO, Mỹ sẽ không gửi quân đội đến Ukraine, không cung cấp hoặc trả tiền cho vũ khí và viện trợ cho Ukraine, các thành viên NATO châu Âu sẽ phải hỗ trợ Ukraine; đề xuất quay trở lại hiện trạng biên giới trước năm 2014 của Ukraine là phi thực tế..., khiến không ít đồng minh của Washington lo ngại.
Về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã có bài phát biểu chỉ trích gay gắt các đối tác châu Âu. Ông bày tỏ lo lắng về điều mà ông gọi là “sự thoái lui của châu Âu khỏi một số giá trị cơ bản nhất của mình, những giá trị tương tự với Mỹ”, cảnh báo các quan chức EU về vấn đề nhập cư bất hợp pháp và người châu Âu không bỏ phiếu để "mở cửa xả lũ cho hàng triệu người nhập cư chưa được kiểm tra”. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng công khai khuyên các đảng chính trị lớn ở Đức phá bỏ "bức tường lửa" ngăn cản đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD), nhấn mạnh rằng Chính phủ Mỹ có những ưu tiên hoàn toàn khác, thậm chí là một thế giới quan hoàn toàn khác so với châu Âu, cho thấy sự đồng thuận xuyên Đại Tây Dương có nguy cơ tan rã.
Có thể nói MSC lần thứ 61 đã chứng kiến sự đối đầu chưa từng có giữa Mỹ và EU. Bài phát biểu của Phó Tổng thống JD Vance tại MSC được đánh giá chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius gọi những phát biểu của ông Vance là “không thể chấp nhận được”. Những bình luận của Phó Tổng thống Vance về cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ám chỉ rằng “mối quan hệ kéo dài nhiều thập kỷ giữa châu Âu và Mỹ hiện đang kết thúc”.
Biên tập viên quốc tế chính của đài đối ngoại Đức – DW, Richard Walker, cho rằng bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ là “một quả bom tấn” thực sự tại MSC. Theo ông Walker, EU không sẵn sàng để nghe ông Vance "lên lớp" về sự vi phạm các giá trị chung của châu Âu. Tuyên bố được ví như lời "ủng hộ ngầm" của ông đối với đảng dân túy cánh hữu AfD được nhiều người coi là sự can thiệp chưa từng có vào chính trường trong nước của một quốc gia đồng minh, chỉ hơn một tuần trước cuộc bầu cử ở Đức.
Nếu coi MSC 2025 là phép thử cho quan hệ Mỹ - châu Âu trong nhiệm kỳ 2.0 của Tổng thống Trump, thì những diễn biến tại hội nghị cho thấy sự khác biệt quan điểm và sự rạn nứt giữa hai bờ Đại Tây Dương ngày càng trở nên rõ ràng, dự báo một mối quan hệ không "xuôi chèo mát mái". Vào thời điểm này, Tổng thống Trump và chính quyền 2.0 của ông không quan tâm nhiều đến việc củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu, thay vào đó là trọng tâm xử lý các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lợi ích sống còn của Mỹ cũng như phù hợp với quan điểm về “Nước Mỹ trước tiên”. Việc Mỹ và châu Âu ngày càng khác biệt trong cách tiếp cận chiến lược có thể khiến cục diện địa chính trị toàn cầu thay đổi trong thời gian tới.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Liệu ngành công nghiệp chip có tiếp tục tăng trưởng sau cú sốc DeepSeek?
05:30' - 06/02/2025
Công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Gartner vừa công bố nghiên cứu cho thấy sự phụ thuộc của ngành công nghiệp chip vào trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế & Xã hội
Trải nghiệm tàu đêm kết nối Brussels với Venice
13:00' - 01/02/2025
Nhà điều hành tàu đường dài European Sleeper vừa chính thức công bố tuyến đường mới kết nối thủ đô Brussels của Bỉ với thành phố lãng mạn Venice của Italy.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30'
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30'
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại sẽ bước sang không gian số?
05:30' - 11/04/2025
Báo La Tribune của Pháp vừa qua có bài phân tích về biện pháp đáp trả của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc hàng hóa của khối này bị Mỹ áp thuế đối ứng. Nội dung như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo kim ngạch thương mại Mỹ-Trung có thể giảm 80%
09:51' - 10/04/2025
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala, hôm 9/4 cảnh báo cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung có thể làm giảm tới 80% kim ngạch thương mại hàng hóa.
-
Phân tích - Dự báo
Xung quanh cuộc đua giá xe ở đất nước tỷ dân
06:30' - 10/04/2025
Các nhà chức trách Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời cho biết sẽ chấn chỉnh tình trạng trên, xóa bỏ năng lực sản xuất lạc hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Pháp: Lửa thử vàng
05:30' - 10/04/2025
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế quan đối ứng ngày 2/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập đại diện các doanh nghiệp Pháp để bàn kế hoạch ứng phó.