Thị trường lao động thế giới: Thay đổi để tồn tại
Những người lao động tại xứ Wales (Vương quốc Anh) có khả năng bị phạt tới 60 bảng Anh (81 USD) vì đến văn phòng theo các quy định nghiêm ngặt được đưa ra giữa bối cảnh biến thể Omicron lây lan nhanh chóng. Đây chỉ là một phần trong nhiều ví dụ cho thấy dịch COVID-19 đã làm thay đổi hình thái việc làm trong năm 2021.
Trong bối cảnh các biện pháp hạn chế được nới lỏng vào mùa Xuân, nhiều công ty đã bắt đầu thử nghiệm một mô hình kết hợp, cho phép nhân viên phân chia thời gian làm việc ở văn phòng và một địa điểm khác (tùy chọn). Nhiều doanh nghiệp lớn tại Anh, từ các công ty kiểm toán lớn đến các công ty công nghệ, đã chuyển sang mô hình làm việc kiểu này.Trong tháng 6/2021, khoảng 20.000 nhân viên của Deloitte cho biết họ được quyết định “khi nào, ở đâu và làm việc như thế nào” sau khi mô hình làm việc từ xa được triển khai trong đại dịch có hiệu quả.
Hiện có rất ít doanh nghiệp lớn mong đợi nhân viên quay lại bàn làm việc 5 ngày/tuần, ngoại trừ một số ngân hàng đầu tư lớn, những doanh nghiệp ủng hộ mạnh mẽ việc quay trở lại văn phòng.
Làm việc từ xa trong năm 2021 cũng tạo cơ hội cho các công ty giảm quy mô văn phòng và cắt giảm hóa đơn tiền thuê nhà. Capita, một trong những nhà cung cấp dịch vụ thuê văn phòng lớn của Anh, đã thông báo vào mùa Xuân rằng họ sẽ đóng cửa nhiều văn phòng để tiết kiệm chi phí.
Công ty quảng cáo và tiếp thị của Sir Martin Sorrell, S4 Capital, đã nói với các nhà đầu tư vào mùa Hè rằng họ đã “chấm dứt một số hợp đồng thuê văn phòng”, đồng thời cho biết công ty này đang phát triển mô hình văn phòng kết hợp cho phù hợp với nhân viên, những người được mô tả là “người am hiểu kỹ thuật số”.Trong khi đó, ngân hàng thương mại và bán lẻ lớn của Anh NatWest dự kiến sẽ chỉ có 13% trong số 64.000 nhân viên làm việc toàn thời gian tại các văn phòng của mình trong tương lai. 1/3 số nhân viên của ngân hàng này sẽ được phép sống và làm việc ở bất kỳ đâu ở Vương quốc Anh và sẽ chỉ phải đến tòa nhà NatWest hai lần một tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia việc làm cảnh báo rằng, nếu không có sự giám sát thích hợp, sự chuyển đổi này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới tại nơi làm việc. Thông thường, phụ nữ yêu cầu công việc linh hoạt hơn nam giới, và các nhà phân tích cảnh báo rằng các nhà tuyển dụng sẽ phải đảm bảo rằng những người làm việc tại văn phòng ít thường xuyên hơn sẽ không bỏ lỡ cơ hội thăng tiến.Theo một cuộc khảo sát gần đây của công ty môi giới chứng khoán AJ Bell, 22% người lao động lo lắng làm việc tại nhà có thể ảnh hưởng đến triển vọng thăng tiến của họ. Cuộc thăm dò cũng cho thấy gánh nặng chăm sóc trẻ nhỏ của những người làm việc tại nhà vẫn giảm một cách không cân đối, trong đó 36% phụ nữ có con dưới 16 tuổi cho biết họ đảm nhận phần lớn công việc trông con trong giờ làm việc, so với 19% ở nam giới.Ngoài ra, cũng có lo ngại liên quan đến vấn đề lương. Evie, làm công việc trợ lý giám đốc điều ở hạt Essex, miền Đông nước Anh, cho biết cô đang được các nhà tuyển dụng tiềm năng trả lương thấp hơn so với trước khi đại dịch xảy ra.
Bên cạnh đó, số ngày làm việc tại văn phòng cũng đang được quan tâm. Ngân hàng trực tuyến Atom có trụ sở tại Durham là một trong số ít nhà tuyển dụng cho tất cả nhân viên chuyển sang làm việc 4 ngày/tuần, nhưng vẫn giữ nguyên mức lương từ đầu tháng 11/2021. Công ty cho biết hoạt động và dịch vụ khách hàng không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này, dù cho công ty ghi nhận số đơn xin việc tăng gấp 5 lần. Một số công ty và một số quốc gia, trong đó có chính phủ Tây Ban Nha, đang xem xét thông qua kế hoạch thí điểm (làm việc 4 ngày/tuần) trên. Theo một cuộc khảo sát với 6.000 lao động của công ty tuyển dụng Randstad UK, khi phải làm việc ở một vị trí không hài lòng trong thời điểm “đỉnh” dịch, người lao động đã bắt đầu tìm kiếm những công việc mới có mức lương cao hơn hay chế độ đãi ngộ tốt hơn. Hiện tại, quyền lựa chọn dường như nằm trong tay người lao động chứ không phải người tuyển dụng nữa. Người lao động biết họ muốn gì như sự linh hoạt hơn về địa điểm và thời gian làm việc.Nhiều người sẽ được hưởng lợi từ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn, nhưng sự ảnh hưởng đối với các trung tâm thành phố và xã hội sẽ thể hiện rõ hơn trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp lo thưởng Tết để giữ ổn định nguồn lao động
17:01' - 30/12/2021
Hầu hết các doanh nghiệp đều đang nỗ lực để có khoản thưởng Tết cho người lao động, tạo động lực để cán bộ, công nhân yên tâm sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Campuchia xem xét cách ly bắt buộc với lao động nhập cảnh từ Thái Lan
09:45' - 30/12/2021
Chính quyền các tỉnh Campuchia giáp biên giới với Thái Lan đang xem xét áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt phòng dịch COVID-19, trong đó có khả năng áp dụng cách ly bắt buộc và xét nghiệm PCR.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ đối mặt khó khăn mới
08:36' - 29/12/2021
21 tháng sau đại dịch, nước Mỹ không còn phải chật vật với tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưởng. Thay vào đó, vấn đề lớn là thiếu người lao động.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải ký quỹ 2 tỷ đồng
16:11' - 27/12/2021
Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (doanh nghiệp dịch vụ) phải thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng từ tháng 1/2022.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Australia kêu gọi tăng nhập cư để bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động
07:47' - 26/12/2021
Các doanh nghiệp Australia đã kêu gọi chính phủ nước này tăng tỷ lệ nhập cư nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nghiêm trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
Anh gia hạn cấp thị thực tạm thời cho lao động thời vụ nước ngoài
17:49' - 25/12/2021
Ngày 24/12, Anh đang gia hạn chương trình cấp thị thực tạm thời cho lao động thời vụ nước ngoài đến cuối năm 2024, đồng thời sẽ giảm dần hạn ngạch cấp thị thực dạng này từ năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Central Retail sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải thiều của tỉnh Bắc Giang
14:15' - 28/05/2025
Mùa vải năm 2025, hệ thống siêu thị GO!, Tops Market, mini go! của Central Retail trên toàn quốc sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải thiều, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
-
Thị trường
Cao điểm chống buôn lậu: Hà Nam phát hiện và xử lý 16 vụ
18:14' - 27/05/2025
Từ 15 - 21/5/2025, các đơn vị tại tỉnh Hà Nam đã phát hiện và xử lý 16 vụ việc vi phạm, thu phạt nộp ngân sách nhà nước hơn 54,6 triệu đồng.
-
Thị trường
Phát hiện kho lạnh chứa gần 8 tấn chân gà không rõ nguồn gốc
17:57' - 27/05/2025
Cơ quan chức năng vừa phát hiện kho hàng chứa gần 8 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong một kho lạnh tại thành phố Móng Cái.
-
Thị trường
Bộ Công Thương siết chặt kiểm soát các mặt hàng thiết yếu
22:07' - 26/05/2025
Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị tập trung giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm trọng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu.
-
Thị trường
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025
20:31' - 26/05/2025
Ngày 26/5, Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khai mạc tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka.
-
Thị trường
OPEC+ dự kiến tiếp tục “mở van” dầu bất chấp giá thấp
17:39' - 26/05/2025
Bất chấp việc giá dầu giao dịch ở mức thấp 60 USD/thùng, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, dự kiến sẽ tiếp tục tăng sản lượng trong tuần này.
-
Thị trường
Lào Cai phát hiện lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:03' - 24/05/2025
Các đơn vị chức năng vừa phát hiện và bắt giữ một lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Thị trường
Liên kết vùng để thúc đẩy thương mại điện tử vùng trung du và miền núi phía Bắc
11:56' - 24/05/2025
Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm trung du và miền núi phía Bắc” năm 2025.
-
Thị trường
Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ 15 nghìn tấn vải thiều sớm
11:43' - 23/05/2025
Vải thiều chín sớm Tân Yên, một sản phẩm đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên. Năm nay, diện tích vải thiều Tân Yên là 1.375 ha, sản lượng ước đạt 15.500 tấn.