Thị trường nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiềm ẩn rủi ro
Thời gian qua, nhiều dự án bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở tăng cao của người dân, góp phần thu ngân sách cũng như chỉnh trang diện mạo đô thị.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và cần được kiểm soát chặt chẽ.
Theo ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2020 nguồn cung đưa ra thị trường giảm 34% về dự án và 30,4% về số lượng căn hộ so với năm 2019.
Cơ cấu sản phẩm mất cân đối, chưa đảm bảo sự pphát triển bền vững của thị trường và đảm bảo an sinh xã hội.
Tỷ lệ căn hộ bình dân giảm từ 51% trong khi căn hộ trung cấp lại tăng từ 23 – 56,9%, cao cấp tăng từ 25,2 – 42,1%.
Đây là dấu hiệu lệch pha cung cầu khiến việc phát triển thiếu bền vững. Vì thế, thị trường bất động sản cần cân bằng lại phân khúc căn hộ bình dân, giá vừa túi tiền của đại bộ phận khách hàng để sản phẩm này phải chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là phân khúc căn hộ trung cấp và giảm tỷ lệ căn hộ cao cấp.
Về xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2021, theo ông Khiết, dòng vốn đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài vẫn là nguồn lực quan trọng.
Thị trường cũng có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại khu vực có quy hoạch thành các khu đô thị mới, được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoặc “sốt nóng” cục bộ tại một số dự án nhà ở trong trung tâm có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng đồng bộ, chủ đầu tư uy tín.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp. Hồ Chí Minh (HoREA) cũng cho rằng, xu thế phát triển đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn theo kiểu “vết dầu loang” và thấp tầng, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu về đô thị hóa và phát triển đô thị, chưa đảm bảo được nguyên tắc “sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường”, chưa hình thành được nhiều đô thị vệ tinh có mật độ dân số tập trung…
Để thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh phát triển bền vững, minh bạch, đại diện HoREA kiến nghị Chính phủ sớm xem xét ban hành một số văn bản quan trọng có liên quan trực tiếp đến các dự án đầu tư, dự án nhà ở và thị trường bất động sản như: sắp xếp, xử lý tài sản công; phát triển và quản lý nhà ở xã hội; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; sớm ban hành Đề án phát triển nhà ở thương mại giá thấp...
Cùng đó, HoREA cũng đề xuất UBND Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, sớm ban hành quy trình đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở thương mại theo 4 bước.
Các doanh nghiệp cần tăng tỷ trọng đầu tư vào phân khúc nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội, xây dựng uy tín, cùng nhau kiểm soát giá nhà, không để tình trạng tăng nóng, tăng giá ảo trong năm 2021. Đồng thời, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với khách hàng và nhà đầu tư - đại diện HoREA đề xuất.
Kiểm soát để thị trường đi đúng hướng, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu Sở Xây dựng Thành phố tiếp tục theo dõi, nắm bắt thông tin, diễn biến của thị trường bất động sản, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra “sốt” giá và tình trạng “bong bóng”.
Cùng đó, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố, đảm bảo kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Xây dựng; tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án vi phạm về xây dựng, không thực hiện bảo lãnh, chưa nghiệm thu chất lượng đã đưa vào sử dụng.
Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường cần rà soát các dự án bất động sản, nhất là dự án nhà ở cao cấp, không để đất hoang hoá, dự án không triển khai, tham mưu UBND Thành phố thu hồi theo quy định; công khai danh sách dự án thế chấp ngân hàng, chậm tiến độ do vướng pháp lý đất đai, chưa nộp tiền sử dụng đất, chủ đầu tư chậm trễ việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản hác gắn liền với đất cho người dân - UBND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu.
Ngoài ra, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, chuyển tiền thu được từ bất động sản ra nước ngoài để ngăn chặn các hành vi rửa tiền, chuyển giá, trốn thuế.
Sở Quy hoạch và Kiến trúc khi phê duyệt các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới… phải có nội dung quy hoạch nhà ở xã hội, công nhân, nhà ở sinh viên, các khu chức năng y tế, văn hoá, thể dục thể thao…
Mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án “Xây dựng chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030”.
Theo đề án, thành phố sẽ quản lý, triển khai các dự án phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đảm bảo phát triên đồng bộ và thống nhất tại từng ku vực dự kiến phát triển nhà ở; từng bước chuyển đổi mô hình nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng; quản lý chặt việc chuyển nhượng đất đai, chuyển nhượng dự án phát triển nhà ở, công khai minh bạch các dự án để người có nhu cầu nắm bắt thông tin.
Đặc biệt, thành phố khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp, nhà cho thuê, nhà ở xã hội, góp phần hạn chế việc xây dựng không phép, sai phép ở khu vực ngoại thành./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh lọt Top 10 thành phố được nhà đầu tư bất động sản châu Á quan tâm nhất
19:11' - 27/01/2021
Đây là lần đầu tiên một thành phố của Việt Nam lọt vào Top 10 thành phố được các nhà tư bất động sản châu Á-Thái Bình Dương quan tâm nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Indonesia chi 560 triệu USD kích thích tiêu thụ nhà ở và ô tô
06:35' - 08/03/2021
Indonesia đã chính thức áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế đối với ô tô và nhà ở với tổng trị giá 7.990 tỷ rupiah (560 triệu USD) trong một nỗ lực nhằm khuyến khích phục hồi kinh tế.
-
Bất động sản
Bình Dương chấn chỉnh tình trạng xây nhà ở tự phát
06:13' - 07/03/2021
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, quan điểm của lãnh đạo tỉnh là dứt khoát không để bất cứ khu nhà tự phát mới nào hình thành; không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chưa đủ điều kiện…
-
Bất động sản
Nguồn cung văn phòng Hà Nội đón thêm hơn 200.000 m2 sàn
09:28' - 06/03/2021
Các chuyên gia của Công ty Savills nhận định, nguồn cung văn phòng Hà Nội sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2021 và đón thêm khoảng 208.000 m2 từ 15 dự án chủ yếu thuộc hạng B đến hết năm 2022.
-
Bất động sản
Ai Cập hoãn triển khai luật bất động sản gây tranh cãi
08:38' - 06/03/2021
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã ra lệnh hoãn thực thi trong ít nhất hai năm tới đối với luật bất động sản sửa đổi vốn gây tranh cãi thời gian gần đây.
-
Bất động sản
Cụm khu công nghiệp Bắc Từ Liêm được lấp đầy 100%
21:51' - 05/03/2021
Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm cho biết, số dự án đã được cấp phép đầu tư vào cụm công nghiệp là 86, đạt tỷ lệ lấp đầy là 100%.
-
Bất động sản
Cần xử nghiêm tình trạng san lấp trái phép diện tích đất nông nghiệp
16:24' - 05/03/2021
Người dân cho biết, tình trạng khai thác đất để san lấp vào diện tích đất nông nghiệp diễn ra từ lâu. Nhiều hộ đổ vào ao và cũng có nhiều hộ lấy đất san gạt cả đất ruộng.
-
Bất động sản
CoreLogic: Giá nhà tại Australia đã tăng nhanh nhất kể từ năm 2003
06:40' - 05/03/2021
Giá nhà trong tháng 2/2021 tại Australia đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 8/2003 trong bối cảnh tỷ lệ cho vay thấp kỷ lục và các ưu đãi của chính phủ để thu hút nhiều người mua hơn.
-
Bất động sản
Nhà chung cư lắp lưới an toàn có nên không?
18:34' - 04/03/2021
Hiện nhiều hộ dân chọn mắc lưới an toàn từ phía thành lan can ban công lên đến trần thì trong quy chuẩn, tiêu chuẩn không cấm việc này. Tuy nhiên, trước khi lắp đặt cần cân nhắc đến một số yếu tố.
-
Bất động sản
Hà Nội rà soát quy hoạch các khu công nghiệp
12:11' - 04/03/2021
Thành phố Hà Nội đang yêu cầu Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội sớm rà soát lại toàn bộ các khu công nghiệp theo quy hoạch.