Thổ Nhĩ Kỳ dọa hủy thỏa thuận tiếp nhận người tị nạn với EU
Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Frans Timmermans tại Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng nước chủ nhà Ahmet Davutoglu ngày 23/4 đã lên tiếng cảnh báo Ankara có thể sẽ huỷ thoả thuận tiếp nhận lại người tị nạn từ châu Âu nếu Liên minh châu Âu (EU) không thực thi cam kết cho phép công dân nước này được đi lại tự do trong “Lục địa Già”.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định việc miễn thị thực vào châu Âu là vô cùng quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ và vấn đề then chốt của việc giải quyết cuộc khủng hoảng di cư chính là sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các bên mà một phần trong đó là cho phép người dân Thổ Nhĩ Kỳ được di chuyển tự do trong EU.
Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Merkel khẳng định bà sẽ thực hiện thỏa thuận miễn thị thực cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara chứng minh được rằng nước này đang thực hiện các cam kết một cách hiệu quả. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ đáp ứng được khoảng một nửa trong số 72 điều kiện được đưa ra nhằm thỏa mãn yêu cầu được miễn thị thực vào châu Âu.
Cùng lúc đó, các tổ chức nhân quyền, trong đó có Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã tố cáo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nổ súng trái phép vào người Syria tị nạn và buộc họ phải trở về quốc gia bị chiến tranh tàn phá. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã hối thúc phái đoàn châu Âu “đừng làm ngơ trước những vụ chà đạp nhân quyền của người tị nạn” tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thỏa thuận hồi tháng trước nhằm giảm bớt số di dân tràn vào châu Âu trị giá gần 7 tỷ USD trên, người di cư tới Hy Lạp sẽ được trả về Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lại công dân Thổ Nhĩ Kỳ được tới châu Âu mà không cần visa. Ngoài ra, Ankara cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ khác từ EU.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Merkel đã thảo luận với người đồng cấp Davutoglu về việc thiết lập một “vùng an toàn” dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để bảo vệ người tị nạn.
Tuy nhiên, sáng kiến này đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Việc giữ chân người tị nạn ở bên phía Syria, mặc dù có thể giúp làm giảm áp lực quá tải người nhập cư lên châu Âu song có thể đe dọa sự an toàn của họ tại quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Anh cam kết tiếp nhận hơn 3.000 trẻ em tị nạn
20:57' - 21/04/2016
Ngày 21/4, Chính phủ Anh cam kết trong 5 năm tới sẽ tiếp nhận hơn 3.000 trẻ em tị nạn, đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi các cuộc xung đột bạo lực tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: EU trích quỹ nhân đạo khẩn cấp cho Hy Lạp
19:11' - 19/04/2016
Ủy ban châu Âu ngày 19/4 cho biết sẽ trích 700 triệu euro trong quỹ nhân đạo khẩn cấp để cấp cho Hy Lạp từ nay tới năm 2018
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng di cư: Hàng chục người thiệt mạng và mất tích ngoài khơi Libya
20:41' - 18/04/2016
Ngày 18/4, một tổ chức tìm kiếm và cứu hộ cho biết ít nhất 8 người di cư châu Phi đã thiệt mạng và gần 20 người khác bị mất tích trong một vụ chìm tàu chở người di cư ở ngoài khơi Libya.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ áp thuế với mọi hàng hóa của Canada
12:19'
Thủ tướng Canada cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên MSNBC rằng Canada sẽ đáp trả bằng các mức thuế quan đối với Mỹ nếu ông Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế 25% đối với hàng hóa của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ thành lập Sở Thuế vụ Nước ngoài để thu thuế nhập khẩu
10:24'
Việc thành lập một cơ quan mới đòi hỏi phải được Quốc hội thông qua bằng một đạo luật và đảng Cộng hòa hiện nắm giữ đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh: Ngành công nghiệp ô tô phục hồi mạnh mẽ
08:11'
Anfavea - Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Brazil thông báo nước này đã xuất xưởng 2,55 triệu xe trong năm 2024, tăng 9,7% so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu hướng tới tương lai bền vững
07:57'
Các hãng hàng không và các nhà khai thác sân bay cần tăng cường hợp tác để triển khai nhiên liệu hàng không bền vững trong giảm khí thải carbon.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025
21:24' - 14/01/2025
Kết quả khảo sát mới nhất của Reuters cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống mức 4,5% vào năm 2025 và tiếp tục lùi về 4,2% vào năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan sẽ siết chặt kiểm soát chất lượng trái cây xuất khẩu
17:50' - 14/01/2025
Thái Lan sẽ cải thiện kiểm soát chất lượng đối với tất cả các loại trái cây xuất khẩu, sau khi hải quan Trung Quốc kiểm tra nghiêm ngặt kết quả xét nghiệm hợp chất hữu cơ Basic Yellow 2...
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan thu hút đầu tư kỷ lục trong năm 2024
13:00' - 14/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã thu hút lượng đầu tư kỷ lục trong năm 2024, với các đơn đăng ký vượt quá 1.130 tỷ baht, mức cao nhất trong thập kỷ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng trưởng 5%
14:14' - 13/01/2025
Theo báo cáo được Tổng Cục hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước này trong năm 2024 tính theo Nhân dân tệ (NDT) đã tăng 5% so với năm trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kỳ vọng hoạt động ngoại thương sôi động trong năm 2025
08:48' - 13/01/2025
Mặc dù các rủi ro và thách thức bên ngoài, bao gồm rào cản thương mại và căng thẳng địa chính trị đang gia tăng, nhưng ngoại thương Trung Quốc vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng.