Thu hẹp khoảng cách chi phí sản xuất xe ô tô trong nước và khu vực
Phần lớn các linh kiện, nguyên vật liệu để sản xuất xe ô tô phải nhập khẩu cùng với chi phí đóng gói, hậu cần và thuế nhập khẩu khiến chi phí sản xuất xe trong nước cao hơn từ 10 - 20% so với Thái Lan hay Indonesia.
Chính điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của xe lắp ráp trong nước so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN, nhất là khi thuế suất ưu đãi còn 0% từ năm 2018.
Đây là thông tin của Nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô - Xe máy tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF 2017).Ông Sumito Ishii, Tổng Giám đốc Công ty TNHH General Motors Việt Nam và là Trưởng Nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô - Xe máy VBF chia sẻ, theo quan điểm của cả các nhà sản xuất ô tô và các nhà cung cấp linh kiện, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thực sự vẫn còn rất nhỏ.
Vì thế, hiện nay không có sự gia nhập đầy đủ của các công ty cung cấp linh kiện ô tô toàn cầu vào thị trường Việt Nam.Đáng chú ý, các nhà cung cấp toàn cầu không thể đầu tư mà không có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, liệu các nhà sản xuất ô tô có duy trì hay tăng sản lượng sản xuất tại Việt Nam hay không – khi nào và tăng bao nhiêu?.
Điều đó cũng chưa có đủ cơ sở cho nhiều doanh nghiệp xem xét đến các hoạt động xuất khẩu.
Trong số các nhà cung cấp linh kiện hiện nay, trên 90% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và phần lớn các linh kiện, nguyên vật liệu để sản xuất xe ô tô và phụ tùng ô tô phải nhập khẩu.Các nhà sản xuất xe tô tô trong nước phải chịu thêm chi phí đóng gói, logistics và thuế nhập khẩu. Qua đó làm cho các chi phí sản xuất xe trong nước cao hơn xe lắp ráp tại Thái Lan hoặc Indonesia. Khoảng cách về chi phí sản xuất này có thể lên tới 10 - 20% sau khi loại bỏ thuế quan trong khối ASEAN vào năm 2018.
Để mở rộng sản xuất xe ô tô trong nước, Nhóm công tác Công nghiệp Ô tô - Xe máy của VBF đề xuất, Nhóm Công tác Công nghiệp ô tô hiện tại của Chính phủ cần có sự tham gia của cả các nhà lắp ráp ô tô và các nhà cung cấp linh kiện để hiểu rõ hơn về tình hình hiện nay của ngành.Đồng thời hàng tháng tổ chức các cuộc họp để cùng thảo luận các dự thảo chính sách cho ngành ô tô và báo cáo tiến độ lên Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, các nhà xây dựng chính sách cũng nên tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp để xây dựng các giải pháp thu hẹp khoảng cách về chi phí sản xuất nhằm giảm áp lực cạnh tranh cho các nhà sản xuất xe trong nước từ năm 2018. Cùng với đó là phát triển các chương trình phù hợp để hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp trong ngành ô tô với nhau.
Ông Sumito Ishii cũng cho rằng, hiện nay mối liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự hiệu quả bởi không có các cơ sở dữ liệu sẵn có liên quan về doanh nghiệp cung cấp linh kiện phụ tùng trong nước.Nếu có được các cơ sở dữ liệu, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tham chiếu và liên hệ với các nhà cung cấp linh kiện trong nước.
Mặt khác, về phía doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng nên cung cấp danh sách các linh kiện ô tô cần nội địa hóa với các chi tiết cụ thể hơn. Điều này giúp các nhà cung cấp trong nước có thể có được sự chuyển giao công nghệ hoặc bí quyết kỹ thuật.Trong khi đó, các nhà cung cấp linh kiện trong nước cần tập trung đáp ứng các yêu cầu về sản xuất như: chất lượng, chi phí, giao hàng và nên hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài.
Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp ô tô, ưu tiên số một là phải đảm bảo có một thị trường ô tô tăng trưởng bền vững, các chính sách liên quan đến ngành cần được ổn định trong thời gian dài để doanh nghiệp xây dung kế hoạch của mình, ông Sumito Ishii, Trưởng Nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô - Xe máy khẳng định.
Đề xuất các giải pháp phát triển ngành trong bối cảnh hội nhập khu vực từ năm 2018, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) Phạm Văn Tài nhìn nhận, ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp công nghệ cao và là động lực kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ khác như: cơ khí, điện, điện tử, nhựa, cao su, kính, tin học, tự động hóa…
Tuy nhiên, muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần một sản lượng đủ lớn mới có thể đầu tư công nghệ, máy móc, thiết bị để sản xuất, góp phần thúc đẩy công nghiệp ô tô phát triển, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và giảm giá thành sản xuất trong nước.Một trong nhiều khu vực xe thành phẩm của Thaco. Ảnh: Văn Xuyên/BNEWS/TTXVN
Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ không chỉ là nền tảng phát triển ngành công nghiệp ô tô mà còn phát triển ở các ngành khác như: cơ khí, nông nghiệp, ngư nghiệp, góp phần tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp, việc làm cho người lao động và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Để phát triển ngành ô tô trong bối cảnh hội nhập, Phó Tổng Giám đốc Thaco Phạm Văn Tài cũng như nhiều doanh nghiệp khác kiến nghị, Chính phủ cần có những chính sách bảo vệ thị trường ô tô trong nước phù hợp để công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ được tiếp tục duy trì, phát triển ổn định trong thời gian dài. Qua đó, doanh nghiệp mới có thể tích lũy tài chính, công nghệ và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển.Do vậy, các chính sách liên quan đến công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô cần được nhất quán và đồng bộ tối thiểu 10 năm, phù hợp với xu thế hội nhập để tạo sự yên tâm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ.
Ông Tài cũng nhấn mạnh đến các đề xuất của Bộ Công Thương gần đây nếu được thông qua sẽ tạo thêm động lực mới cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ trước thềm hội nhập khu vực ASEAN.
Đó là thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc giảm còn 0% từ đầu năm 2018, Chính phủ sớm giảm thuế nhập khẩu linh kiện mà trong nước chưa sản xuất được và đang áp dụng khoảng 15 - 20% về 0%.
Đồng thời áp dụng thuế nhập khẩu ở mức trần cam kết đối với linh kiện đã sản xuất được trong nước để hỗ trợ sản xuất, giúp tạo việc làm ổn định cho hơn 120.000 lao động trực tiếp trong ngành ô tô.
Bên cạnh đó, để khuyến khích công nghiệp hỗ trợ phát triển, Chính phủ cũng cần miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho tỷ lệ phần trăm linh kiện phụ tùng đã được nội địa hóa, góp phần giảm giá xe ô tô xuất xưởng tại Việt Nam. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ có các biện pháp kiểm soát chống gian lận thương mại, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chứng nhận xuất xứ C/O trong việc xác định tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40% đối với các xe nguyên chiếc nhập khẩu từ khu vực ASEAN, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Việt Nam rất quan tâm tới ngành công nghiệp ô tô cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ cho ô tô.Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quyết định số 68/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2016 đến năm 2025.
Cùng với các nhóm giải pháp của Bộ và những đề xuất của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẵn sàng bàn bạc để phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam một cách ổn định, bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thuế nhập khẩu ô tô từ nội khối về 0% từ đầu năm tới.Đặc biệt, Bộ cũng lưu ý đến vấn đề chống gian lận thương mại, bảo đảm môi trường cạnh bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước và nước ngoài.
Trước đó, đánh giá về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sau hơn 20 năm phát triển, Bộ Công Thương thẳng thắn thừa nhận, hoàn toàn không đạt được mục tiêu đề ra.Cụ thể, mục tiêu đề ra đối với xe đến 9 chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hoá là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010, nhưng đến nay mới đạt bình quân từ 7 - 10%.
Không dừng lại ở đó, chất lượng xe dù có cải tiến nhưng không bằng xe nhập khẩu, giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, sản xuất ô tô mới dừng ở mức độ lắp ráp đơn giản với 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra.
Bộ Công Thương cho rằng, ngoài dung lượng thị trường thấp, thời gian qua chính sách cho ngành này như: thuế, phí, hạ tầng… thiếu ổn định và chưa có sự đồng thuận cao giữa các cơ quan quản lý nhà nước nên chưa tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư…./. Xem thêm:>>>Chi phí phát sinh sau khi phá sản mà Takata phải gánh vẫn còn để ngỏ
>>>Liệu đã quá muộn để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ngành ô tô Đức có thể mất hàng nghìn việc làm do Brexit
20:13' - 24/06/2017
Một nghiên cứu của công ty tư vấn Deloitte cảnh báo các nhà sản xuất ô tô châu Âu có thể bị giảm 20% doanh số bán xe do hậu quả của việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn được gọi Brexit.
-
Doanh nghiệp
Honda Việt Nam thực hiện 16 chương trình đào tạo lái xe ô tô an toàn
17:44' - 22/06/2017
Honda Việt Nam (HVN) cho biết, trong 6 tháng cuối năm tài chính 2017, HVN đã thực hiện 16 chương trình đào tạo lái xe ô tô an toàn dành cho 554 khách hàng trên cả nước.
-
Hàng hoá
Doanh nghiệp ô tô càng kích cầu, người tiêu dùng càng chờ giá giảm thêm
18:55' - 18/06/2017
Thị trường ô tô Việt Nam tiếp tục chứng kiến cuộc đua giảm giá chưa từng có của nhiều hãng xe
-
Chuyển động DN
Tập đoàn phụ tùng ô tô Takata chuẩn bị đệ đơn xin bảo hộ phá sản
13:58' - 16/06/2017
Tập đoàn sản xuất túi khí Takata của Nhật Bản đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đệ đơn xin bảo hộ phá sản.
-
Thị trường
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ chốt của ô tô Mexico
13:01' - 15/06/2017
Theo Hiệp hội Công nghiệp ô tô Mexico (AMIA), trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu ô tô của nước này sang Mỹ đạt 947.522 chiếc, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh "lên tiếng" về tác động áp thuế mới của Hoa Kỳ
19:49' - 08/04/2025
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVEP - Động lực nền tảng của chuỗi giá trị Petrovietnam
12:53' - 08/04/2025
Vượt qua các thách thức trong nhiệm kỳ 2020-2025 đầy gian khó, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện những giải pháp đột phá mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PTSC hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón – hóa chất
12:21' - 08/04/2025
PVFCCo và PTSC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.
-
Doanh nghiệp
Nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam tăng 2 con số trong quý I/2025
11:33' - 08/04/2025
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động khó lường, nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam vẫn tăng trưởng 2 con số nhờ việc hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Hà Giang thu hồi hơn 79.000 m² đất của Tập đoàn FLC tại núi Mỏ Neo
10:59' - 08/04/2025
UBND tỉnh Hà Giang giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Liên doanh Wicresoft của Microsoft ngừng hoạt động tại Trung Quốc
08:00' - 08/04/2025
Tờ Caijing của Trung Quốc ngày 7/4 dẫn nhiều nguồn tin cho hay liên doanh Wicresoft của Microsoft sẽ ngừng hoạt động tại Trung Quốc kể từ ngày 8/4.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ngành hàng điện tử LG Electronics ước đạt doanh thu cao kỷ lục
19:41' - 07/04/2025
Trong hướng dẫn về thu nhập, LG Electronics ước tính doanh số là 22.750 tỷ won và lợi nhuận hoạt động là 1.260 tỷ won trong giai đoạn từ tháng 1-3.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến kinh doanh tại Nga
07:47' - 07/04/2025
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về khả năng các doanh nghiệp Mỹ đã sẵn sàng quay trở lại thị trường Nga, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga khẳng định: "Chắc chắn là có".
-
Doanh nghiệp
Samsung điều chỉnh chiến lược sản xuất toàn cầu
07:46' - 07/04/2025
Samsung Electronics Co. của Hàn Quốc có khả năng phải điều chỉnh chiến lược sản xuất toàn cầu do các mức thuế quan mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh điện thoại của hãng.