Thủ tướng gặp gỡ các kiều bào về nước dự chương trình Xuân Quê hương 2019
Chương trình do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Thủ tướng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới bà con kiều bào ta ở nước ngoài và coi đây là bộ phận máu thịt không thể tách rời của dân tộc. Phát biểu tại buổi gặp, nhiều Việt kiều đã đưa ra nhiều đề xuất cụ thể, thiết thực, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, hướng về Tổ quốc thân yêu. Các kiều bào vui mừng về sự phát triển mạnh mẽ của đất nước thời gian qua, trong đó có sự đóng góp của những kiều bào đầu tư về trong nước. Tiến sĩ Nguyễn Duy Lân, cựu chuyên gia bảo mật Microsoft, đồng sáng lập công ty an ninh mạng Veramine ở Mỹ, cho biết, ông cùng một số đồng nghiệp đã ra khỏi Microsoft sau 6 năm làm việc để khởi nghiệp và thành công. Hoan nghênh Chính phủ đang thúc đẩy quốc gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhất là trong giới trẻ, ông mong muốn chia sẻ và thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Việt kiều Mỹ, một trong những Việt kiều đầu tiên đầu tư về quê hương và hiện đang rất thành công, cho rằng, hiện nay, Việt Kiều đầu tư vào trong nước còn hạn chế, mới chỉ khoảng 3 tỷ USD. Do đó, ông đề nghị thành lập một quỹ đầu tư của các Việt Kiều để đầu tư về trong nước.Ông kêu gọi các kiều bào hãy đầu tư về Việt Nam bởi Chính phủ đang cải cách rất mạnh mẽ, hiệu quả. Ông tin tưởng, nếu 1 tỷ USD đầu tư về Việt Nam, sau 5 năm có thể tăng lên 5 tỷ USD.
Chung quan điểm này, ông Nguyễn Duy Nhiên, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc, cho rằng, chúng ta còn một “mỏ vàng” lộ thiên, đó chính là bà con kiều bào tại nước ngoài, mà đặc biệt là các tri thức trẻ. Trong đó rất nhiều người mong muốn đóng góp cho quê hương, đất nước. Do đó, ông đề nghị Chính phủ có chính sách thuận lợi hơn nữa để thu hút tài năng, trí tuệ, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, Việt kiều Mỹ thì chúc mừng những thành tựu cải cách của Chính phủ trong ngành ngân hàng một cách “mạnh tay” thời gian qua mà ít Chính phủ nào làm được. Điều đó là rất quan trọng để đảm bảo cho một nền kinh tế lành mạnh và phát triển trong tương lai.Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng gặp các kiều bào tiêu biểu, qua các kiều bào, Thủ tướng gửi đến 4,5 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài lời thăm hỏi ân cần, lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Kỷ Hợi 2019. Thủ tướng đánh giá cao bà con đã nêu lên nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho quê hương, đất nước, đồng thời mong muốn bà con tiếp tục đóng góp qua nhiều kênh khác nhau. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn lắng nghe ý kiến tâm huyết, xây dựng của bà con.
Thủ tướng đã thông báo đến bà con kiều bào những nét chính về thành tựu kinh tế xã hội những năm qua đạt được là toàn diện, vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng lên.Trong đó, quy mô kinh tế ngày càng lớn và hiện đã 5,5 triệu tỷ đồng; tăng trưởng kinh tế cao, xuất siêu lớn; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện hướng tới tiêu chuẩn OECD. Đảng, Nhà nước cũng đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng và đã xử lý nhiều sai phạm. Thưc hiện chủ trương tăng trưởng bao trùm, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Thủ tướng mong muốn ngày càng nhiều nhà đầu tư Việt kiều đầu tư vào Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đã tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có CPTPP và sắp tới là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU. Cơ hội cho các nhà đầu tư là rất lớn không chỉ Việt Nam mà là các thị trường mà Việt Nam tham gia ký kết hiệp thương mại định tự do. Thủ tướng nhấn mạnh, trong thành công của đất nước thời gian qua, có sự đóng góp quan trọng của bà con Việt Kiều, đồng thời khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến người Việt Nam ở mọi nơi trên thế giới: Thủ tướng bày tỏ sự cảm động việc nhiều bà con kiều bào dày công, tâm huyết, sưu tầm các bản đồ chứng minh chủ quyền trên biển của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thủ tướng mong muốn bà con kiều bào tiếp tục gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc trong từng gia đình, nhất là quan tâm giáo dục, dạy tiếng Việt cho con em. Thủ tướng mong muốn bà con kiều bào tiếp tục đóng góp thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước, nhất là hoạt động thương mại và đầu tư, kêu gọi vốn đầu tư vào Việt Nam, mở rộng mạng lưới phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài. Bằng các biện pháp hiệu quả, sáng tạo, Thủ tướng mong muốn bà con kiều bào hãy quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài, tổ chức các hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam tại nước sở tại. Nhắc lại phương châm 12 chữ của Chính phủ năm 2019: Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá, Thủ tướng đề nghị bà con kiều bào chung sức, cùng đóng góp thực hiện chủ trương này./.Xem thêm:
>>Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự “Tết sum vầy” tại Bình Dương
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh thông xe, khánh thành cầu Hưng Hà
15:06' - 26/01/2019
Sáng 26/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khánh thành và phát lệnh thông xe, cắt băng khánh thành cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam ủng hộ những ý tưởng, mô hình kinh doanh đột phá
12:37' - 26/01/2019
Chuyến tham dự Hội nghị thường niên WEF tại Davos, Thụy Sĩ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc chuyến tham dự WEF Davos 2019
09:42' - 26/01/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị WEF Davos 2019
08:15' - 25/01/2019
Bên lề Hội nghị WEF Davos 2019, ngày 24/1 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc gặp, tiếp xúc; dự đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo cấp cao với chủ đề "Thế giới trong thời đại toàn cầu hóa 4.0".
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với Chủ tịch WEF
17:28' - 24/01/2019
Phiên Đối thoại được truyền hình trực tiếp trên hệ thống truyền thông của WEF với hàng triệu lượt người xem.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.