Thúc đẩy xuất khẩu dệt may vào thị trường Australia sau CPTPP
Ngày 11/5, tại hội thảo Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Australia 2018 trong bối cảnh Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết, nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có nguồn lực tốt để quảng bá thị trường, thiếu bước đột phá trong giải quyết vấn đề về nguồn cung thiếu hụt và xây dựng chuỗi liên kết thì lợi ích của hiệp định thương mại tự do (FTA) này cũng không mang lại được bao nhiêu.
Theo ông Vũ Đức Giang, Australia là một trong 3 thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất trong khối các nước thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tiềm năng phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào khối CPTPP nói chung và thị trường Australia nói riêng là rất lớn. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường nhập khẩu khó tính, đòi hỏi thời gian giao hàng phải chính xác, giá cạnh tranh, có sự minh bạch, đảm bảo yếu tố môi trường… trong sản xuất sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển phù hợp để tận dụng được các ưu đãi từ Hiệp định CPTPP mang lại cũng như một số FTA khác mà Việt Nam đã ký kết và chuẩn bị có hiệu lực. Mặt khác, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang tác động ngày càng sâu rộng đến các ngành sản xuất; trong đó, có dệt may, các doanh nghiệp cần có sự quan tâm, đầu tư vào công nghệ để “vượt qua” những yêu cầu khắt khe của khách hàng về chất lượng sản phẩm và xu hướng phát triển mới. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Vitas cho biết thêm, để tận dụng ưu đãi về thuế trong FTA này, các doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ và làm chủ chuỗi cung ứng trong khu vực.Ngược lại, nếu các doanh nghiệp không đáp ứng được quy tắc xuất xứ, nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu, không có kỹ thuật và hệ thống quản lý tốt và sản xuất theo hình thức gia công thì ngành dệt may sẽ gặp nhiều bất lợi. Khi đó, chủ yếu chỉ có doanh nghiệp FDI được hưởng lợi từ FTA mang lại.
Trong thời gian tới, Vitas sẽ tổ chức nhiều hội thảo sâu rộng hơn về những điều khoản trong Hiệp định CPTPP để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, Vitas cũng đang chuẩn bị xây dựng kết nối giữa các nhà sản xuất sợi, dệt, nhuộm trong nước với các doanh nghiệp sản xuất may, các đối tác mua. Đề cập đến những ngách thị trường mà doanh nghiệp dệt may Việt cần lưu ý, đại diện Tập đoàn IEC (Australia) cho rằng, mặc dù dân số ở Australia chỉ bằng 1/4 so với Việt Nam, tuy nhiên người dân nước này sẵn sàng chi tiêu với số tiền lớn hơn rất nhiều lần.Do vậy, các doanh nghiệp cần đưa ra những mẫu mã, chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng cao để người tiêu dùng lựa chọn.
Đơn cử như mặt hàng quần áo thể thao hiện đang có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất tại quốc gia này, do xu hướng thể thao cũng như người tiêu dùng có xu hướng mặc quần áo giản dị, thoải mái.Tuy nhiên, hiện chỉ mới có 5 doanh nghiệp dệt may tham gia với thị phần chiếm khoảng 16% thị trường may mặc và da giày của Australia. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể “nhảy vào” phân khúc thị trường này trong thời gian tới.
Cũng theo đại diện Tập đoàn IEC, các doanh nghiệp dệt may có thể tiếp cận với thị trường Australia thông qua các cuộc triển lãm thương mại, giao thương quốc tế.Trong thời tới, IEC sẽ tổ chức diễn đàn triển lãm thương mại chuyên dụng duy nhất của nước này dành cho nguồn cung ứng quốc tế trong lĩnh vực may mặc, phụ kiện dệt may và da giày với sự tham gia của nhiều đối tác nổi tiếng trong ngành trên thế giới. Dự kiến, sự kiện này sẽ diễn ra từ 20-22/11/2018 tại Melbourne, Australia./.
Xem thêm:Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp dệt may có đủ đơn hàng đến hết quý II
18:04' - 17/04/2018
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm, hiện các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có đủ đơn hàng cho hết quý II năm 2018 và nhiều doanh nghiệp có đơn hàng hết quý III.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư thế nào cho nhân lực ngành dệt may?
19:44' - 14/04/2018
Muốn phát triển và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành dệt may cần có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ bay giờ.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỗi năm, dệt may Việt Nam tiêu 3 tỷ USD cho năng lượng sản xuất
18:50' - 11/04/2018
Thống kê mỗi năm, ngành dệt may Việt Nam tiêu tốn 3 tỷ USD chi phí cho năng lượng sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Hàng hoá
Khởi đầu tốt giúp ngành dệt may thực hiện mục tiêu 35 tỷ USD
18:44' - 05/04/2018
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng ngành dệt may quý I/2018 đạt gần 8 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.