Thương mại điện tử đang có đà phát triển nhanh và lan tỏa
Lĩnh vực này cũng đặt ra nhiều vấn đề mới như: chống thất thu thuế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... nên thành phố đang thực hiện quy hoạch phát triển ngành thương mại điện tử Tp. Hồ Chí Minh 2025-2030.
Đặc biệt, thành phố đảm bảo xây dựng hạ tầng để phát triển thương mại điện tử trở thành ngành mũi nhọn đột phá, đóng góp vào tăng trưởng của thành phố.
*Hình thành không gian thị trường Thống kê trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử đạt 5%, website tương thích thiết bị di động (34,2%), website đạt cấp độ 4 (2,4%), doanh nghiệp có ứng dụng di động (9,1%)...Còn đối với người tiêu dùng, tỷ lệ kết nối internet để mua hàng hóa đạt 62,5%, lựa chọn thanh toán trực tuyến (17,9%). Giá trị mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tăng khoảng 13,8%/năm.
Ông Hà Ngọc Sơn, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử, trong quy hoạch phát triển ngành thương mại điện, thành phố đặt mục tiêu đào tạo tối thiểu 70% công chức phụ trách lĩnh vực kinh tế được bồi dưỡng kiến thức tổng quát về quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử.Đồng thời, 100% công chức trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước, thanh tra... về thương mại điện tử được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành.
Về phía Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều giải pháp hình thành không gian thị trường cho lĩnh vực thương mại điện tử phát triển. Cụ thể, đối với thị trường thương mại điện tử trong nước, ngành Công Thương tập trung vào những yếu tố hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên những nhóm giải pháp này cần sự hỗ trợ của nhà nước về quy hoạch, quỹ đất và có thể cả nguồn lực tài chính dưới hình thức đầu tư công. Điển hình, dịch vụ hoàn tất đơn hàng cần đáp ứng nhy cầu xây dựng hệ thống hạ tầng logistics, gồm: kho bãi, đường giao thông. Hay thanh toán trực tuyến với mức phí thanh toán phù hợp. Còn đối với việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, đòi hỏi tạo điều kiện kết nối thuận lợi giữa sàn thương mại điện tử với doanh nghiệp sản xuất. Trong đó, chú trọng kết nối nhóm doanh nghiệp thương mại điện tử với doanh nghiệp phân phối truyền thống (hữu tuyến), doanh nghiệp thương mại điện tử Tp. Hồ Chí Minh với cộng đồng người việt ở nước ngoài. Về thực trạng ngành logistics trên địa bàn thành phố đại diện Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cũng cho biết, đã đề xuất giải pháp xây dựng thành phố trở thành Trung tâm dịch vị logistic phía Nam và khu vực. Đặc biệt, phát triển ngành logistics Tp. Hồ Chí Minh đảm bảo mục tiêu góp phần kéo giảm chi phí logistics cả nước so với GDP. Trên cơ sở đó, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với một số đơn vị liên quan đề xuất UBND Tp. Hồ Chí Minh quy hoạch hình thành 7 trung tâm logistics, gồm: Cát Lái, Linh Trung, Hiệp phước, Tân Kiên, Củ Chi, Long Bình và khu công nghệ cao. Đánh giá lại một cách có hệ thống và khoa học các nền tảng sản xuất, xuất khẩu để nhận dạng bức tranh chung về xuất khẩu thành phố, nhất là thông qua sàn thương mại điện tử. Từ đó, định vị nhóm ngành, sản phẩm xuất khẩu mà Tp. Hồ Chí Minh có thể quan tâm, hỗ trợ phát triển trong thời gian tới. Đồng thời, đề xuất các định hướng chiến lược làm cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và xây dựng chương trình hành động phát triển xuất khẩu của thành phố đến năm 2030, theo hướng thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu tiêu biểu. *Cần tối ưu khâu giao nhận Theo ông Trần Thái Sơn, Nhà sáng lập và Tổng giám đốc điều hành Tiki.vn, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm và giao dịch qua sàn thương mại điện tử ngày càng tăng, nhất là thị trường Tp. Hồ Chí Minh luôn gấp đôi và ba so với cả nước. Với tốc độ phát triển 20%-30% của thương mại điện tử như hiện nay, thì trong 5 phương tiện lưu thông trên đường có 1 phương tiện giao nhận hàng. Bên cạnh những doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử... gia nhập thị trường ngày càng nhiều, thì xu hướng đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, người dân... cũng tham gia phân phối, bán hàng thông qua ứng dụng thương mại thương tử. Do đó, yêu cầu về phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng, thương mại nói chung là vô cùng cấp thiết và nếu không được cải thiện sẽ khó phát triển. Mặt khác, ở giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến như hiện nay, kênh bán hàng trực tiếp (offline) bị giới hạn trên phạm vi toàn cầu, nên để tìm nhà cung cấp, nguồn cung hàng hóa, doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển hướng sang kênh bán hàng trực tuyến (online).Đặc biệt, thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) được doanh nghiệp đánh giá cao bởi không giới hạn không gian và thời gian, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhà cung cấp và khách hàng 24/7.
Với những hỗ trợ về công nghệ, thương mại điện tử B2B ngày càng cho thấy những lợi ích về mặt kinh tế khi tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực và tiện lợi trong giao dịch mua bán, thanh toán không tiền mặt. Thương mại điện tử B2B cũng cho phép doanh nghiệp cập nhật thông tin liên tục với chi phí quản lý vận hành giảm đáng kể so với mở hệ thống bán lẻ trực tiếp, gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ thị trường online. Một số chuyên gia cho rằng, tác động của dịch COVID-19 đã gây cản trở giao thương quốc tế, nên xu hướng người mua - bán tham gia thị trường thương mại điện tử ngày càng tăng và xuất hiện xu hướng các hàng ngành xuất khẩu qua thương mại điện tử.Trong đó, thương mại điện tử B2B mang lại cho nhà cung cấp không chỉ đáp ứng nhu cầu mua hàng online của khách hàng, mà còn là giải pháp mở rộng mạng lưới kinh doanh, kết nối chuỗi cung ứng nội địa và tiếp cận thị trường nước ngoài, thử nghiệm sản phẩm mới...
Tuy nhiên, muốn kinh doanh thương mại điện tử thì doanh nghiệp rất cần hệ thống kho bãi, trung tâm giao nhận hàng hóa... nên lĩnh vực logistics cũng là lĩnh vực quan tâm hàng đầu đối với thương mại điện tử.Vì vậy, cần tập trung kho bãi, quy hoạch hạ tầng giao thông để giải quyết vấn đề giao nhận, tối ưu giao hàng trăm đơn hàng theo tuyến và thậm chí chỉ cần một chuyến xe. Thay vì để doanh nghiệp tự thân vận động, sở, ngành Tp. Hồ Chí Minh nên có cơ chế chính sách, giải pháp đa dạng loại hình giao thông như xe điện để giảm tình trạng những đơn vị kinh doanh, giao hàng hoạt động tự phát, bảo vệ môi trường...
Bà Phan Thị Bích Huệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tây Thái Bình Dương cho rằng, logistics là một trong những ngành mũi nhọn của Tp. Hồ Chí Minh, không chỉ phục vụ cho xuất khẩu mà còn phải đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường nội địa. Hơn thế nữa, Tp. Hồ Chí Minh vừa là đầu tàu kinh tế của cả nước, vừa là trung tâm thương mại và đầu mối giao thương của nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam đi các nước. Trong khi đó, vấn đề nội tại của ngành logistics là vẫn quy hoạch theo tư duy các trung tâm logistics đi theo các cảngbiển, mà chưa mạnh dạn đánh giá nhu cầu thị trường để đáp ứng yêu cầu tối ưu khâu giao nhận hàng cho cả thị trường xuất khẩu lẫn trong nước.Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành và vận hành trung tâm logistics vẫn không có cách nào để tiếp cận quỹ đất hoặc muốn có quỹ đất phải chi rất nhiều tiền để phục vụ chiến lược phát triển./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Sàn thương mại điện tử Fado.vn ngừng kinh doanh H&M vô thời hạn
13:22' - 07/04/2021
Ngày 7/4, sàn thương mại điện tử Fado.vn đã chính thức thông báo ngừng kinh doanh vô thời hạn các sản phẩm thương hiệu H&M.
-
Hàng hoá
Đề xuất có chế tài hợp lý với buôn lậu trong thương mại điện tử
14:44' - 02/04/2021
Các sở, ngành có liên quan đề xuất có chế tài hợp lý đối với hình thức buôn lậu trong thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử kênh phát triển kinh tế đầy tiềm năng
13:19' - 31/03/2021
Hiện nay, thương mại điện tử đã và đang hấp dẫn cả doanh nghiệp kinh doanh lẫn người tiêu dùng trong hình thức thương mại toàn cầu.
-
Thị trường
Cơ hội cho hàng Việt trên nền tảng thương mại điện tử của Singapore
19:44' - 28/03/2021
Xuất khẩu hàng vào Singapore ngoài phục vụ người tiêu dùng bản địa, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận được những đối tác, người mua, khách hàng quốc tế đang hiện diện tại nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Việt Nam-Singapore thúc đẩy hợp tác mở rộng thị trường Halal
15:27'
Hiện Singapore đang tìm kiếm, mở rộng phạm vi hợp tác với một trong những trung tâm cấp chứng nhận Halal quốc gia của Việt Nam, đó là HALCERT.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch đào tạo công nghệ 4.0
15:00' - 22/05/2025
Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
-
DN cần biết
Công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
13:17' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
DN cần biết
Liên kết chuỗi giá trị ngành gia cầm còn quá ít
13:08' - 22/05/2025
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững”.
-
DN cần biết
Thêm 960 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
11:07' - 22/05/2025
Đến nay, Việt Nam đang có 1.396 mã số vùng trồng và 188 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.