Thương mại điện tử và những vấn đề pháp lý quan trọng
Sự kiện thu hút đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, các hiệp hội thương mại và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu tham gia.
Bình luận về những vấn đề liên quan tới thương mại điện tử và xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế số ở Việt Nam, ông Phạm Ngọc Vinh, đại diện Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) cho hay, theo chủ trương của Nhà nước, đến năm 2025, 55% dân số Việt Nam sẽ tham gia thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến; 40% doanh nghiệp sẽ hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động; 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 70% các giao dịch trên các website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; 70% dịch vụ điện, nước, viễn thông - truyền thông sẽ được triển khai bằng hợp đồng điện tử và trong tổng mức bán lẻ hàng hóa/doanh thu dịch vụ tiêu dùng sẽ có 10% là doanh số đóng góp từ thương mại điện tử...Chính phủ đã xây dựng và đang triển khai đề án Chuyển đối số quốc gia với mục tiêu tới năm 2025, theo đó sẽ có 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chuyển sang nền tảng kỹ thuật số và có ít nhất 80 nghìn doanh nghiệp công nghệ số phát triển ở giai đoạn này.
Với xu thế chiếm lĩnh của công nghệ trong kỷ nguyên số hóa và làm biến đổi các kết cấu hạ tầng xã hội và nền kinh tế toàn cầu, tác động toàn diện tới mọi mặt của đời sống xã hội, ông Vinh khẳng định, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước cần làm chủ nhiều kênh tương tác khác nhau và lựa chọn các đối tượng phục vụ cho riêng mình, bởi thương mại điện tử và Internet sẽ làm thay đổi toàn diện các phương thức hoạt động kinh doanh, kéo theo cả sự thay đổi về các phương thức quản lý của Nhà nước. Nhận diện những rủi ro về vấn đề pháp lý trong giao dịch thương mại điện tử, ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, đó là sự thiếu nhất quán trong quy định đối với thông điệp dữ liệu định dạng; Thiếu quy định về xác thực danh tính điện tử; hay sự chưa rõ ràng về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ và tính pháp lý; thiếu quy định về giao kết và hợp đồng điện tử…Ông Đạt cho rằng, cần phân định rõ ràng khả năng kiểm định độc lập với hệ thống khởi tạo giao dịch điện tử về khía cạnh pháp lý và cần phân định điều kiện để đảm bảo an toàn cho chữ ký số ở mức độ cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp theo trách nhiệm pháp lý của từng đối tượng.
Trong mối quan hệ giao dịch giữa nhà cung cấp, người tiêu dùng và sàn thương mại điện tử cũng thường phát sinh các rủi ro về thông tin, về chất lượng hàng hóa, về thanh toán hay quảng cáo khuyến mại.Ngoài ra, là rủi ro từ việc không kiểm soát được số lượng, chất lượng hàng hóa khi sàn thương mại điện tử cung cấp tới người tiêu dùng hay khả năng liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa sai sót, lỗi trong quá trình giao dịch giữa sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng.
Đề cập tới các phương thức xử lý khi gặp rủi ro trong thương mại điện tử, ông Đạt khuyến nghị, nên có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian để hỗ trợ các bên liên quan tìm phương án giải quyết.Như vậy sẽ đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả; sự bảo mật về thông tin của doanh nghiệp và tính linh hoạt đối với các tranh chấp về thương mại điện tử. Với sự hỗ trợ của hòa giải thương mại, tỷ lệ tự nguyện thi hành kết quả hòa giải thành thường đạt mức gần 90%.
Từ thực tiễn doanh nghiệp, đại diện nền tảng thương mại điện tử Sendo cho hay, với sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương, Sendo đã hợp tác chuyển đổi số để xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhiều địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam.Theo đó, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí phân phối so với kênh truyền thống trên toàn quốc; hỗ trợ truyền thông thương hiệu; hỗ trợ vận hành thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ AI để tối ưu doanh số cho doanh nghiệp.
Tổng kết năm 2020, Sendo đã giới thiệu bán đối với hơn 10 triệu sản phẩm với 3 tỷ lượt truy cập, 150 triệu người dùng và 55 triệu đơn hàng.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp từ những sự cố phát sinh, Sendo đã tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết khiếu nại với nhiều trường hợp liên quan tới xử lý đơn hàng, vận chuyển, thanh toán tiền hàng hay những vấn đề khác phát sinh giữa người bán, người mua, đối tác vận chuyển và kể cả Sendo.Trong vòng 24 giờ kể từ khi phát sinh yêu cầu xử lý khiếu nại, Sendo sẽ tiến hành phán quyết khiếu nại lỗi do người bán và thực hiện hoàn tiền cho người Mua.
Việc Người Bán không đảm bảo năng lực kinh doanh ( không thể hoàn tất đơn hàng, đơn hàng bị khiếu nại... xuất phát từ lỗi của Người Bán làm mất uy tín và giảm chất lượng lượng phục vụ của Sendo), Sendo có quyền buộc tạm ngừng hoặc hủy tài khoản bán nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của sàn.
Người Bán vi phạm quy định đăng bán các sản phẩm thuộc danh mục cấm bán hoặc cấm vận chuyển sẽ bị chế tài, xóa sản phẩm, hạ shop hoặc hủy shop vĩnh viễn tùy theo mức độ vi phạm..../.
- Từ khóa :
- thương mại điện tử
- mua sắm trực tuyến
- công nghệ
- sendo
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thương mại điện tử đang có đà phát triển nhanh và lan tỏa
10:39' - 09/04/2021
Theo Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, lĩnh vực thương mại điện tử đang có đà phát triển nhanh và lan tỏa trong mạng lưới phân phối hàng hóa, bán lẻ.
-
Thị trường
Sàn thương mại điện tử Fado.vn ngừng kinh doanh H&M vô thời hạn
13:22' - 07/04/2021
Ngày 7/4, sàn thương mại điện tử Fado.vn đã chính thức thông báo ngừng kinh doanh vô thời hạn các sản phẩm thương hiệu H&M.
-
Hàng hoá
Đề xuất có chế tài hợp lý với buôn lậu trong thương mại điện tử
14:44' - 02/04/2021
Các sở, ngành có liên quan đề xuất có chế tài hợp lý đối với hình thức buôn lậu trong thương mại điện tử.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hàn Quốc tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia “Dự án tự thân” ở Việt Nam
13:38'
Ngày 17/4, Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp khu vực Busan của Hàn Quốc cho biết đã chính thức tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia chương trình “Dự án tự thân” tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử của Italy tăng mạnh nhờ ứng dụng AI
15:19' - 16/04/2025
Doanh số bán hàng trực tuyến năm 2024 tại Italy đạt tổng cộng 85,4 tỷ euro (97,2 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2023 nhờ việc triển khai AI.
-
DN cần biết
Gần 400 đơn vị tham gia Triển lãm quốc tế lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
14:45' - 16/04/2025
Sáng 16/4, Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 với chủ đề "Sản phẩm tự nhiên – xanh – bền vững" đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo
13:51' - 16/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch - thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.
-
DN cần biết
Bình Dương khai mạc Triển lãm quốc tế ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
18:58' - 15/04/2025
Bình Dương hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp và đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia đón đầu xu thế giảm phát thải
09:47' - 15/04/2025
Trước xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia khẳng định vai trò tiên phong bằng hành động cụ thể hướng tới kỷ nguyên xanh.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh
16:45' - 14/04/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024.
-
DN cần biết
Tăng giám sát chất lượng, ngăn ngừa đưa sản phẩm lỗi tới người tiêu dùng
15:00' - 14/04/2025
Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa được TP. Hồ Chí Minh phát động từ tháng 3/2024 đến nay đã từng bước được lan tỏa mạnh mẽ trên thị trường, nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế thể thao và giải trí Việt Nam 2025
13:11' - 14/04/2025
Triển lãm quốc tế thể thao và giải trí Việt Nam 2025 (Vietnam Sport Show 2025) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 14- 16/ 8 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.