Tiền đề để Trung Quốc thúc đẩy kinh tế nội tuần hoàn
Năm 2020, Tuần lễ Vàng mừng Ngày Quốc khánh của Trung Quốc Đại lục trùng với Tết Trung thu và kéo dài trong 8 ngày. Nhiều người dân đại lục ở nhà lâu ngày đã tranh thủ thời điểm dịch bệnh được kiểm soát tốt để đưa người thân trong gia đình đi du lịch.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 ở nước ngoài vẫn diễn biến phức tạp, địa điểm du lịch của người dân Trung Quốc chủ yếu là ở trong nước. Trong đó, có nhiều thông tin báo chí dự báo rằng đã có thể đã có tới 600 triệu lượt người đi du lịch trong dịp này.
600 triệu người là tổng dân số của Mỹ và Tây Âu cộng lại. Điều này khiến các chuyên gia tin rằng khái niệm kinh tế nội tuần hoàn (lưu thông trong nội bộ) của Trung Quốc đại lục đã phát huy vai trò to lớn.Cũng có những điều kiện tương tự, Ấn Độ có dân số 1,3 tỷ người, nhưng dịch bệnh tiếp tục xấu đi và nước này đến nay vẫn chưa thể phát huy sức mạnh của nền kinh tế nội tuần hoàn.
Theo báo Văn Hối của Hong Kong (Trung Quốc), để triển khai thực hiện nền kinh tế nội tuần hoàn, cần có hai yếu tố lớn cần thiết. Một là, phải có một lượng dân cư đủ lớn và phải là một tầng lớp trung lưu có đủ khả năng trong vấn đề chi tiêu.Ấn Độ có dân số đông nhưng không có đủ tầng lớp trung lưu có năng lực tiêu dùng; tầng lớp trung lưu ở các nước tiên tiến châu Âu chiếm tỷ lệ cao nhưng dân số không đủ lớn. Do vậy, chỉ có hai nước trên thế giới đáp ứng được điều kiện này là Trung Quốc và Mỹ.
Yếu tố thứ hai là một chuỗi cung ứng hoàn thiện. Chuỗi cung ứng của Trung Quốc vượt trội hơn so với Mỹ. Ngày nay, các công ty toàn cầu đều đang có xu hướng toàn cầu hóa, việc sản xuất các linh kiện của sản phẩm được rải ra khắp nơi trên thế giới.Ngoại trừ năng lực sản xuất một số linh kiện công nghệ cao như chip tương đối yếu thì tại Trung Quốc, các hoạt động sản xuất các sản phẩm liên quan đến ăn-ở-mặc và đi lại vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Việc Trung Quốc thu mua lượng lớn nông sản từ Mỹ là một phần trong những chiến lược đàm phán mà Bắc Kinh đã thông qua để ngăn chặn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.Đồng thời, nhập khẩu nhiều hơn cũng có thể giúp cải thiện chế độ ăn uống của người dân Trung Quốc. Thời gian gần đây, chính quyền trung ương và địa phương đã bắt đầu triển khai phong trào “Không lãng phí thực phẩm”.
Việc hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất sẽ giúp Trung Quốc đứng vững trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thặng dư thương mại của nước này với Mỹ chưa thể giảm do cuộc chiến thương mại.
Thậm chí, việc Mỹ áp thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc đã làm tăng giá thành của các nhà sản xuất Mỹ, do các linh kiện từ Trung Quốc tăng giá.Tổng thống Mỹ Donald Trump hiểu rằng cuộc chiến thương mại trong hơn hai năm qua không liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng của người Mỹ đến từ Trung Quốc, và đã không áp đặt thuế quan lên những sản phẩm này, nếu không, nạn nhân cuối cùng sẽ là những người dân Mỹ.
Đương nhiên, nước Mỹ cũng có thể thúc đẩy 600 triệu người đi du lịch, song điều kiện quan trọng nhất là dịch bệnh được kiểm soát. Còn hơn hai tháng nữa, Mỹ và các nước châu Âu cũng sẽ đến kỳ nghỉ lễ dài ngày đón Giáng Sinh và Năm Mới, nhưng với tình hình dịch bệnh như hiện nay, tình hình là không mấy lạc quan.Vì vậy, Trung Quốc muốn thúc đẩy nội tuần hoàn thì điều kiện tiên quyết quan trọng nhất là dịch bệnh phải tiếp tục được kiểm soát. Chỉ khi dịch bệnh được kiểm soát thì sản xuất mới có thể tiếp tục, chi phí tiêu dùng mới có thể tăng, việc nghiên cứu phát triển mới có thể tiến xa hơn.Cùng với mùa Thu đã đến và mùa Đông sắp tới, nhiều chuyên gia về virus cho rằng khi nhiệt độ xuống thấp, khả năng lây truyền của virus SARS-CoV-2 sẽ tăng lên. Do đó, không thể không phòng ngừa, ngăn chặn.
Trong bối cảnh đó, báo “Văn Hối” nhận định Hong Kong và Macau đều là những nơi nhỏ bé, dân số không đủ lớn. Vì vậy, một trong những điều kiện để phục hồi kinh tế chính là nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế tuần hoàn của đại lục càng sớm càng tốt./.- Từ khóa :
- trung quốc
- covid-19
- cuộc chiến thương mại mỹ trung
- mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tại sao Trung Quốc không có ý định tạo ra một thị trường chứng khoán như Wall Street?
05:30' - 09/10/2020
Trung Quốc đang tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường chứng khoán dễ dàng hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore – bệ phóng cho doanh nghiệp Trung Quốc ở Đông Nam Á
05:30' - 08/10/2020
Ngoài Tencent, ByteDance - công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video TikTok đang có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD và tạo ra hàng trăm việc làm ở Singapore trong 3 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc: Nợ nước ngoài quá hạn tăng đều
07:02' - 07/10/2020
Nợ nước ngoài quá hạn của Trung Quốc đứng ở mức 2.130 tỷ USD tính đến cuối nửa đầu năm 2020, tăng 75,1 tỷ USD so với cuối năm 2019, tăng 3,7%.
-
Kinh tế Thế giới
Australia đã sẵn sàng hợp tác với nền kinh tế "tuần hoàn kép" của Trung Quốc?
06:00' - 05/10/2020
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, do đó các số liệu và chính sách kinh tế quốc gia của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang nhận được rất nhiều quan tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07'
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30'
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Đồng thuận đổi mới vì phát triển đất nước
20:51' - 27/06/2025
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV để lại ấn tượng sâu sắc với hàng loạt quyết sách lịch sử, thể hiện tinh thần đồng thuận chính trị và hành động quyết liệt vì sự phát triển bền vững của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Reuters: Ngành sản xuất của Trung Quốc có nguy cơ sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp
15:26' - 27/06/2025
Theo một khảo sát của hãng tin Reuters công bố ngày 27/6, hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc có khả năng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp tính đến tháng 6/2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga: EAEU là một trong những trung tâm phát triển toàn cầu
14:35' - 27/06/2025
Ngày 26/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) đã trở thành một trong những trung tâm chủ chốt của sự phát triển toàn cầu.