Tìm kiếm giải pháp quản lý chuỗi cung ứng thời kỳ hậu COVID-19
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tạo ra một "cú sốc" lớn chưa từng có, tác động trực tiếp tới sức khỏe và nền kinh tế thế giới, "bẻ gãy" hàng loạt các mạng lưới kinh doanh và làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Là một quốc gia đi đầu trong việc kiểm soát thành công dịch bệnh, song Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng từ các tác động của COVID-19. Các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng quốc tế, đang phải tìm kiếm các giải pháp để có thể thích ứng với sự thay đổi của thế giới. Vậy điều gì sẽ diễn ra tiếp theo trong thời kỳ hậu COVID-19? Làm cách nào nắm bắt các cơ hội của một thế giới mới đang dần định hình lại sau đại dịch và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt nhất những cơ hội đó? Để giải đáp những câu hỏi này, ngày 10/7, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo của Việt Nam tại ba đầu cầu Australia, Nhật Bản và Đức đã đồng tổ chức buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề Quản lý chuỗi cung ứng thời kỳ hậu COVID-19. Tham gia buổi hội thảo trong vai trò là một trong bốn diễn giả chính, Tiến sỹ Jason Nguyễn, Giảng viên trường Đại học VinUniversity, cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã rất tích cực gia nhập vào một loạt các hiệp định thương mại đa biên. Điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những "điểm đến" được nhiều nhà đầu tư nước ngoài ưa thích, mang tới các cơ hội phát triển mới cho sản xuất, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mở rộng khả năng tiêu thụ hàng hóa tới các thị trường đối tác rộng lớn hơn.Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm thách thức. Theo Tiến sỹ Jason, bên cạnh các ưu đãi hấp dẫn mà những hiệp định thương mại thế hệ mới mang lại, cũng có rất nhiều điều kiện khắt khe đi kèm. Để có thể tận dụng được tối đa ưu thế từ các hiệp định, không chỉ trong giai đoạn hậu COVID-19 mà còn hướng tới một tương lai xa hơn nữa cho Việt Nam, các doanh nghiệp buộc phải giải được các "bài toán" vướng mắc, trong đó phần lớn nằm ở chuỗi cung ứng hàng hóa.
Trong phần trình bày của mình, Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong-Trung Quốc thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ rằng đại dịch COVID-19 đã làm các quốc gia nhận thức sâu sắc thêm tác động tiêu cực của sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.Dịch COVID-19 đã gây gián đoạn phần lớn chuỗi cung ứng của thế giới. Ít nhất 51.000 công ty (163 trong số đó nằm trong danh sách Fortune 1000) có một hoặc nhiều nhà cung cấp trực tiếp hoặc nhà cung ứng cấp 1 nằm trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 ở Trung Quốc. Ít nhất 5.000.000 công ty (938 trong đó nằm trong danh sách Fortune 1000) có một hoặc nhiều nhà cung ứng cấp 2 trong khu vực bị ảnh hưởng.
Bằng cách phân tích những lợi thế của Trung Quốc trong việc chiếm lĩnh chuỗi cung ứng toàn cầu, Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành chỉ ra rằng việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng không phải là việc diễn ra một sớm một chiều, nhưng chắc chắn quá trình đó đã diễn ra và sẽ được đẩy nhanh sau Covid-19.
Trên thực tế chuỗi cung ứng toàn cầu đã trải qua quá trình tái cấu trúc lại cách tổ chức bởi bốn tác nhân (i) những thay đổi về công nghệ, (ii) những căng thẳng về chính trị quốc tế, (iii) thay đổi lớn của xu hướng thương mại và (iv) những tác động của biến đổi khí hậu... Các nước có nền kinh tế thâm dụng lao động vẫn có thể tận dụng cơ hội để tham gia vào quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng bằng cách tận dụng lợi thế mà kinh tế nền tảng, kinh tế kĩ thuật số đem lại trong việc gắn kết các nguồn lực “vật lý” theo một cách thức tổ chức sản xuất mới.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành cũng nhấn mạnh quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng đã diễn ra ở cấp độ thể chế giữa các quốc gia thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chứ không chỉ diễn ra ở tầng nấc các doanh nghiệp. Bản chất của các FTA là thiết kế lợi ích cho các quốc gia thành viên dựa trên quy định chặt chẽ về xuất xứ nguồn cung đầu vào. Việt Nam có chính sách ngoại thương năng động.
Việt Nam đã “có” 16 FTA cả song phương và đa phương. Không có một quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á có được vị thế kinh tế nhiều thuận lợi như Việt Nam. Điều quan trọng là cần tận dụng tốt nhất những cơ hội đó, kết hợp với nâng cao chất lượng thể chế, chuẩn bị nguồn nhân lực và tạo điều kiện để kinh tế kĩ thuật số, kinh tế nền tảng phát triển nhằm có một vị trí tốt hơn trong chuỗi cung ứng mới đang định hình.
Đồng quan điểm với Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, ông Nguyễn Quang Khang, CEO Công ty CP Takahana Việt Nhật và bà Phạm Thị Nguyệt, Trưởng Đại diện của Vietnam Airlines tại Đức, nhấn mạnh rằng nắm bắt xu thế là điều tiên quyết mà doanh nghiệp nên chú trọng. Bà Phạm Thị Nguyệt cho rằng trong giai đoạn hiện nay quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phải thích ứng với những khó khăn, chủ động tìm hiểu tình hình và đưa ra những giải pháp đột phá. Bốn bài thuyết trình của hội thảo đã nhận được sự quan tâm của rất đông thính giả trong và ngoài nước. Nhiều câu hỏi được thính giả nêu ra cho các diễn giả để bàn luận, giải đáp, với sự tham gia của các đại diện đến từ Bộ Kế hoạch Đầu tư, Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt, đại diện của ba Mạng lưới sáng tạo Việt Nam tại Australia, Nhật Bản và Đức. Mạng lưới sáng tạo Việt Nam, do Bộ Kế hoạch Đầu tư khởi xướng và điều hành, là "đầu mối" quy tụ một hệ thống các chuyên gia, doanh nghiệp và giới khởi nghiệp Việt Nam tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm góp phần kết nối chia sẻ và hợp tác trên nền tảng kinh nghiệm, kỹ năng về khoa học công nghệ trong thời đại của nền Cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó cùng nhau giải quyết các vấn đề cốt lõi của Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam - Pháp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
18:13' - 08/07/2020
Việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sắp có hiệu lực, quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Pháp sẽ bước sang trang mới đầy hứa hẹn để vượt qua khó khăn hiện nay.
-
DN cần biết
Dịch COVID-19: Canada kêu gọi doanh nghiệp hướng vào chuỗi cung ứng nội địa
13:30' - 29/06/2020
Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland cho rằng các doanh nghiệp nước này cần chuyển chuỗi cung ứng chủ chốt từ nước ngoài về Canada trong bối cảnh dịch COVID-19.
-
DN cần biết
Washington có thể tài trợ hàng chục tỷ USD để đưa chuỗi cung ứng quay lại Mỹ
14:40' - 24/06/2020
Vốn đầu tư của Chính phủ Mỹ cho các dự án nhằm đưa các chuỗi cung ứng quan trọng quay trở lại nước Mỹ, trong nỗ lực ứng phó với dịch COVID-19, có thể lên đến hàng chục tỷ USD.
-
DN cần biết
Việt Nam muốn hợp tác phát triển chuỗi cung ứng, công nghiệp phụ trợ
21:32' - 23/06/2020
Chiều 23/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tiếp ông Nate Easter, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Techonic Industries (TTI).
-
Thị trường
Anh nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng với "Dự án tự vệ"
06:00' - 21/06/2020
Kế hoạch đại cải tổ sẽ thực hiện "Dự án tự vệ" nhằm giúp Anh giữ nguyên quyền tiếp cận hàng hóa quan trọng trong khi đa dạng hóa quan hệ thương mại của đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18'
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06'
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11'
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43'
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41'
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06'
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36'
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59'
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Giá cà phê thế giới thiết lập mức kỷ lục mới
08:47'
Giá hai mặt hàng cà phê cùng tăng phiên thứ 4 liên tiếp và xác lập mức kỷ lục mới. Giá cà phê Arabica tăng 4,6%, mức kỷ lục mới trong 47 năm và giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng kỷ lục với 6,92%.