Tổng giá trị các khoản nợ toàn cầu tăng 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm
Theo báo cáo, tổng giá trị các khoản nợ toàn cầu tính bằng đồng USD đã tăng 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023 và 100.000 tỷ USD trong suốt thập kỷ qua.
Mức tăng mới nhất trên đã đẩy tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng quý thứ hai liên tiếp và lên mức 336%. Báo cáo nhận định tăng trưởng kinh tế giảm tốc, cùng với việc giá cả tăng chậm lại đã khiến GDP danh nghĩa tiến chậm hơn mức nợ. Đó là nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ trên GDP tăng.
Báo cáo nêu rõ hơn 80% trong mức tăng mới nhất đến từ các nước phát triển, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Anh và Pháp đóng góp mức tăng lớn nhất. Về phần các thị trường mới nổi, những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil (Bra-xin) lại là những cái tên hàng đầu góp phần vào mức nợ trên.
Ông Emre Tiftik, Giám đốc nghiên cứu về tính bền vững tài chính tại IIF, cho biết tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu thực sự đã trở lại quỹ đạo đi lên sau bảy quý giảm liên tiếp. Điều này chủ yếu phản ánh tác động từ việc áp lực lạm phát đã giảm bớt.
Trong khi đó, ông Todd Martinez, một quản lý cấp cao tại Fitch Ratings - đơn vị tài trợ cho báo cáo của IIF - nêu rõ lần đầu tiên sau một thời gian dài, các thị trường mới nổi có xu hướng hoạt động tốt hơn so với các thị trường phát triển.
Ông chỉ ra các thị trường phát triển mất nhiều thời gian hơn để phục hồi vị thế tài chính sau đại dịch so với các thị trường mới nổi. Nhiều thị trường sau đó còn bị ảnh hưởng bởi cú sốc năng lượng từ xung đột tại Ukraine.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP ở các thị trường mới nổi vẫn cao hơn mức trước đại dịch COVID-19, phần lớn do Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, tỷ lệ tương tự ở các thị trường phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ trong nửa đầu năm nay.
Trong những tháng gần đây, giới chuyên gia và nhà hoạch định chính sách đã cảnh báo về tình trạng nợ gia tăng. Xu hướng đó có thể buộc các quốc gia, doanh nghiệp và hộ gia đình phải “thắt lưng buộc bụng”, kiềm chế chi tiêu và đầu tư, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Theo ông Tiftik, tin tốt là gánh nặng nợ tiêu dùng dường như vẫn trong tầm kiểm soát. Nếu áp lực lạm phát vẫn kéo dài, tình hình bảng cân đối kế toán của các hộ gia đình, đặc biệt là ở Mỹ, sẽ tạo ra một bước đệm đối phó với tác động từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất.
Hiện các thị trường không đặt cược vào khả năng Fed tăng lãi suất trong tương lai gần. Nhưng mức lãi suất mục tiêu trong khoảng 5,25%-5,5% dự kiến sẽ được duy trì cho đến ít nhất là tháng 5/2024./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Gánh nặng nợ toàn cầu vẫn ở mức cao
08:32' - 17/09/2023
Theo Eurasia Review, mặc dù nợ toàn cầu ghi nhận mức giảm đáng kể khác vào năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao, trong đó tính bền vững của nợ vẫn là mối lo ngại lớn.
-
Tài chính
Ai Cập kêu gọi giải quyết gánh nặng nợ ngày càng tăng của các nước đang phát triển
10:43' - 11/09/2023
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết gánh nặng nợ ngày càng gia tăng của các quốc gia đang phát triển.
-
Ngân hàng
Chuyển nợ sang ngân hàng khác không đồng nghĩa với kéo dài thời hạn cho vay
07:24' - 08/09/2023
Đây là một trong những lưu ý đối với khách hàng cá nhân khi thực hiện vay ngân hàng này để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ xóa nợ 4,8 tỷ USD cho sinh viên
14:59' - 07/12/2023
Mỹ xóa nợ 4,8 tỷ USD cho sinh viên
-
Tài chính & Ngân hàng
Bảo hiểm Agribank ký kết Hợp đồng tổng đại lý bảo hiểm
22:24' - 06/12/2023
Hợp đồng đại lý bảo hiểm được ký kết với Agribank là nền tảng, điểm tựa vững chắc để Bảo hiểm Agribank triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm và xác lập vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng có thể phải chịu các quy định mới liên quan đến khí hậu
08:36' - 06/12/2023
Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng cho biết sẽ “xây dựng một tiêu chuẩn báo cáo chung cho các nguy cơ tài chính liên quan đến khí hậu tại các ngân hàng hoạt động ở quy mô quốc tế”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thẻ thanh toán MIR của Nga được chấp thuận tại Cuba
08:02' - 06/12/2023
Hệ thống thanh toán thẻ quốc gia của Nga (NSPK) ngày 5/12 tuyên bố thẻ thanh toán MIR của Nga đã được chấp thuận tại Cuba và có thể sử dụng tương tự như thẻ Visa hay Mastercard.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát chậm lại gây áp lực lên các ngân hàng trung ương
12:53' - 05/12/2023
Một số quan chức cảnh báo rằng nếu chờ đợi quá lâu để cắt giảm chi phí đi vay, các ngân hàng trung ương có thể gây tổn hại cho các nền kinh tế đang suy yếu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khách hàng của BIDV, Sacombank, TPBank đã có thể thanh toán bằng mã QR tại Campuchia
19:38' - 04/12/2023
Du khách Việt Nam khi sang Campuchia đã có thể sử dụng app ngân hàng gồm BIDV, Sacombank và TPBank để thanh toán quét mã QR tại khoảng 1,8 triệu điểm chấp nhận thanh toán của Campuchia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Việt Nam và Campuchia ra mắt hệ thống thanh toán song phương bằng mã QR
17:32' - 04/12/2023
Hệ thống thanh toán mới bằng mã QR cho phép người dân hai nước thanh toán xuyên biên giới an toàn, bảo mật, thuận tiện với giá cả phải chăng, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ của mỗi nước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc có thể chọn giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay vì lãi suất
13:50' - 04/12/2023
Trung Quốc có thể sẽ thực hiện chính sách tài khóa chủ động vào năm tới, vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn cần đạt được mức tăng trưởng ổn định.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB: Còn quá sớm để tuyên bố "chiến thắng lạm phát"
12:23' - 04/12/2023
Lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới nhưng với tốc độ chậm hơn.